242-2020 - page 9

9
Sổ tay
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư21-10-2020
Nhiều bản án, quyết
định có vi phạm, sai sót
Liên quan đến hoạt động xét
xử, báo cáo củaVKSNDTối cao cho
rằng một số tòa án còn để xảy ra
những vi phạmvề thời hạn chuẩn
bị xét xử, hoãn phiên tòa, gửi bản
án, quyết định, thông báo thụ lý
vụ, việc dân sự và chuyển hồ sơ; vi
phạm trong việc thụ lý đơn khởi
kiện, yêu cầu; nhiều bản án, quyết
định có vi phạm, sai sót...
Ngành kiểm sát đã ban hành
hơn 5.750 kiến nghị, kháng nghị
yêu cầu tòa án khắc phục (tăng
11%). Tòa án đã chấp nhận hơn
4.780 kiến nghị, kháng nghị, đạt
tỉ lệ hơn 83%.
Viện kiểmsát kiến nghị
nhiều vấn đề quan trọng
Nhiều kiến nghị, kháng nghị của ngành kiểm sát được các cơ quan tố tụng,
cơ quan thi hành án hình sự… tiếp thu, chấp thuận.
ĐỨCMINH
V
iện trưởng VKSND Tối
cao Lê Minh Trí vừa có
báo cáo gửi Quốc hội về
công tác của ngành năm 2020.
Báo cáo cho hay năm 2020,
thông qua công tác thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp và hoạt động điều
tra tội phạm, ngành kiểm sát đã
phát hiện nhiều vi phạm pháp
luật, một số trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng.
Kiến nghị Quốc hội,
Thủ tướng nhiều vấn đề
Theo đó, ngành kiểm sát đã
ban hành hơn 14.700 kháng
nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan
tư pháp, cơ quan hữu quan khắc
phục, phòng ngừa vi phạm pháp
luật và phòng ngừa tội phạm
(tăng 2,3%).
VKSNDTối cao đã tổng hợp,
ban hành sáu kiến nghị với Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Thủ
tướng, bộ trưởng Bộ Công an,
Bộ Y tế…, kiến nghị các cơ
quan này chỉ đạo thực hiện các
biện pháp phòng ngừa vi phạm
pháp luật, tội phạm. “Các kiến
nghị, kháng nghị của VKS đều
bảo đảm căn cứ xác đáng nên
đa số đã được tiếp thu, thực hiện
nghiêm” - báo cáo nêu rõ.
Cụ thể, số kiến nghị được các
cơ quan tư pháp, cơ quan hữu
quan chấp nhận, tiếp thu thực
hiện đạt tỉ lệ xấp xỉ 97% (tăng
1,8%), vượt 6,9% so với chỉ tiêu
nghị quyết của Quốc hội giao.
Gần 100% kiến nghị,
kháng nghị được
chấp nhận
Báo cáo của viện trưởng
VKSND Tối cao nêu rõ năm
2020, cơ quan điều tra (CQĐT)
còn để xảy ra những vi phạm
pháp luật trong hoạt động khởi
tố, điều tra vụ án hình sự. Các
vi phạm điển hình được liệt kê
như không thụ lý hoặc thụ lý giải
quyết không đúng thẩm quyền;
chậm gửi quyết định giải quyết
cho VKS; vi phạm thời hạn giải
quyết; tạm đình chỉ giải quyết
nguồn tin về tội phạm không
đúng pháp luật, vi phạm thời
hạn điều tra...
Ngoài ra, một số trường hợp
vi phạm pháp luật trong việc
thu thập, bảo quản và xử lý vật
chứng; vi phạm về trình tự, thủ
tục tạm giữ, tạm giam; một số
trường hợp vi phạm trong quản
lý dẫn đến người bị tạm giữ, tạm
giam trốn, tự sát, phạm tội mới…
VKS đã ban hành hơn 4.540
Nhiều cán bộ tố tụng bị khởi tố
Trong năm 2020,
VKS đã ban hành
hơn 4.540 kiến nghị,
kháng nghị yêu cầu
CQĐT khắc phục và
đã được chấp nhận,
tiếp thu 4.530 kiến
nghị, kháng nghị, đạt
tỉ lệ 99,7%.
-LiênquanđếnhoạtđộngcủaCQĐT,CQĐTVKSND
Tối caođãquyết địnhkhởi tố13vụ/6bị can là cánbộ
ngành công an.Trong đó, có 2 vụ/2 bị can bị khởi tố
về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản; 3 vụ/2 bị can về tội nhận hối lộ; 3 vụ/1 bị can về
tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm
giữ, tạmgiam, người đangchấphànhánphạt tù trốn
vàmột vụ về tội dùngnhục hình; 2 vụ/1bị can về tội
làm sai lệch hồ sơ vụ án; một vụ về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và một vụ án về
tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- CQĐTVKSNDTối caođãphát hiện, khởi tố1 vụ/1
bị can là kiểm sát viên về tội nhận hối lộ để điều tra,
xử lý theo quy định pháp luật.
- Đối với hoạt động xét xử, CQĐT VKSND Tối cao
đã khởi tố nămbị can về các tội: Lạmdụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ.
- Trong công tác THADS, CQĐT VKSNDTối cao đã
khởi tố 3 vụ/4bị can về tội lạmdụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
kiến nghị, kháng nghị yêu cầu
CQĐT, cơ quan được giao tiến
hành một số hoạt động điều tra
khắc phục, phòng ngừa vi phạm
pháp luật và đã được chấp nhận,
tiếp thu 4.530 kiến nghị, kháng
nghị (đạt tỉ lệ 99,7%).
Đối với hoạt động thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp, toàn ngành kiểm
sát đã ban hành hơn 2.220 thông
báo chỉ rõ những hạn chế, thiếu
sót và những vi phạm trong quá
trình thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp.
Nhiều vi phạm trong
thi hành án hình sự
Cũng theo báo cáo của viện
trưởngVKSNDTối cao, cơ quan
thi hành án hình sự (THAHS) còn
để xảy ra “nhiều vi phạm pháp
luật trong quá trình THAHS”.
Các vi phạm chủ yếu được chỉ
ra gồm: vi phạm thời hạn chuyển
giao bản án, quyết định về THA;
vi phạm thời hạn ra quyết định
THA. “Cá biệt, có trường hợp
tòa án ra quyết định THA phạt
tù khi phần bản án chưa có hiệu
lực pháp luật” - báo cáo nêu rõ.
Cạnh đó, nhiều bản án, quyết
định về THA có sai sót về nội
dung, không ghi đầy đủ thông
tin theo quy định hoặc sai thông
tin của người bị kết án; áp dụng
căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực
pháp luật để ban hành các quyết
định về THA; quyết định hoãn,
tạm đình chỉ THA phạt tù cho
người bị kết án không đúng đối
tượng, thời hạn…
Đáng lưu ý, một số địa phương
do sai sót trong khâu THA nên
tòa án không ra quyết địnhTHA,
không yêu cầu áp giải đi THA,
đến khi phát hiện thì người bị kết
án được hưởng thời hiệu THA.
Tại một số địa phương, công
tác quản lý còn sơ hở, thiếu sót
để phạm nhân chết, trốn hoặc
phạm tội mới, còn để xảy ra
việc phạm nhân đánh nhau, cất
giấu, tàng trữ, sử dụng vật cấm…
VKS đã ban hành hơn 2.700
kiến nghị, kháng nghị yêu cầu
khắc phục, xử lý, phòng ngừa và
được các cơ quan tố tụng chấp
nhận đạt tỉ lệ 99,5%.
Đối với công tác thi hành án
dân sự (THADS), báo cáo cho
rằng nhiều đơn vị để xảy ra vi
phạm trong việc xử lý tài sản,
vật chứng, thu, quản lý và xử lý
tiền, tài sản THA, hoãn, cưỡng
chế THA, ủy thác và nhận ủy
thác THA...
VKS đã ban hành hơn 1.400
kiến nghị, kháng nghị yêu cầu
khắc phục vi phạm; cơ quan
THADS đã chấp nhận thực hiện
đạt tỉ lệ 95,9%.•
Kiểmsát
viên tranh
luận trong
một phiên
tòa hình
sự tại Bình
Phước.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Chỉ trong một tuần kêu gọi sự đóng góp tiền
của để giúp đỡ người dân miền Trung, ca sĩ Thủy
Tiên đã tiếp nhận được từ đông đảo người hảo tâm
trên cả nước số tiền trên 100 tỉ đồng. Cùng với ca
sĩ Thủy Tiên, nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu…
cũng đang đích thân quyên góp, lặn lội đến tận nơi
(Huế, Quảng Trị, Quảng Bình…) để trực tiếp thăm
hỏi, trao những khoản tiền cứu trợ khá lớn cho bà
con vùng lũ.
Cứ tưởng chuyện rất đáng khen ngợi, đáng được
nhân rộng để bà con bị thiên tai sớm khắc phục
thiệt hại nhưng lại đang có sự băn khoăn về tính
hợp pháp của hoạt động cứu trợ tự phát nêu trên.
Cần lưu ý là Nghị định 64/2008 (về việc vận
động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn
đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân khắc phục
khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm
trọng…) không quy định cho những cá nhân, nhóm
người như trên được vận động, tiếp nhận tiền,
hàng cứu trợ.
Theo Điều 5 của nghị định này, chỉ có ba nhóm
tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền,
hàng cứu trợ. Gồm có:
1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của
trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa
phương.
2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập,
hoạt động theo quy định.
3. Các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho
phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp
huyện cho phép.
Cũng theo Điều 5, Chính phủ nhấn mạnh: Ngoài
các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức,
đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận
tiền, hàng cứu trợ.
Cùng với đó, Thông tư hướng dẫn số 72/2008
của Bộ Tài chính còn đề ra thêm hạn chế ngặt
nghèo hơn so với Nghị định 64/2008. Theo thông
tư này thì báo, đài chỉ được tiếp nhận tiền, hàng
cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài
nước chứ không được tổ chức phân phối tiền, hàng
cứu trợ đó (trừ những khoản tiền hỗ trợ trực tiếp
cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo địa
chỉ cụ thể). Như vậy, nếu căn cứ đúng theo quy
định nêu trên thì xem như ca sĩ Thủy Tiên, nhiều
nghệ sĩ khác, những cá nhân, doanh nghiệp… có
nghĩa cử đẹp tương tự đã… vi phạm vào sự cấm
đoán của Nghị định 64/2008. Không chỉ có họ,
nhiều báo, đài cũng vi phạm thông tư trên khi đã
và đang tổ chức giao trực tiếp tiền, hàng cứu trợ
cho bà con chứ không giao nộp cho Ban cứu trợ
cùng cấp như yêu cầu của thông tư.
12 năm trước, có lẽ lo ngại về sự vụ lợi và
không nhìn thấy được nhu cầu, tiềm năng, hiệu
quả của những hoạt động thiện nguyện của nhiều
cá nhân, đơn vị, tổ chức không thuộc Nhà nước
nên Nghị định 64/2008 mới có những hạn chế
không hợp lý như trên. Theo thời gian, sự bất hợp
lý đó ngày càng lộ rõ và dẫu không muốn vi phạm
thì nhiều cá nhân, tổ chức thật sự có tấm lòng
và năng lực quyên góp tiền, hàng cứu trợ cũng
không thể nào máy móc tuân thủ.
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, một trong các yêu cầu của văn bản pháp
luật là phải đảm bảo được tính hợp hiến, hợp
pháp, tính thống nhất trong các văn bản cùng
tính khả thi, hiệu quả, kịp thời, dễ thực hiện... Vì
lẽ này, những quy định gây trở ngại cho tổ chức,
cá nhân, người dân tham gia hoạt động hay tiếp
nhận cứu trợ nhân đạo của Nghị định 64/2008
của Chính phủ và Thông tư 72/2008 của Bộ Tài
chính cần phải được nhanh chóng hủy bỏ.
NGUYÊN THY
Nghĩa cử của ca sĩ
ThủyTiênvà sựvô lý
ởmột nghị định
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook