214-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu 18-9-2020
TRỌNGPHÚ
S
áng17-9,ỦybanThường
vụQuốc hội (UBTVQH)
đã xem xét các báo cáo
của Chính phủ và các cơ quan
liên quan về việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
trong nhiệm kỳ qua.
Chậm ban hành văn
bản dưới luật, tạo
khoảng trống lớn
Tại phiên họp, Tổng thư ký
QH Nguyễn Hạnh Phúc cho
biết: Qua giám sát cho thấy
vẫn còn nhiều nội dung quy
định chi tiết chưa ban hành
hoặc ban hành chậm đã tạo
ra khoảng trống pháp lý, gây
khó khăn, lúng túng trong việc
thực thi pháp luật, phối hợp
giữa các cơ quan.
Ông Phúc dẫn chứng, Luật
Thi hành án hình sự đến nay
vẫn còn 21 điều, khoản chưa
có văn bản quy định chi tiết và
văn bản quy định về việc phối
hợp giữa các cơ quan trong
thực hiện trình tự, thủ tục.
Nhiều luật có các quy định
nhưng văn bản quy định chi
tiết thì lại ban hành chậmhoặc
có hiệu lực thi hành chậm so
với thời điểmthi hành của luật.
Cụ thể, như Luật Thi hành án
hình sự năm 2019 có 15/15
văn bản, Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa có 15/15
văn bản, Luật Quản lý ngoại
thương có 7/7 văn bản, Luật
Quốc phòng có 6/6 văn bản,
Luật Tố cáo có 5/5 văn bản...
Ông cũng nêu nhiều văn bản
dưới luật còn có tình trạng trái
với luật của QH. Cụ thể, có
tới bảy nghị định, ba thông tư
quy định không đúng nội dung
của luật giao hoặc chưa thống
nhất với hệ thống pháp luật.
Tổng thư ký QH cũng
kiến nghị Chính phủ cần
tăng cường rà soát, kịp thời
phát hiện các văn bản có nội
dung mâu thuẫn, chồng chéo;
đẩy mạnh công tác kiểm tra,
xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan có thẩm
Chính phủ và các cơ quan
hướng dẫn nhưng lại không
làm. Thứ ba là tình trạng trái
luật, quy định của luật như
vậy nhưng hướng dẫn, quy
định lại không đúng” - ông
Hiển nói và nhấn mạnh trong
đó hai căn bệnh “chậm và
thiếu” đang thực sự là vấn đề.
Ông Hiển cho rằng có
nhiều nguyên nhân dẫn
đến các căn bệnh trên, do
đó cần phải chuyên tâm
hơn nữa với công tác xây
dựng luật, pháp lệnh ở mọi
góc độ. “Nhiều cái luật quy
định rất rõ rồi, các cơ quan
liên quan lại không xem xét
kỹ lưỡng, lại đi hỏi, nhiều
cái hỏi không đúng thẩm
quyền của UBTVQH mà là
thẩm quyền của Chính phủ.
UBTVQH lại phải họp giải
quyết, rất mất thời gian” -
ông Hiển nói.
Phát biểu kết luận, Phó
Chủ tịch QH Uông Chu
Lưu khẳng định: Cần khắc
phục những bất cập trong
việc ban hành các văn bản
chi tiết hướng dẫn thi hành
luật, pháp lệnh, nghị quyết
của QH; tăng cường kỷ luật
kỷ cương, trách nhiệm của
các thành viên Chính phủ
trong công tác xây dựng và
thi hành pháp luật. Ngoài
ra, cần phải đảm bảo tính
đồng bộ, thống nhất trong
hệ thống pháp luật. Qua rà
soát, các cơ quan đã phát
hiện và kiến nghị đối với
nhiều nội dung được đánh
giá là có mâu thuẫn, chồng
chéo. “Ngoài ra có những
quy định không còn khả thi,
không còn phù hợp với thực
tiễn. Đây là những vấn đề
cần được rà soát, đánh giá
một cách thận trọng và có
sự phân loại theo danh mục
nên các bộ, ngành cần có sự
thống nhất” - Phó Chủ tịch
QH Uông Chu Lưu nói.•
Tổng thư kýQuốc hội NguyễnHạnh Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Chậmban hành văn bản dưới luật:
Đã thành bệnh
Nhiều ý kiến tại Ủy banThường vụQuốc hội cho rằng “chậm, thiếu và chồng chéo” đã thành căn bệnh
khó chữa trong quá trình ban hành các văn bản quy phạmpháp luật, văn bản dưới luật…
Đáng lưu ý, có tới tám nghị
định có một số nội dung tiếp
tục ủy quyền cho bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ
quy định chi tiết, điều này
là chưa phù hợp quy định
của pháp luật. Đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn
đến việc cơ quan được ủy
quyền ban hành văn bản quy
định nội dung không đúng
thẩm quyền.
Từ đó, ông Phúc kiến nghị
QH cần hạn chế giao quá
nhiều quy định chi tiết luật,
pháp lệnh cho các bộ, cơ quan
ngang bộ. Bên cạnh đó, cần
chỉ đạo xử lý dứt điểm tình
trạng “ủy quyền tiếp” với
các văn bản quy định chi tiết.
quyền xử lý các văn bản có
sai phạm về thẩm quyền ban
hành, hình thức, trình tự thủ
tục ban hành hoặc văn bản có
nội dung chưa bảo đảm tính
thống nhất, tính đồng bộ của
hệ thống pháp luật.
Chậm, thiếu và
chồng chéo đang
là… bệnh
Đánh giá cao kết quả xây
dựng, ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật của các
cơ quan trong nhiệm kỳ,
tuy nhiên Phó Chủ tịch QH
Phùng Quốc Hiển cho rằng
căn bệnh kinh niên “chậm,
thiếu, chồng chéo” cần phải
giải quyết triệt để.
“Theo thống kê của Tổng
thư ký QH thì có văn bản
ban hành chậm tới 21 tháng,
thậm chí có trường hợp
chậm tới bốn năm. Thứ hai
là tình trạng thiếu, trong đó
có nhiều nội dung QH giao
Phó Chủ tịch QH
Phùng Quốc Hiển
cho rằng căn bệnh
kinh niên “chậm,
thiếu, chồng chéo”
cần phải giải quyết
triệt để.
Xem xét khen thưởng
không phải là xử lý
trách nhiệm
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Vũ Hồng Thanh cho rằng cần
phải xử lý trách nhiệm để xảy
ra tình trạngban hành văn bản
quyphạmphápluậtchậm,thiếu,
chồng chéo. “Không xem xét
khen thưởng đâu phải là xử lý
trách nhiệm. Nếu như vậy thì
tới đây tình trạng ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
chậm trễ, chồng chéo có khắc
phụcđượckhông?”-ôngThanh
đặt câu hỏi.
Tiêu điểm
Cần xóa nếp nghĩ “luật này là của bộ tôi”
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình nêu quan điểm:
Nguyên nhân của việc chậm trễ ban hành văn bản dưới luật
là do sự giao thoa, chồng chéo giữa luật này với luật khác
nên cần có sự giải quyết kỹ lưỡng. Việc triển khai một vấn
đề đưa ra trong luật thì cần phải thay đổi tư duy cũng như
đổi mới về phương pháp thực hiện.
Ông cũng nêu có tình trạngmỗi bộ giữ khư khư“luật này
của bộ tôi”, chứ không đặt trong tổng thể quản lý chung
của Nhà nước. Do đó cần chủ động giải quyết vấn đề này.
“Hiện có một số vấn đề bị kẹt, chúng ta phải ngồi lại làm
ngay, nếu không sẽ chậm, sẽ dẫn tới toàn bộ hệ thống bị
chậm”- ông Bình nói. Cạnh đó, theo ông Bình, các cơ quan
cần xây dựng trình tự xây dựng luật để hoàn thiện hệ thống
pháp luật. Vì hiện nay chiến lược về công tác tư pháp, làm
luật chưa rõ ràng.
Sẽ bãi nhiệmtư cáchĐBQHcủaôngPhạmPhúQuốc
Chiều 17-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho
ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 10, QH
khóa XIV. Theo đó, kỳ họp lần này được bố trí thành
hai đợt. Dự kiến tổng thời gian làm việc của QH là
19,5 ngày.
Đợt 1 từ ngày 20 đến 28-10, QH sẽ thảo luận về các
dự án luật, dự thảo nghị quyết trình QH xem xét, thông
qua, các báo cáo về công tác tư pháp; nghe trình bày
các tờ trình, báo cáo; thảo luận hai dự án luật trình cho
ý kiến.
Đợt 2 từ ngày 3 đến 17-11, QH sẽ nghe báo cáo về
hoạt động đối ngoại của QH; thảo luận các báo cáo về
kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, các dự thảo văn
kiện trình Đại hội Đảng XIII, bốn dự án luật trình cho
ý kiến.
Cùng với đó, kỳ họp sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất
vấn; quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu
cử đại biểu (ĐB) QH khóa XV, bầu cử ĐB HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026; thông qua luật, nghị quyết; công tác
nhân sự (nếu có).
Đặc biệt, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết
kỳ họp cũng bổ sung nội dung trình QH bãi nhiệm tư
cách ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn ĐBQH
TP.HCM.
Theo đó, dự kiến vào ngày 12-11, Ủy ban Thường vụ QH
trình QH bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với ông Phạm Phú
Quốc. Nội dung này sẽ được thảo luận ở đoàn trước khi QH
bãi nhiệm tư cách ĐBQH bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Nghị quyết bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với ông
Phạm Phú Quốc sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày
hôm sau.
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Tổng thư ký
QH có đặt vấn đề về chương trình nhân sự tại kỳ họp thứ
Trước đó, hãng tin
Al Jazeera
thông tin ĐB Phạm Phú
Quốc có tên trong danh sách những người nước ngoài có
hộ chiếu Cộng hòa Cyprus.
Ông PhạmPhú Quốc 52 tuổi, quê QuảngTrị, từng giữ các
chứcvụ:PhóviệntrưởngViệnNghiêncứuvàPháttriểnTP.HCM,
tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM
(HFIC), chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bến Thành TNHH MTV.
Tháng 12-2019, ông Quốc được UBNDTP.HCM bổ nhiệm
làmtổnggiámđốcCông tyTNHHMTVPhát triểncôngnghiệp
Tân Thuận (IPC), thay ông Tề Trí Dũng (đã bị bắt trước đó).
Ông Phạm Phú Quốc hiện là ĐBQH đơn vị số 4 (các quận
5, 10 và 11) thuộc Đoàn ĐBQH TP.HCM.
10 tới đây. Ông Dũng đề nghị bổ sung vào chương trình
nội dung miễn nhiệm Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh.
TRỌNG PHÚ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook