242-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư21-10-2020
Việt Nam đón làn sóng đầu tư
mới từ Nhật Bản
PHƯƠNGMINH
C
họn Việt Nam (VN) là quốc
gia đầu tiên đến thăm sau khi
nhậm chức thủ tướng Nhật
Bản, ông Suga Yoshihide khẳng
định tăng cường hợp tác hơn nữa
với VN. Ông cũng nhấn mạnh các
doanh nghiệp (DN) Nhật sẽ gia
tăng đầu tư để đa dạng hóa chuỗi
cung ứng.
Mối quan hệ hợp tác này đang
được kỳ vọng tạo ra một làn sóng
đầu tư mới của các đại gia Nhật vào
VN, nhất là trong bối cảnh Nhật
muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Điểm đầu tư mang lại
nhiều lợi ích
Ngày 18-10, trước một ngày
chuyến viếng thăm chính thức của
thủ tướng Nhật đếnVN, chuỗi dược
mỹ phẩm Matsumoto Kiyoshi lớn
nhất Nhật Bản đã mở cửa hàng đầu
tiên tại trung tâm TP.HCM. Ông
Hiroki Miyaoka, Giám đốc điều
hành Công ty Matsumoto Kiyoshi
VN, cho biết trong năm năm tới sẽ
mở rộng chuỗi cửa hàng tại VN vì
thị trường này đang có mức tăng
trưởng rất cao.
Ông Hirai Shinji, Trưởng đại
diện Tổ chức xúc tiến thương mại
Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM,
cũng đánh giá sự xuất hiện các
tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật
tại VN đã cho thấy VN là “miền
đất hứa để mở rộng đầu tư”. Điều
này cũng nói lên rằng các công ty
Nhật đặt niềm tin vào sự kiểm soát
dịch bệnh COVID-19 và mức tăng
trưởng kinh tế tại VN.
Thực tế, trong nhiều năm qua,
VN đã đón làn sóng đầu tư rất lớn
từ Nhật cả về số lượng lẫn nguồn
vốn đầu tư. Đơn cử năm 2018, Nhật
Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư
vào VN với 8,59 tỉ USD, chiếm
24,2% tổng vốn đầu tư các quốc
gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư vào VN. Năm 2019, Nhật Bản
đứng thứ hai với tổng vốn đăng
ký đạt 59,3 tỉ USD, chiếm 16,7%.
“Nhật là đối tác đầu tư quan trọng
với VN. Các công ty Nhật cũng đã
giúp rất nhiều trong việc nâng cao
trình độ công nghệ và năng lực sản
xuất của VN” - ông Vũ Bá Phú,
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương
mại, Bộ Công Thương, nhận định.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông
Hiroyuki Moribe, Giám đốc điều
hành Viện Nghiên cứu kinh tế VN
(OERI) của Nhật Bản, cho rằngVN
là điểm đến đầu tư mang lại nhiều
lợi ích cho các DNNhật Bản. Trong
quãng thời gian 20 năm, VN đều
đạt được tốc độ tăng trưởng hằng
năm ở mức 5%-6%, cuộc sống của
người dân trở nên khá giả hơn. Giờ
đây, VN không chỉ là cứ điểm sản
xuất mà còn là điểm đến hấp dẫn
của một quốc gia sắp đạt mốc dân
số 100 triệu người.
“Chính vì những lý do đó, tôi cho
rằngxuhướngdịchchuyểnđầu tưvào
VN sẽ thuận lợi hơn trong thời gian
tới, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ
giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng
thẳng khiến hoạt động xuất khẩu từ
Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, có thể thấy VN là một
trong số các nước đã nhanh chóng
kiểm soát được dịch COVID-19, có
thể duy trì mức tăng trưởng dương
trong năm nay và các hoạt động
kinh tế diễn ra sôi động. Điều này
sẽ tạo điều kiện để các công ty của
Nhật Bản, châu Âu… quan tâm và
tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư vào
VN trong thời gian tới đây” - ông
Hiroyuki Moribe nhấn mạnh.
TSAizawaNobuhiro, ĐHKyushu
(Nhật Bản), cũng cho biết dòng vốn
đầu tư từ Nhật đang tăng trưởng rất
nhanh tại VN. Nhật cũng đang tăng
cường xây dựng chuỗi cung ứng tại
đất nước này trong bối cảnh kinh
tế thế giới có nhiều biến động. Sự
có mặt của các công ty Nhật chắc
chắn hỗ trợ rất lớn trong việc tăng
cường đầu tư vào đào tạo nghề
nghiệp và chuyên môn cho các
DN vừa và nhỏ, đặc biệt là trong
các lĩnh vực phi dịch vụ như nông
nghiệp, thủy sản và nhiều ngành
công nghiệp sản xuất.
Đón cơ hội mới
Nhật Bản đang nỗ lực đa dạng
hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm
sự phụ thuộc vào thị trường Trung
Quốc. Cụ thể, chính phủ Nhật Bản
đã tung các gói hỗ trợ DN nước
này chuyển dịch hoạt động sản
xuất đến khu vực Đông Nam Á,
trong đó có VN.
Đáng chú ý, trong 30 DN Nhật
đầu tiên được chọn hỗ trợ có đến
15 công ty đang hoạt động tại VN.
Số công ty này chủ yếu hoạt động
trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị
y tế như găng tay, mặt nạ, áo choàng
y tế, vải y tế, linh kiện động cơ…
Trong bối cảnh này, ông Michael
Kokalari, kinh tế trưởng của Tập
đoàn VinaCapital, nhận định: VN
sẽ tiếp tục đón làn sóng đầu tư nước
ngoài mới, bao gồm cả Nhật trong
tương lai và sẽ nhìn thấy nhiều tập
đoàn có tên tuổi, lớn hơn nữa đổ bộ
vào VN. Các tập đoàn đa quốc gia
có xu hướng tính toán các yếu tố
để quyết định đầu tư. Đó là sự ổn
định chính trị, cơ sở hạ tầng, khu
vực địa lý; sự sẵn có của nhân lực
có kỹ năng làm việc trong nhà máy
và quản lý dây chuyền, chi phí lao
động hợp lý; độ tin cậy của nguồn
cung cấp điện và hệ thống logistics.
“VN đã vượt qua nhiều tiêu chí
trên. Đây là lý do tại sao VN sẽ
xuất hiện trên danh sách của nhiều
tập đoàn đa quốc gia khi xem xét
đặt nhà máy mới” - ông Michael
Kokalari nhấn mạnh.
TSCấnVăn Lực, chuyên gia kinh
tế, nhìn nhận VN đang được đánh
Công ty Việt phải chủ động xông vào
Nhiều chuyên gia thống nhất cho rằng để đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia
vào chuỗi cung ứng cho làn sóng đầu tư của các đại gia Nhật thì DNViệt
phải nâng cao tâm thế và tư thế. Đặc biệt, muốn nâng tầm của mình lên
để bắt tay sòng phẳng với các nhà đầu tư nước ngoài phải nâng trình
độ của mình lên.
Để làm được điều này, phải liên kết các DN trong nước, nhất là trong
bối cảnh hiện nay việc này chưa tốt lắm. Lý do là dù VN đã có các tập
đoàn nội địa phát triển rất mạnhmẽ nhưng các tập đoàn lớn này lại chưa
đóng vai trò lớn trong việc dẫn dắt các DN vừa và nhỏ thamgia vào chuỗi
liên kết. Đây là hướng cần khuyến khích và cần có chính sách để làm.
Bên cạnh đó, các công ty Việt còn vướng nhiều vấn đề, trong đó điều
đầu tiên phải làm là xây dựng được nguồn nhân lực cốt lõi. Vì DN thành
công hay không thì nhân lực cốt lõi đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Tại hội nghị góp ý dự thảo báo cáo Nghị quyết 35/NQ-
CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm
2020 vừa diễn ra, Bộ KH&ĐT cho biết tốc độ tăng DN
bình quân giai đoạn 2016-2019 là 14,4%, tăng khoảng
80% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; tỉ lệ đóng
góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng mức
đầu tư toàn xã hội liên tục tăng, từ 36,7% năm 2015 lên
46% năm 2019. Tuy nhiên, một số mục tiêu về phát triển
DN trong giai đoạn 2016-2020 ví dụ như đạt 1 triệu DN
hoạt động vào năm 2020 là chưa đạt được. Đại diện Bộ
KH&ĐT cho rằng để đạt được con số 1 triệu DN hoạt
động năm 2020 thì tăng trưởng DN phải đạt trên 17%
trong khi tăng trưởng hiện nay mới chỉ hơn 10%. Trong
khi số DN giải thể, ngừng hoạt động tăng, một phần do
COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ DN
chưa được hiệu quả.
Về mục tiêu khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp 48%-
49% GDP cũng chưa thực hiện được. Song tốc độ tăng
trưởng của khu vực tư nhân đang tăng lên, nếu duy trì tốt
thì trong giai đoạn tới có thể đạt mục tiêu trên.
PM
giá là có nhiều cơ hội thu hút đầu
tư. Tuy nhiên, việc có tận dụng được
cơ hội hay không còn phụ thuộc
rất nhiều vào tính chủ động, quyết
liệt, tập trung vào những gì nhà đầu
tư mong muốn chính đáng. Trong
đó đặc biệt là thể chế và thực thi
thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ
tầng vẫn là yếu tố then chốt, chứ
không chỉ có chính sách ưu đãi và
mời chào suông.
Đồng quan điểm, TS Trần Đình
Thiên nhận định cách tiếp cận các
ông lớn Nhật phải bao gồm cả cấu
trúc chính sách, thể chế minh bạch,
có hệ thống pháp luật tốt để các nhà
đầu tư không bị rơi vào vòng xoáy
không rõ ràng và không minh bạch.
Đồng thời lực lượng DN Việt phải
mạnh lên, nếu không thể chen chân
vào chuỗi cung ứng thì các nhà
đầu tư nước ngoài cũng chỉ mang
đến những phần kém của họ, chứ
không thể có phần tốt.•
Thực tế chứngminh Việt Nam có lợi khi Nhật Bản đẩymạnh vi c đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các chuỗi bán lẻ lớn nhất Nhật Bản liên tục đổ bộ vào Việt Nam. Trong ảnh: Ban lãnh đạo hãng thời trang danh tiếng
Uniqlo
(bên phải)
chào đón người dân Việt Namvàomua sắm. Ảnh: PM
VN có nhiều cơ hội thu
hút đầu tư nhưng việc
có tận dụng được cơ
hội hay không còn phụ
thuộc rất nhiều vào tính
chủ động, quyết liệt,
tập trung vào những gì
nhà đầu tư mong muốn
chính đáng.
Lý do chưa đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp
Tiêu điểm
Theo khảo sát của tổ chức ngoại
thương Nhật Bản (JETRO) vào tháng
2-2020, có tới 70%DNNhật Bảnđược
hỏi mong muốn đầu tư vào VN. Bên
cạnh đó có 63,9%DNNhật Bản đang
hoạt động tại VN có kế hoạch mở
rộnghoạt động sản xuất, kinhdoanh.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook