9
VIẾT LONG
T
rong thông báo kết luận dự thảo tổng kết 10 năm thực
hiện Kết luận số 27 của Bộ Chính trị về chiến lược
phát triển GTVT đường sắt Việt Nam, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn
thiện, báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội khóa XV về dự án
đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Giúp hai đầu đất nước kéo lại gần nhau
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu bộ này nghiên cứu kỹ, lấy
ý kiến của các chuyên gia, tư vấn, các nhà khoa học, so
sánh để lựa chọn phương án tối ưu về công nghệ, suất đầu
tư, khả năng huy động vốn...
“Sau khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án được
thẩm định theo đúng
quy định pháp luật, Bộ
GTVTkhẩn trương hoàn
thiện, báo cáo và chuẩn
bị triển khai tốt các bước
tiếp theo…” - Thủ tướng
yêu cầu.
Liên quan đến dự án
trên, GS-TS Bùi Xuân
Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt
Nam, cho rằng xây dựng tuyến đường sắt hiện đại trên
trục Bắc - Nam đã được đặt ra hơn chục năm. Hiện các
đơn vị tư vấn của Nhật, Hàn Quốc và liên danh trong
nước đã nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất các phương án
xây dựng cụ thể.
Trong các phương án được đề xuất, ông Phong đồng ý với
phương án nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách địa phương,
đồng thời xây dựng mới tuyến đường sắt với tốc độ khai
thác 300 km/giờ (vận tốc thiết kế 350 km/giờ) chuyên chở
hành khách.
GS-TS Bùi Xuân Phong cũng cho rằng tuyến đường sắt
này hình thành sẽ giúp cho hai đầu đất nước kéo lại gần
nhau hơn trong tư duy phát triển kinh tế, góp phần tiết kiệm
thời gian đi lại của hành khách. Những lợi ích trên sẽ là
nhân tố quan trọng để tăng cường năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế.
Theo ông Phong, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam là
dự án cho tương lai nhưng cũng là cứu cánh cho hệ thống
hơn 1.700 km đường sắt Bắc - Nam hiện tại vốn đã hơn
100 năm tuổi đời, hiện xuống cấp, lạc hậu và thường tê liệt
trong mùa mưa bão.
“Nếu không có tuyến đường sắt hiện đại thay thế cho
đường sắt hiện nay, hành khách sẽ tiếp tục quay lưng
với tuyến đường sắt Bắc - Nam. Đường sắt Việt Nam
sẽ mất đi cơ hội cạnh tranh và phát triển. Hơn thế, mất
đi những giá trị vô hình ngoài vận tải mà tuyến vận tải
đường sắt xương sống của đất nước có thể mang lại…”
- ông Phong nói.
Cần làm rõ nhiều vấn đề
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Hùng, Tổng hội Xây dựng
Việt Nam, cho rằng việc đầu tư xây mới tuyến đường sắt
có tốc độ tối đa 320 km/giờ chỉ để chở khách sẽ rất khó
cạnh tranh với giá vé đường bộ (đường ngắn), đường hàng
không (đường trung bình và dài).
Cạnh đó, Việt Nam chưa có đủ năng lực, trình độ, kinh
nghiệm để triển khai tàu tốc độ cao 320 km/giờ. Đi liền
với đó là chi phí, cơ sở vật chất cho đào tạo bảo hành, sửa
chữa, đóng mới toa xe cũng rất lớn.
Ngoài ra, nguồn kinh phí đầu tư 58 tỉ USD mà dự án tiền
khả thi đưa ra, trong đó có 20% vốn mời gọi tư nhân tham
gia là khó khả thi. Vì đầu tư vào đường sắt lớn nhưng thu
hồi vốn rất chậm (vài chục năm), không thu hút các nhà
đầu tư. Trong khi đó, thực tế các nhà đầu tư của Việt Nam
còn rất nghèo so với thế giới.
“Vì vậy, tôi cho rằng cơ quan lập dự án, thẩm định
dự án cần làm rõ ràng những vấn đề nêu trên. Cá nhân
tôi cho rằng trước mắt triển khai dự án bằng ngân sách
nhà nước đoạn đường tốc độ cao từ TP.HCM đi Nha
Trang. Sau một vài năm hoàn thành, chạy thử hiệu quả
mới triển khai dự án tốc độ cao theo quy hoạch…” - ông
Hùng đề xuất.•
thức hóa nhà, đất vẫn không
hề dễ dàng.
Bà Lê Thị Ngợi có hơn
6.500 m
2
đất thuộc các thửa
47 và 51, tờ bản đồ số 100,
tại ấp 5, xã Phạm Văn Hai.
Nguồn gốc của khu đất là do
gia đình một người dân khai
hoang, sử dụng từ trước năm
1975. Đến năm 1981 thì sang
nhượng lại bằng giấy tay cho
vợ chồng bà Ngợi.
Năm 2013, bà Ngợi làm
thủ tục hợp thức hóa nhà,
đất, Phòng TN&MT huyện
Bình Chánh thẩm tra hồ sơ
của bà. Kết quả, khu đất của
bà Ngợi theo Tài liệu 299/
TTg là do nông trường An
Hạ đăng ký và có tên trong
sổ mục kê. Sau đó, Tài liệu
02 là do chủ sử dụng đất
đăng ký và tài liệu bản đồ
địa chính là do bà Ngợi đăng
ký sử dụng. Phòng TN&MT
huyện cũng khẳng định đủ
điều kiện đăng ký sử dụng
đất, đề xuất Ban chỉ đạo
09 huyện Bình Chánh xem
xét, đưa ra khỏi danh sách
đất công để làm cơ sở xem
xét cấp GCN cho bà Ngợi.
Năm 2019, trong tờ trình
UBND huyện Bình Chánh cấp
GCN cho bà Ngợi, UBND xã
Phạm Văn Hai xác nhận đất
của bà nằm ngoài ranh của đất
Công ty Cây trồng TPquản lý.
Hiện gia đình bà đang trực tiếp
sử dụng đất nông nghiệp và có
thu nhập ổn định từ đất nông
nghiệp. Tuy nhiên, việc xem
xét cấp GCN cho hộ gia đình
bàNgợi đến nay vẫn chưa được
xem xét, giải quyết.
Tương tự, trường hợp ông
HuỳnhChâuMinh cũng có gần
10.000 m
2
tại ấp 6, xã Phạm
Văn Hai, cũng vì dính dáng
đến đất công (dù Nhà nước
chưa xác lập quyền quản lý
trực tiếp). Gia đình ông Minh
đi làm thủ tục cấp GCN ròng
rã nhiều năm nay nhưng vẫn
chưa được giải quyết.
Trong một diễn biến khác,
quá trình thanh tra cũng như
giải quyết hồ sơ của người
dân, huyện Bình Chánh từng
đề nghị Công ty Cây trồng TP
về ranh đất của các hộ dân. Ba
lần trả lời huyện Bình Chánh,
công ty này đều khẳng định
252 hộ dân không nằm trong
ranh đất của công ty quản lý.
Đồng thời, công ty này cũng
không còn lưu trữ các tài liệu
của thời kỳ đầu thành lập nông
trường, cũng như biên bản bàn
giao đất đai cùng cư dân kinh
tế mới về cho địa phương.
Trong 252 hộ dân, bà Ngợi,
ông Minh cũng như ông Nam
là những hộ dân nằm trong
danh sách 20 hộ có đầy đủ
hồ sơ xã Phạm Văn Hai xác
nhận đủ điều kiện xem xét cấp
GCN theo kết luận thanh tra
của huyện Bình Chánh. Tuy
nhiên, các hộ dân đã đi lại rất
nhiều năm, nhiều lần từ xã
lên huyện, từ huyện xuống
xã nhưng việc hợp thức hóa
nhà, đất của các hộ này cũng
như các trường hợp còn lại
vẫn đang bỏ ngỏ.•
Kỳ sau:
Bình Chánh nói gì
về vụ dân khổ sở vì dính dáng
đất công.
quyền quản lý trực tiếp)
h dáng
Xây mới đường sắt cao tốc
Bắc - Nam: Cần xem xét kỹ
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện báo cáo tiền
khả thi và chuẩn bị triển khai tốt các bước tiếp theo của dự án đường
sắt cao tốc Bắc - Nam.
Tuyến đường sắt Bắc - Namhiện hữu đã xuống cấp và thường xuyên tê liệt trongmùamưa bão. Ảnh: THYNHUNG
năm sẽ giải ngân hết số tiền 55.000 tỉ đồng mà Quốc hội đã
đồng ý phân bổ cho dự án.
Về tiến độ, đến thời điểm hiện tại, 6/11 dự án thành phần
đầu tư công đã khởi công xây dựng. Đối với năm dự án đầu
tư theo hình thức PPP, hiện Bộ GTVT đã xét thầu, trong số
này có một dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển.
Trong bốn dự án còn lại, có ba dự án đã có nhà đầu tư vượt
qua phần kinh nghiệm, hồ sơ và các thủ tục. Một dự án có
nhà đầu tư tham gia nhưng qua đánh giá không vượt qua yêu
cầu về mặt kỹ thuật.
“Hiện Bộ GTVT đang rà soát phần vốn dư của sáu dự án
đầu tư công để báo cáo Quốc hội, nếu đủ điều kiện sẽ khởi
công ngay hai dự án không thành công nêu trên. Ba dự án
còn lại sẽ ký hợp đồng và dành cho nhà đầu tư sáu tháng thu
xếp tín dụng và triển khai xây dựng…” - Bộ trưởng cho hay.
VIẾT LONG
Từ Hà Nội đi TP.HCM
mất 5 giờ 20 phút
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt
tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT đề xuất nâng cấp đường
sắt hiện hữu để chở hàng, xây dựng một tuyến đường sắt
mới chở khách với tốc độ thiết kế 350 km/giờ.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1,35 triệu tỉ đồng (hơn
58,7 tỉ USD). Giai đoạn 1 của dự án (dự kiến từ năm 2020
đến 2032), đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyếnHà Nội - Vinh, Nha
Trang - TP.HCM với số vốn khoảng 567.200 tỉ đồng. Giai
đoạn 2 (dự kiến từ năm 2032 đến 2050), đầu tư các đoạn
còn lại với số tiền khoảng 783.100 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành (năm 2050), dự án sẽ giúp người
dân đi từ Hà Nội đến TP.HCMmất 5 giờ 20 phút với 91 đôi
tàu/ngày đêm.
Hiện các đơn vị tư vấn
của Nhật, Hàn Quốc và
liên danh trong nước
đã nghiên cứu tiền khả
thi, đề xuất các phương
án xây dựng cụ thể.