3
Thời sự -
ThứHai 16-11-2020
Ngày 15-11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN
37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ ký kết trực
tuyến các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn
diện khu vực (RCEP).
RCEP có sự tham gia của Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, 10 nước thành viên của ASEAN, Úc và New
Zealand. Đây sẽ là khu thương mại tự do lớn nhất châu Á,
chiếm 30% GDP và thương mại toàn cầu.
Phát biểu sau lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn
mạnh: Sau tám năm đàm phán, ASEAN và các nước đối tác
đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ để chuẩn bị cho
một giai đoạn hợp tác kinh tế - thương mại mới.
“Lễ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) là một dấu mốc lịch sử, đánh dấu việc các nước
ASEAN với vai trò trung tâm của mình đã cùng các nước
đối tác đặt nền móng cho một giai đoạn hợp tác mới mang
tính toàn diện, lâu dài, hướng đến tương lai nhưng cũng phù
hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước trong khu
vực” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Theo dự thảo, RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập
các quy tắc trong khoảng 20 lĩnh vực, bao gồm các luồng
hàng hóa xuyên biên giới. Đối với Nhật Bản, thỏa thuận sẽ
giảm bớt thuế quan cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy
sản so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc Hiệp định Đối tác kinh tế
Nhật Bản - Liên minh châu Âu.
RCEP cũng sẽ xóa bỏ thuế đối với 61% hàng hóa nhập
khẩu sang Nhật Bản từ các thành viên ASEAN, Úc và New
Zealand, cùng với 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn
Quốc.
Trước những tác động tiêu cực của COVID-19 đã tạo ra
nhiều thách thức lớn cho sự lưu chuyển các luồng thương
mại và đầu tư trong khu vực, việc RCEP nhanh chóng được
ký kết dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các
chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp kinh tế các
nước ASEAN khôi phục và phát triển, trong đó có Việt
Nam và các nước đối tác.
Ngoài ra, việc ký kết thành công RCEP cũng góp phần
vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực,
thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa
thương mại một cách bền vững.
VIẾT THỊNH
Ký kếtHiệpđịnhĐối tác kinh tế toàndiệnkhuvực-RCEP
LÊ THOA
S
áng 15-11, Thành ủy, HĐND,
UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam
(VN) TP.HCM đã tổ chức họp
mặt kỷ niệm 90 năm ngày thành lập
Mặt trận Dân tộc thống nhất VN, ngày
truyền thống MTTQ VN (18-11-1930
– 18-11-2020).
Có lòng tin từ dân,
mọi việc sẽ thuận lợi
Tại cuộc họp mặt, Bí thư Thành ủy TP
Nguyễn Văn Nên đã ghi nhận và biểu
dương Ủy ban MTTQVN TP cùng các
tổ chức thành viên ngày đêm đóng góp
công sức vào sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ và phát triển TP.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận:
Kế thừa và phát huy những thành quả
của 90 năm qua, MTTQ VN các cấp
của TP và tổ chức thành viên đã nỗ lực
phát huy truyền thống, tập trung hiện
tại và xây dựng tầm nhìn về tương lai.
Với trọng tâm là hướng về cơ sở, bắt
đầu từ cơ sở, MTTQ các cấp đã đổi mới
nội dung, điều chỉnh phương thức hoạt
động, đa dạng các hình thức tập hợp
nhân dân. Ban công tác mặt trận ở khu
phố, ấp luôn là lực lượng tiên phong đi
trước. Các sáng kiến, cuộc vận động
của MTTQ VN TP luôn được người
dân đồng thuận, tham gia thực hiện có
kết quả thiết thực. Các hoạt động giám
sát, phản biện xã hội, tiếp xúc đối thoại
của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
các cấp với các tầng lớp nhân dân cũng
được quan tâm, tăng cường.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng nhìn
nhận những kết quả đạt được vẫn còn
khiêmtốnvà chưanhưmongmuốn.Trong
Theo Bí thư Thành ủy
TP.HCMNguyễn Văn Nên,
phải làm sao để mỗi người
dân TP có thể cảm nhận
được TP là nơi đáng sống
và đi xa là nhớ.
Bí thư Nguyễn Văn Nên:
Có gần dân mới
thấu cảm lòng dân
Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễn VănNên cho rằngMTTQphải là
nơi người dân tìmđến, an tâm, tin tưởng, gắn bó và đoàn kết.
đó vẫn còn một số vấn đề tồn đọng qua
nhiều năm chưa thể xử lý căn cơ như
ngập nước, ô nhiễm môi trường… đặt
ra thách thức to lớn đối với Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân TP.
Bí thư Nguyễn Văn Nên khẳng định:
“Chúng ta đều biết rằng các hoạt động
của MTTQ đều bắt nguồn từ cơ sở và
cộng đồng dân cư. Vì có gần dân, sát
dân mới thấu cảm được lòng dân. Khi
người dân gặp khó khăn, bức xúc thì có
nơi để kịp thời chia sẻ, hỗ trợ. Có như
thế người dân mới an tâm, tin tưởng,
gắn bó và đoàn kết. Khi người dân đã
có lòng tin thì mọi việc sẽ thuận lợi và
thành công”.
Thành phố là nơi đáng sống,
đi xa thì nhớ
Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị
Ủy ban MTTQ VN TP phải tiếp tục
nghiên cứu, tìm lời giải cho những
câu hỏi sau: Làm thế nào để huy động
các nguồn lực từ trong nhân dân để
xây dựng và phát triển TP? Làm sao
để kết nối với người giỏi, người tài,
người có kinh nghiệm mong muốn
xây dựng, đóng góp cho TP với tinh
thần thực sự cầu thị, lắng nghe, làm
cầu nối cho mỗi ý tưởng và đeo bám
từng ý kiến, từng đề xuất, từng vấn
đề từ trong nhân dân? Làm sao mọi
ngả đường hướng về sự thịnh vượng
và phát triển TP đều được khai thông,
thông thoáng? Làm sao để mọi ngả
đường đều hướng đến mục tiêu xây
dựng TP.HCM văn minh, hiện đại,
nghĩa tình? Làm sao để mỗi người
dân TP có thể cảm nhận được TP là
nơi đáng sống và đi xa là nhớ?
Bí thư cũng khẳng định: “Để làm tốt
những việc trên, Thành ủy, UBND TP
phải thật sự chăm lo cho Ủy ban MTTQ
VN các cấp và các tổ chức thành viên.
Chăm lo đội ngũ cán bộ chuyên trách
của MTTQ thực sự yên tâm công tác.
Đó là nhiệm vụ quan trọng mà Thành
ủy TP.HCM sắp tới đây sẽ triển khai”.•
Bí thư
Thành
ủy TP
Nguyễn
VănNên
trao kỷ
niệm
chương
cho các
cá nhân.
Ảnh:
LÊ THOA
Tàu cá của ngư dânNguyễn Văn Sanh ở thị trấn ThuậnAn
(huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) bị đánh chìm. Ảnh: N.DO
Nhiều
trường
học ở
Huế bị
tốcmái,
hư hỏng
nặng do
bão số13.
Ảnh:
N.DO
bão. Đồng thời luôn sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật
tư, trang thiết bị ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở
đất khi có yêu cầu.
AN HIỀN
từ TP Đồng Hới đến huyện
Lệ Thủy, nhiều khu vực mất
điện. Nhân viên điện lực đang
gấp rút khắc phục sự cố, đấu
nối lại đường điện.
Đến khoảng 13 giờ cùng
ngày, gió bắt đầu giảm, nhiều
người dân tranh thủ dọn dẹp
nhà cửa, cây cối ngã đổ trên
đường. Trao đổi với PV, ông
Hoàng Ngọc Đan, Chủ tịch
UBNDTPĐồngHới, cho hay
bão đổ bộ chưa gây thiệt hại
gì lớn cho địa phương.
“Công tác phòng bão đã
được chính quyền chuẩn bị
rất kỹ. Khi bão vào, những
đơn vị liên quan trực chiến
100%, các phương án di dân
được thực hiện từ rất sớm nên
ở thời điểm hiện tại, mọi thứ
vẫn trong tầmkiểmsoát” - chủ
tịch TP Đồng Hới thông tin
vào chiều tối 15-11.
Ghi nhận tại bãi biển Bảo
Ninh (xã Bảo Ninh, TPĐồng
Hới), cơ sở vật chất của người
dân tại bờ biển như dù tạm,
khu vực bán hàng đã được
người dân tháo dỡ, vận chuyển
đến nơi an toàn trước bão nên
giảm thiểu thiệt hại.
Ông Đặng Đại Tình, Chủ
tịch UBND huyện Lệ Thủy,
khẳng định bão không ảnh
hưởng quá nhiều đến địa
phương. “Đến thời điểm hiện
tại, địa phương vẫn chưa ghi
nhận được nhiều thiệt hại nặng
về người và của, chúng tôi
đang thống kê những số liệu
cụ thể, tuy nhiên đây là tín
hiệuđángmừng chongười dân
nơi đây” - ông Tình chia sẻ.
Tại huyện Lệ Thủy, nước
sông Kiến Giang vẫn đang
lên nhưng ở mức chậm, một
số đoạn đường gần các cánh
đồng bị ngập nhẹ. Người dân
vẫn có thể đi qua khu vực
ngập nước.
Khu vực xãAnThủy (huyện
Lệ Thủy) là một trong những
điểm chịu ảnh hưởng nặng từ
đợt lũ vừa qua với hơn 12.000
nhân khẩu, địa bàn phần lớn
là những căn nhà cấp bốn.
Trước tình hình nước sông
lên chậm, nhiều người dân đã
kịp chủ động đề phòng trong
việc bảo vệ tài sản trước tình
huống xấu nhất.•
Đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi,
thủy điện
Ban chỉ đạo trung ương cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát đảm
bảo an toàn hồ chứa, hệ thống đê biển, nhất là các hồ chứa xung
yếu, đã đầy nước, các khu vực trọng điểm đê điều; tiếp tục tổ
chức vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn
công trình và chủ động cắt lũ cho hạ du.
ống tốt,