264-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 16-11-2020
KHÁNHCHI
T
rung Nghĩa từng lấy
cảm hứng từ khói, lửa,
vết cháy sém để tạo
nên triển lãm
Giấc mơ cao
nguyên
(2013),
Tiếng gọi
của núi rừng
(2014)… Lần
này anh tìm thấy tình yêu ở
những rặng tre bao bọc lấy
làng quê Việt Nam, ở những
người nông dân thật thà, chất
phác để làm cảm hứng cho
triển lãm
Nát giỏ còn bờ tre
.
Bốn năm đồng hành
cùng nông dân
Triển lãm
Nát giỏ còn bờ
tre
gồm10 tác phẩm, là những
sự vật bình dị, thân thuộc với
mọi người. Đó là con cá trong
chợ Trung Phước, là chiếc
ghe đã bị rách thủng, là hòn
đá trên đường, là chiếc vỏ ốc
đã khô khốc… Chúng được
tạo nên bởi các nguyên liệu
cũng rất mộc mạc, gắn bó với
nông dânViệt Nam từ bao đời
nay là mây, tre.
“Ông bà mình sử dụng
chúng từ mấy ngàn năm nay
rồi. Một ngày tự tôi cảm thấy
yêu, muốn đào sâu, muốn tìm
tòi, muốn chơi với chúng.
Mây, tre vẫn ở đó. Việc của
mình là đào bới, nghiên cứu
và khiến chúng trở nên khác
biệt” - Trung Nghĩa tâm sự.
Anh làmbạn, gắnbóvới bốn
người thợ Quảng Nam trong
gần bốn năm trời. Trong số
đó, một người đã mất trước
khi nhìn thấy những tác
phẩm của mình được trưng
bày trong triển lãm. “Họ chỉ
là những người thợ dành cả
đời để vót tre, mây làm thành
những vật dụng dung dị như
giỏ, ghe, rổ, rá. Trong bốn
người thợ, có một người bị
cụt chân. Ông là người đầu
tiên tôi gặp và ngỏ ý mời làm
Nam). Ở đó người ta bán cá
tươi mà cũng có những con
cá bị giết theo ý khách. Tôi
nhìn thấy mà chạnh lòng,
giống thân phận con người,
đồng cảm được với nỗi đau
của chúng. Tôi quyết định tái
hiện nỗi đau đó”.
Cũng theo tâmsự củaTrung
Nghĩa: “Tôi hyvọngconngười
nhận ra lợi ích của thiên nhiên,
nhận ra tầm quan trọng của
môi trường sống trong hiện
tại cũng như đối với thế hệ
mai sau. Cho nên ta hãy tôn
trọng, giữ gìn và tái tạo nó.
Trải qua giông bão, trải qua
nát bét thì mỗi người hãy nhớ
còn một bờ tre”.
“Một điểm chung trong tất
cả tác phẩm của tôi là đều có
hoa vươn lên từ nơi đã lụi tàn.
Bởi vì “chỗ có cái chết, có
sự lãng quên thì hoa cỏ dại
mọc, đẹp biết bao”” - Trung
Nghĩa chia sẻ.
“Đối với tôi, những tác
phẩm được triển lãm ở đây
gợi lên sự mất mát, là sự đau
khổ”, “Đó là sự hồi sinh, sự
sống vẫn đâm chồi nơi khô
cằn”, “Tôi cảm nhận được
cái chân chất, mộc mạc của
làng quê Việt Nam bao đời
nay vẫn vậy””... Đó là lời
nhận xét của những bạn trẻ
đến tham dự triển lãm. Hẳn
bởi vì Trung Nghĩa để người
xem tự bộc bạch, tự rung động
và cảm nhận thông điệp mà
anh gửi gắm.
Khán giả Hồ Duy (31 tuổi,
quận Bình Thạnh) chia sẻ về
triển lãm: “Tôi cảm nhận tác
giả đãmang chất liệu tự nhiên,
chất liệu dân gian đến một
tầm cao mới của nghệ thuật.
Xem triển lãm, tôi nhận ra
mặc dù người trẻ ưa chuộng
những yếu tố giải trí quốc tế
nhưng vẫn quan tâm đến văn
hóa nghệ thuật mang tính dân
tộc. Những tác phẩm ở đây
đem lại cảm giác nhẹ nhàng,
thoải mái, rất gần gũi, rất nông
thôn cho người xem”.•
Nghệsĩ TrungNghĩa: “Sựsống
vẫn đâm chồi nơi khô cằn”
Nghệ sĩ
Trung Nghĩa
đồng hành
với bốn người
thợ huyện
Nông Sơn,
tỉnhQuảng
Nam trong
gần bốn năm
để tạo nên
triển lãm
Nát
giỏ còn bờ tre
.
Các tác phẩm
trong triển
lãmđều được
làm từ những
vật liệu tự
nhiên như
mây, tre, đất
sét, nhựa của
cây dầu rái…
Triển lãm
Nát giỏ còn bờ tre
vừadiễn ra từngày 7đến15-11
tại Gallery Hải An (tầng bốn,
nhà sách Hải An, 2B Nguyễn
Thị MinhKhai, quận1,TP.HCM).
Một phần tiền thu được từ
triển lãm sẽ được dùng để xây
dựng lại các khu vệ sinh trong
trường học, mua sắmđồ dùng
học tập cho trẻ em vùng sâu,
vùng xa tại Quảng Nam.
