242-2020 - page 7

7
Thời sự -
Thứ Tư21-10-2020
NGHĨANHÂN
N
gày 20-
10, Ban
T u y ê n
giáoTrungương
vừacôngbốtoàn
văn các dự thảo
văn kiện trình
Đại hộiXIII của
Đảng. Theo đó,
sau công bố là
lấy ý kiến nhân
dân để tổng hợp
các ý kiến đóng
góp vào văn
kiện Đại hội
XIII của Đảng.
Văn kiện được
công bố (xin mời xem nội dung trên
báo điện tử
Pháp Luật TP.HCM
tại
địa chỉ
plo.vn
) gồm: Dự thảo Báo
cáo chính trị tại Đại hội XIII; dự
thảo Báo cáo tổng kết thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2011-2020, xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021-2030; dự thảo
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm năm 2016-2020 và phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm năm 2021-2025 và
dự thảo báo cáo tổng kết công tác
xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ
Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.
Việc lấy ý kiến của nhân dân vào
dự thảo các văn kiện trình Đại hội
XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát
huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân
dân trong việc hoạch định đường
lối, chủ trương, quyết sách quan
trọng của đất nước đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030 và 2045.
Qua đó góp phần nâng cao chất
lượng dự thảo các văn kiện của
Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, làm cho ý
Đảng hợp với lòng dân.
Thông qua việc công bố, thảo
luận, việc lấy ý kiến của nhân dân
sẽ góp phần tạo sự thống nhất cao
về nhận thức, hành động và ý chí
quyết tâm trong toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn
ra vào đầu năm 2021.
Dự thảo các văn kiện đưa ra lấy ý
kiến nhân dân được hoàn thiện trên
cơ sở các ý kiến đóng góp của Ban
chấp hành Trung ương ở Hội nghị
Trung ương 13, bế mạc hôm 9-10.
Điểmmới trong dự thảo
các văn kiện Đại hội XIII
là khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, ý chí
tự cường dân tộc, khát
vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc.
Công bố và
mời dân góp ý
văn kiện Đại hội XIII
Việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến nhân dân cho các văn kiện
(dự thảo) sẽ trìnhĐại hội XIII của Đảng nhằm tập hợp và
phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân.
Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế,
bảo đảm kỷ cương
Để tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn, dự thảo lần này điều
chỉnh, xác định rõ, chuẩn xác hơn mối quan hệ giữa tuân theo các quy
luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước,
thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường... Đồng thời, bổ sung
một mối quan hệ mới là giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế,
bảo đảm kỷ cương xã hội.
Tại hội nghị này, Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
nêu rõ các dự thảo văn kiện đề
ra mục tiêu tổng quát là: Nâng
cao năng lực lãnh đạo, năng lực
cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững
mạnh toàn diện; củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa;
khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc,
phát huy ý chí và sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp
với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định; phấn đấu để đến giữa thế
kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Một điểm mới được người đứng
đầu Đảng, Nhà nước nhấn mạnh
là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần
yêu nước, ý chí tự cường dân tộc...,
khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc, sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị và
của nền văn hóa, con người Việt
Nam... Cùng đó là thu hút, trọng
dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới
sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa
học và công nghệ, nhất là những
thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, tạo động
lực mới cho phát triển đất nước.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng
nhấn mạnh đến nội dung “kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại...; phát huy cao độ nội
lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó
nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn
lực con người là quan trọng nhất”.
Cạnh đó, không chỉ “tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng
cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm
quyền và sức chiến đấu của Đảng”
mà còn phải “... xây dựng Nhà nước
và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả”.•
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Tr ng phát biểu t i Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành
Trung ươngĐảng khóa XII. Ảnh: TTXVN
Chiều 20-10, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội
đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo
cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN)
năm 2020, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách
trung ương năm 2021…
Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS)
Nguyễn Đức Hải đã đọc báo cáo thẩm định các vấn đề trên.
Chi nhiều nhưng phải bảo đảm an toàn nợ công
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, giai đoạn
2016-2020, tổng mức vốn đầu tư trung hạn được Quốc hội phê
chuẩn tối đa là 2 triệu tỉ đồng. Các quy định đã được ban hành
và đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư công.
Từ đó, nhiều công trình, dự án quan trọng, quy mô lớn được
tập trung đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020, khởi
công nhiều đoạn của cao tốc Bắc - Nam, đã hoàn thành đầu
tư xây dựng 880 km đường bộ cao tốc, mạng lưới quốc lộ đạt
24.598 km, đáp ứng nhu cầu vận tải của nền kinh tế.
Giai đoạn 2021-2025, dự kiến vốn đầu tư công trung hạn sẽ
có 2,75 triệu tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương chiếm
1,38 triệu tỉ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 1,37
triệu tỉ đồng.
Giai đoạn 2021-2025,
đầu tư hoàn thành tuyến
đường bộ cao tốc Bắc -
Nam phía đông, tuyến
đường bộ ven biển cả
nước, các tuyến đường
kết nối, các cảng hàng
không, cảng biển…
Tại báo cáo thẩm tra,
UBTCNS đề nghị Chính
phủ tiếp tục rà soát để
bảo đảm tính khả thi
của kế hoạch, giữ an
toàn nợ công, bảo đảm
nguyên tắc số bội chi
NSNN phải nhỏ hơn số
chi đầu tư phát triển và
việc bố trí dự toán chi
đầu tư hằng năm phải
căn cứ vào khả năng thu
NSNN thực tế theo quy
định của Luật NSNN.
Năm 2021, liệu có tăng thu?
Năm 2020, do dịch COVID-19 nên các khoản thu từ phí, lệ
phí, thu từ dầu thô đều không đạt. Bởi vậy, dự ước cả năm thu
NSNN đạt trên 1,323 triệu tỉ đồng, hụt trên 189.000 tỉ đồng so
với dự toán.
Trong khi đó, tổng chi NSNN năm nay ước tính thực hiện
được trên 1,68 triệu tỉ đồng, giảm gần 60.900 tỉ đồng. Nhưng
chi thường xuyên lại tăng 12.000 tỉ đồng, ở mức gần 1,07 triệu tỉ
đồng. Nguyên nhân là do sử dụng dự phòng để chi cho công tác
phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các
chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
UBTCNS nhận định tỉ trọng chi thường xuyên trong tổng chi
ngân sách năm 2020 còn cao (63,4%), thực hiên chính sách hỗ trợ
người dân, người lao động trong các doanh nghiệp gặp khó khăn
do đại dịch COVID-19 còn chưa mang lại hiêu qua như mong đợi.
Năm 2021, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Chính phủ dự kiến
tổng thu NSNN trên 1,343 triệu tỉ đồng, tổng chi NSNN là 1,687
triệu tỉ đồng, bội chi NSNN là trên 343.600 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến thu nội địa năm 2021 sẽ
tăng 5,6% so với năm 2020, cũng là mức tăng thấp so với mức
10% của ba năm gần đây. Nhưng UBTCNS cho hay ba năm qua,
những khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn
FDI, doanh nghiệp ngoài quốc doanh… đều không đạt như dự
toán. Từ đó, UBTCNS đề nghị Chính phủ cân nhắc mức tăng thu
từ các khu vực này.
Tại báo cáo thẩm tra, UBTCNS cũng lưu ý Chính phủ là vốn
đầu tư phát triển từ nguồn NSNN từ năm 2021 trở đi theo Luật
Đầu tư công chỉ được sử dụng đến ngày 31-1 năm sau, số dư dự
toán sẽ phải hủy bỏ, không được chuyển nguồn như những năm
trước.
UBTCNS cũng đề nghị Chính phủ rà soát, cơ cấu lại chi thường
xuyên bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, cắt, giảm những nhiệm vụ chi
không cần thiết. Năm 2021, không bố trí kinh phí mua sắm trang
thiết bị đắt tiền, xe công; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị,
hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài... như năm 2020.
CHÂN LUẬN - ĐỨC MINH
Năm2021: Cắt, giảmmạnh
khoản chi không cần thiết
Cắt giảm nguồn chi cho
các quỹ tài chính ngoài
ngân sách
Năm 2021, Chính phủ dự kiến tổng
vốn đầu tư từ nguồn NSNN là 477.300
tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách trung
ương là 222.000 tỉ đồng (bao gồm vốn
trong nước là 170.450 tỉ đồng, vốn nước
ngoài là 51.550 tỉ đồng), vốn ngân sách
địa phương là 255.300 tỉ đồng.
UBTCSNđánh giá phương án phân bổ
chi thường xuyên của Chính phủ là tiết
kiệm, có thứ tự ưu tiên nhưng đề nghị rà
soát việc phân bổ theo cơ chế đặc thù
vì chưa có căn cứ pháp lý. Cơ quan thẩm
tra cũng đề nghị rà soát, cắt giảmnguồn
chi cho các quỹ tài chínhngoài ngân sách
hoặc chưa bố trí vốn điều lệ cho một số
quỹ năm2021 do nguồn thu giảmmạnh
vì dịch COVID-19.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook