6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa3-11-2020
vi bất chấp đạo lý. Chúng ta, nhất
là người yếu thế, sống cạnh người
nghiện thì không biết hậu quả sẽ thế
nào. Trong thời COVID-19 này, kinh
tế, đời sống khó khăn, tôi cho rằng
tội phạm, trong đó có tội phạm về
ma túy sẽ rất nhiều”.
ĐB Bùi Mậu Quân (Hải Dương)
chia sẻ: Khi đã nghiện rồi thì người
ta có thể sinh ra các hành vi trộm,
cướp. Nhìn thấy những phụ nữ đeo
vòng cổ, vòng tay…người ta có thể
cướp để kiếm tiền mua ma túy ngay.
“Từ người bệnh trở thành người
nghiện, thành tội phạm là ranh
giới rất mong manh. Khi đó, người
nghiện không chỉ gây ra tội lỗi với
người khác mà còn là người thân
của mình. Tôi từng chứng kiến có
những vụ người nghiện nằm ra cửa
nói bố mẹ nếu không đưa tiền cho
đi mua ma túy thì cứ… bước qua
xác” - ĐB Quân kể và cho rằng
người nghiện ở ngoài xã hội là rất
nguy hiểm.
Vậy người nghiện ma túy có cai,
chữa khỏi được không? ĐBNguyễn
Lân Hiếu (An Giang) nói về mặt y
tế thì cực kỳ khó. Bởi khi một người
nghiện ma túy, nhất là khi đã tiêm
chích rồi thì rất khó cai. Ở góc độ
vĩ mô, chiến lược, ĐB Hiếu cho
rằng dự luật Phòng, chống ma túy
(sửa đổi) có hai công tác là “phòng”
và “chống” ma túy. Nhưng dường
như các biện pháp chỉ nghiêng về
“chống” mà chưa chú trọng nhiều
đến “phòng”.
“Ma túy ai cũng thấy nguy hiểm
nhưng nó chỉ gây tác hại ở các nước
nghèo” - ĐBNguyễn LânHiếu nhận
định. Ông cho rằng kinh tế - xã hội
phát triển lên thì sẽ giảm được sự
tàn phá của ma túy bền vững hơn.
“GDP tăng lên một chút là sẽ khác
hẳn. Càng nghèo càng khổ thì ma
túy càng tấn công vào người nghèo,
bởi họ cũng chưa có hiểu biết đầy
đủ về ma túy. Kinh nghiệm những
nước xung quanh, khi kinh tế - xã
hội phát triển lên thì ma túy giảm.
Chẳng hạn như Malaysia hiện nay
cũng giảm tỉ lệ người nghiện ma túy
đi nhiều” - ĐB Hiếu nói và đề xuất
nên phối hợp, học tập các nước phát
triển trong phòng, chống ma túy.
Có nên giao tư nhân
cai nghiện ma túy?
Một trong những vấn đề mà các
ĐB quan tâm là ai chủ trì công tác
cai nghiện. ĐB Nguyễn Mai Bộ đề
xuất giao cơ sở cai nghiện công lập
cho Bộ Công an quản lý thay vì để
ở Bộ LĐ-TB&XH như hiện nay.
ĐB Bộ nói Bộ Công an có đủ biện
pháp mạnh để quản lý tốt công tác
cai nghiện.
“Hồi chúng tôi đi làm BLHS ở
Quảng Ninh, gặp đúng hôm Sở LĐ-
TB&XH tỉnh Quảng Ninh “vỡ trận”
vì hôm đó có trại cai nghiện mà học
viên phá trại. Lực lượng cưỡng chế
không có. Chúng ta có thực tế rồi
thì mạnh dạn giao cho Bộ Công an,
để từ đó thiết kế lại Điều 12 về cơ
NHÓMPHÓNGVIÊN
C
hiều 2-11, sau khi họp riêng về
dự thảo nghị quyết quản lý, sử
dụng đất quốc phòng, an ninh
và bãi nhiệmđại biểu (ĐB) Quốc hội
đối với ông Phạm Phú Quốc, Quốc
hội đã dành thời gian thảo luận về
dự thảo Luật Phòng, chống ma túy
(sửa đổi). Một trong những vấn đề
các ĐB quan tâm là giao công tác
cai nghiện cho cơ quan nào.
Người nghiện và tội phạm:
Ranh giới mong manh
ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang)
dẫn vụ án các đối tượng nghiện giết
nữ sinh ở Thường Tín (Hà Nội) mới
đây và cho rằng đó làmột sự việc hết
sức đau lòng. Ông nói: “Đã nghiện
thì các đối tượng rất cần tiền để mua
ma túy, từ đó gây ra những hành
Các học viên lao động tại cơ sở điều trị nghiệnma túy tỉnhHưng Yên. Ảnh: TTXVN
Cai nghiệnma
túy: Bộ Công
an quản hay
xã hội hóa?
Nếu xã hội hóa thì nên cho cơ sở cai nghiện
tư nhân hợp đồng với lực lượng bảo vệ, có
chuyênmôn, thậmchí có thể cho phép sử
dụng công cụ hỗ trợ để quản lý…
quan chuyên trách phòng, chống
ma túy” - ĐB Bộ đề xuất.
ĐBBùiMậuQuân thì lại nói “giao
cho công an cũng là khó khăn”.
Ông Quân cho rằng nếu đã xác định
người nghiện là người bệnh thì nên
cai nghiện tại cộng đồng, gia đình
và nên xã hội hóa công tác này. Nếu
có giao cho công an thì cũng không
triệt để được. ĐB Quân dẫn ra các
thành tích về bắt giữ ma túy, coi đó
nhưmột cách “phòng” hiệu quả, diệt
được ma túy tận gốc. “Đây là vấn đề
xã hội nên phải đấu tranh có bài bản,
căn cứ và nguồn lực” - ĐBQuân nói.
ĐBVõ Thị Ánh Xuân (An Giang)
hỏi ĐB Quân xem liệu quy định về
các cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân
như ở Điều 32 của dự luật có khả
thi không: “Nhà nước quản lý còn
khó khăn, quy định này thực tế có
thể triển khai được không? Giao
cho tư nhân thì cần cho họ quyền
gì?” - bà hỏi.
ĐB Quân nói ma túy là một vấn
đề xã hội và cai nghiện ma túy cần
phải được xã hội hóa. Cai nghiện
tại cộng đồng, tư nhân có mô hình
rồi nhưng cũng chưa phù hợp lắm.
“Phải có cơ chế. Có thể phải giao
cả quyền để cơ sở cai nghiện tư nhân
hợp đồng với lực lượng bảo vệ, có
chuyên môn, thậm chí có thể cho
phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Một
số vụ phá trại cai nghiện nhưng bảo
vệ thì yếu, rồi cũng lại phải công
an truy bắt. Phải có cơ chế, chứ
nói chung chung cũng khó” - ĐB
Quân bày tỏ.•
Khôi phục các cơ sở cai nghiện tập trung?
Trướcđây,gầnnhưtỉnhnàocũngcócơsởcainghiện
tập trung. Năm 2008, khi sửa đổi luật, chúng ta coi
người nghiện là bệnh nhân, cai nghiện tại gia đình thì
một số cơ sở cai nghiện ở ta chuyển sang mục đích
khác. Tôi cho là cơ sở cai nghiện tập trung rất quan
trọng. Nhiều gia đình có con bị nghiện ma túy cũng
rất đau khổ, không quản lý được thì còn phải xích
chân con lại nhưng cũng không giải quyết được gì.
Tôi sangTrungQuốc thấy họ thực hiện cai nghiện chặt chẽnhư trại giam.
Một đối tượng nếu có hồ sơ đầy đủ chứngminh nghiệnma túy là phải cai
nghiệnbanăm. Sau cai nghiện, nếu tái nghiện làbị truy tố.TrungQuốcgiao
các trại cai nghiện tập trungnày choBộCôngan, cònmột sốnước nhưThái
Lan thì vẫn là Bộ LĐ-TB&XH.Tôi cho rằng cần có cơ sở cai nghiện tập trung.
Trung tướng
LÊ QUÝ VƯƠNG
,
Thứ trưởng Bộ Công an
ĐB Bùi Mậu Quân nói
nếu đã xác định người
nghiện là người bệnh thì
nên cai nghiện tại cộng
đồng, gia đình và nên xã
hội hóa công tác này; nếu
có giao cho công an thì
cũng không triệt để được.
ÔngTrầnPhươngBìnhmangán chung thân lại hầu tòa
TAND TP.HCM vừa ra quyết định mở phiên xử sơ thẩm vụ
án ông Trần Phương Bình và 11 đồng phạm gây thiệt hại cho
Ngân hàng TMCPĐông Á (DAB) (đại án DAB giai đoạn 2)
vào ngày 19-11 tới. Dự kiến phiên xử sẽ diễn ra đến hết tháng.
Chủ tọa phiên xử là thẩm phán Phạm Lương Toản
(Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) và HĐXX vẫn giữ
nguyên như hồi tháng 7. Việc xét xử này dựa trên cáo
trạng mới của VKSND Tối cao sau khi cơ quan điều tra
điều tra bổ sung theo yêu cầu của tòa.
Trước đó, sau nhiều ngày xét xử, tòa đã không tuyên
án mà ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ
nhiều vấn đề của vụ án. Trong đó, đáng chú ý là yêu cầu
tách hành vi sai phạm của ông Bình và nhóm khách hàng
Hiệp Phú Gia - TTC (do Nguyễn Thiện Nhân điều hành
và chỉ đạo) với thiệt hại hơn 3.139 tỉ đồng/8.800 tỉ đồng
(theo truy tố trước) để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo cũng
như cá nhân, tổ chức liên quan…
Thực hiện theo yêu cầu, cơ quan điều tra đã tách vụ án
vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng đối với hành vi phạm
tội của bốn bị can Nhân, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn
Thanh Thủy (vợ Nhân) và Nguyễn Đắc Hiệp thuộc nhóm
Công ty CP vốn Thái Thịnh - TTC.
Đồng thời, cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ
điều tra vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại DAB liên quan
đến nhóm Công ty CP vốn Thái Thịnh; ra quyết định đình
chỉ điều tra bốn bị can này. Đồng tình, VKSND Tối cao
lần này cũng tách hành vi phạm tội liên quan đến khoản
vay hơn 3.139 tỉ đồng xử lý sau khi bắt được Nhân. Vì
hành vi phạm tội của ông Bình và đồng phạm liên quan
đến khoản vay của nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia - TTC
gây thiệt hại cho DAB còn có trách nhiệm của Nhân trong
việc bồi thường dân sự. Nay Nhân bỏ trốn khỏi nơi cư trú,
đang bị truy nã.
VKS xác định ông Bình có vai trò chủ mưu, cầm đầu
trong hàng loạt vi phạm dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn.
Cụ thể là việc vi phạm cho vay không đúng quy định đối
với các nhóm khách hàng lớn. Ngoài ra, ông Bình còn
lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của DAB 75,6
tỉ đồng để có tiền sử dụng vào mục đích cá nhân và trả lãi
cho các khoản vay trước đó.
Hành vi của ông Bình và các đồng phạm là nguyên nhân
chính dẫn đến thực trạng DAB bị lỗ lũy kế hơn 31.000 tỉ
đồng; vốn chủ sở hữu bị âm 25.000 tỉ đồng và tổng tài sản
thực của ngân hàng chỉ còn 47.000 tỉ đồng…
Trong giai đoạn 1 của vụ án, ông Bình bị TAND Cấp cao
tại TP.HCM tuyên phạt tù chung thân về các tội cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản,
gây thiệt hại hơn 3.600 tỉ đồng cho DAB.
HOÀNG YẾN
Tiêu điểm
ĐB Ngô Minh Châu (TP.HCM) nói
hiện có hình thức chữa bệnh, cai
nghiện cộng đồng, cai nghiện tập
trungvànhómcònnghi vấnchưaphát
hiện. Ông Châu đề nghị phải nghiên
cứu cách ứng xử với cai nghiện cộng
đồng cho phù hợp. ĐB Châu khá ủng
hộ việc cai nghiện tập trung, bởi ông
cho rằng đó là biện pháp nhân đạo.