Tiêu điểm
việc cùng tôi, là người bạn
đồng hành đầu tiên mà tôi
tìm được. Mỗi sáng tôi đón
ông ở góc ngã ba đường lúc
trời cònmờ sương. Đó là hình
ảnh tôi không thể nào quên
được” - Trung Nghĩa tâm sự.
Xúc động với hồn dân
tộc trongmỗi tác phẩm
Từ “hòn đá lăn trước mặt
tôi vào một ngày bão to” đến
“vũng nước cá lầy lội mà tôi
và bác Ba, bác Giai, bác Quý
hay bác Nhì vẫn ngồi cạnh”,
hay “con ốc bươu mẹ lặng lẽ
nằm bám dính trên đọt lúa”...
theo lời Trung Nghĩa, tất cả
đều xuất hiện mộc mạc, dung
dị và chân phương trong các
tác phẩm của anh.
Cũng ở triển lãm của Trung
Nghĩa có chiếc ghe cũ nằm
gọn dưới rặng tre, một phần
ghe không còn nguyên vẹn vì
sóng và gió biển. Nhưng nó
vẫn ở đó, lặng yên như nhắc
nhở thầm thì về những ngày
nó cùng con người ra sông,
hồ hay biển lớn. Ở những chỗ
ghe rách, con người không
cònmuốn vá lại nhưng hoa cỏ
vẫn đâm chồi. Và sự sống vẫn
nảy mầm nơi khô cằn, đổ nát.
Có con cá nọ nằm yên, đầu
khô khốc. Đó là tác phẩm
được nhiều người dừng lại để
chiêmngưỡng nhất trong triển
lãm. Trung Nghĩa kể: “Tình
cờ tôi đi chợ Trung Phước
ở huyện Đông Sơn (Quảng
Phạt đến 3 triệu đồng với người không
đeo khẩu trang nơi công cộng
Từ ngày 15-11, Hà Nội và TP.HCM bắt đầu phạt 1-3
triệu đồng nếu không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Trước đó, Bộ Y tế đã hoàn tất và ký ban hành dự thảo
hướng dẫn đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng. Sau
khi có quy định này, người vi phạm có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính 1-3 triệu đồng theo hướng dẫn mới trong
Nghị định 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế của Chính phủ có hiệu lực thực hiện từ tháng 11-
2020 (mức phạt cũ là 100.000-300.000 đồng).
Các địa điểm công cộng sẽ bắt buộc đeo khẩu trang là
nhà ga, bến tàu xe, siêu thị… Sau khi hướng dẫn hoàn
tất, Bộ Y tế đã gửi hướng dẫn cho các tỉnh, thành để địa
phương tùy tình hình cụ thể và quyết định thời gian, địa
điểm công cộng bắt buộc đeo khẩu trang.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà
Nội đã quy định tại năm điểm (bệnh viện, bến bãi đỗ xe,
phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị
và chợ) người dân thủ đô bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP
Hà Nội, qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các
quận, huyện cho thấy nhiều người dân vẫn chủ quan với
dịch bệnh, đặc biệt là không thực hiện đeo khẩu trang tại
nơi công cộng như ở các khu chung cư, chợ, siêu thị.
PV
Bạc Liêu tiếp nhận, cách ly 367 công dân
từ Nhật Bản về nước
Ngày 15-11, ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế,
Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19
tỉnh Bạc Liêu, thông tin tỉnh vừa tiếp nhận và cách ly
phòng dịch COVID-19 367 công dân Việt Nam từ Nhật
Bản về nước.
Trước đó, chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt
Nam đưa 367 công dân từ Nhật Bản về nước đã hạ cánh
an toàn tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ vào khoảng
21 giờ ngày 14-11. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh và khai
báo y tế, các công dân được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 Quân khu 9 bố trí xe đưa về Bạc Liêu cách ly
tập trung 14 ngày theo quy định tại khu nhà ở sinh viên tỉnh
Bạc Liêu, phường 1, TP Bạc Liêu.
Trong 367 công dân tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận, cách ly
lần này có 212 nam, 155 nữ, trong đo có 17 phụ nữ đang
mang thai và tám trẻ em. Đây là những công dân Việt
Nam lao động tại Nhật Bản bị cắt hủy thẻ cư trú do không
có việc làm hoặc hết hạn hợp đồng lao động và một số
công dân đi du lịch tại Nhật Bản bị mắc kẹt khi dịch
COVID-19 bùng phát.
HT
Dừng sáng tác khi tự thấy nhạc mình
không hay như nhạc... Trịnh Công Sơn
Trung Nghĩa từng được biết với cái tên Ni Nguyễn - nhạc
sĩ tạo nên nhiều ca khúc của Bằng Kiều, Mỹ Tâm, Cao Thái
Sơn…Được nhận xét là có kỹ năng viết nhạc tốt nhưng anh
cho rằng những bài hát của mình “dễ nghe nhưng chưa có
chất riêng”. “Nếu không thể viết nhạc hay như Trịnh Công
Sơn, PhạmDuy thì hãy ngừng viết”- Trung Nghĩa đã nói với
lòng mình và dừng sáng tác.
Ở những chỗ ghe
rách, con người
không còn muốn vá
lại nhưng hoa cỏ
vẫn đâm chồi. Và sự
sống vẫn nảy mầm
nơi khô cằn, đổ nát.
Khu nhà ở sinh viên tỉnh Bạc Liêu, nơi 367 công dân từNhật Bản
về nước đang cách ly. Ảnh: PV
Con cá ở chợ Trung Phước trong triển lãmcủa TrungNghĩa. Ảnh: KHÁNHCHI
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook