267-2020 - page 12

12
Bùng phát bệnh Whitmore
sau lũ miền Trung
NGUYỄNDO
V
ừa qua, các cơn bão và
mưa lớn liên tục khiến
tình trạng ngập lụt lan
rộng khắp miền Trung. Nhiều
nơi tại khu vực này ngập sâu
kéo dài, là một trong những
nguyên nhân dẫn đến dịch
bệnh, ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người dân.
Số ca Whitmore
tăng đột biến
Đáng chúý là sựgia tăngđột
biến của các ca bệnhWhitmore
do vi khuẩn Burkholderia
pseudomallei gây ra.Trong các
trường hợp mắc bệnh có ông
Phan Thanh Miên, Chủ tịch
UBND xã Bắc Trạch (huyện
Bố Trạch, Quảng Bình), đã
không may tử vong.
Trước đó, mặc dù bị thương
ở khớp gối nhưng ông Miên
vẫn lội nước hỗ trợ người dân
bị cô lập bởi nước lũ. Sau khi
mưa lũ đi qua, ông Miên sốt
nhẹ nên đã đến TrạmY tế xã
Bắc Trạch tiêm thuốc hạ sốt
nhưng không đỡ. Tiếp đó, ông
được đưa đến Bệnh viện (BV)
Hữu nghị Việt Nam - Cuba
Đồng Hới (Quảng Bình) rồi
chuyển lên BV Trung ương
Huế điều trị.
Kết quả xét nghiệmcho thấy
ông Miên bị nhiễm vi khuẩn
Burkholderia pseudomallei từ
vết thương khớp gối phải. Ông
Miên phải thở máy, lọc máu
liên tục nhưng do bị nhiễm
trùng quá nặng và phổi bị
đen, ông đã không qua khỏi.
Theo BS CK II Hoàng Thị
LanHương, PhóGiámđốcBV
Trung ương Huế, bão và sau
đó là lũ lụt kéo dài tại các tỉnh
miền Trung từ đầu tháng 10
đến giữa tháng 11 đã khiến
số ca bệnh Whitmore nhập
viện tăng đột biến. Chỉ một
tháng rưỡi mà BV đã có 28
ca nhập viện, trong đó 50%
bệnh nhân đến từ các tỉnhNam
Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị... Số
còn lại đến từ các huyện Phú
Lộc, Phú Vang, Quảng Điền,
Phong Điền, Hương Thủy
(Thừa Thiên-Huế).
Thống kê tại BV Trung
ương Huế cho thấy từ năm
2014 đến 2019 có 83 trường
hợp được chẩn đoán mắc
bệnh Whitmore (cấy bệnh
phẩmdương tính với vi khuẩn
Burkholderia pseudomallei).
Từ tháng 1 đến tháng 9-2020
có 11 bệnh nhân và từ tháng 10
đến giữa tháng 11 có 28 bệnh
nhân. “Nhiều bệnh nhân đến
BV đã ở giai đoạn muộn, bị
nhiễmkhuẩn huyết, sốc nhiễm
khuẩn hoặc suy đa tạng, điều
trị khó khăn, chi phí điều trị
cao nhưng kết quả không khả
quan” - bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, sự
tăng đột biến số lượng ca bệnh
Whitmore trong tháng 9, 10 và
11 tại Việt Nam là hoàn toàn
giống với các nghiên cứu ở
các vùng dịch bệnh khác trên
thế giới. Lý do là số lượng ca
bệnh có liên quan chặt chẽ và
tỉ lệ thuận với lượngmưa hằng
năm, đặc biệt tăng cao sau lũ
lụt do sự phát triển mạnh mẽ
của vi khuẩn Burkholderia
pseudomallei.
Chủ động phòng ngừa
Bà Hương khuyến cáo
người dân nên hạn chế tiếp
xúc với đất, nước bùn ở vùng
lũ, nhất là những nơi bị ô
nhiễm nặng trước lũ. Những
người có nguy cơ cao như
thường xuyên phải làm việc
ngoài trời, tiếp xúc với đất,
nước dơ phải sử dụng giày,
dép và găng tay để hạn chế
nguồn gây bệnh.
Đặc biệt, khi có vết thương
hở, vết loét... cần tránh tiếp
xúc với đất hoặc nước lũ bị
ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc
phải tiếp xúc thì sử dụng băng
chống thấm và cần được rửa
sạch đảm bảo vệ sinh. Những
người có bệnh mạn tính như
tiểu đường, suy giảm miễn
dịch cần được chăm sóc, bảo
vệ các tổn thương để ngăn
ngừa nhiễm khuẩn.
BệnhWhitmore là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật
do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.Vi khuẩn này
tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước,
lây truyền chủ yếu qua vết thương hở trên da.
BệnhWhitmore ít gặp, không lây thành dịch, ghi nhận số
ca mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt
Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1925, sau
đó xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Bệnh có biểu
hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể gây tử
vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết,
sốc nhiễm trùng.
(Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)
Tại BV Trung
ương Huế, từ năm
2014 đến 2019 có
83 trường hợp được
chẩn đoán mắc bệnh
Whitmore (cấy bệnh
phẩm dương tính
với Burkholderia
pseudomallei).
Đời sống xã hội -
ThứNăm19-11-2020
“BệnhWhitmore hoàn toàn
có thể phòng tránh và điều trị
hiệu quả nếu phát hiện sớm,
điều trị bằng các loại kháng
sinh đặc hiệu. Những trường
hợp tử vong thường là do bệnh
nhân đến bệnh việnởgiai đoạn
muộn, khi đã có tình trạng
nhiễmkhuẩn huyết, sốc nhiễm
khuẩn hoặc suy đa tạng. Khi
nghi ngờ nhiễm bệnh, người
dân cần sớm đến cơ sở y tế
để được tư vấn, khám và can
thiệp kịp thời” - bà Hương
cho biết thêm.
Cũng theo bà Hương, thời
gian tới BVTrung ương Huế
sẽ kết hợp với Viện Vi sinh
vật và Công nghệ sinh học
ĐHQuốc gia Hà Nội sàng lọc
phát hiện các ca bệnh nghi ngờ
bằng kỹ thuật Elisa. Phương
pháp này sẽ mở ra nhiều cơ
hội để bệnh nhân được chẩn
đoán, điều trị sớm và có kết
quả khả quan hơn.
Ông Phan Ngọc Thọ,
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa
Thiên-Huế, cho biết đã chỉ
đạo ngành y tế phối hợp cùng
các phòng, ban chức năng
hướng dẫn các địa phương
tiêu độc khử trùng, không để
dịch bệnh bùng phát sau bão,
lũ. Cạnh đó phải chuẩn bị cơ
sở, vật tư y tế sẵn sàng phòng
ngừa dịch bệnh COVID-19
nếu có.•
Từ đầu
tháng 10 đến
giữa tháng
11-2020,
BVTrung
ương Huế
tiếp nhận 28
trường hợp
mắc bệnh
Whitmore,
trong khi
chín tháng
đầu năm chỉ
có 11 ca.
Tiêu điểm
Theo số liệu tại hội thảo
bệnhWhitmore toàncầu tháng
8-2016, từ tháng 6 đến tháng
12-2015,Việt Namđãphát hiện
70 ca bệnh Whitmore tại năm
tỉnh Bắc Trung bộ là Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị và Huế.Trong đó có 18 ca tử
vong, 11 ca ghi không rõ, 11 ca
khác phải chuyển tuyến.Tỉ lệ tử
vong trung bình của bệnh này
là 40%-60%.
BS CKII
HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG
,
Phó Giám đốc BV Trung ương Huế
Trong văn bản vừa gửi đến Bộ Tài chính, Bộ LĐ-
TB&XH đề xuất nâng mức quà tặng của Chủ tịch
nước đối với người có công với cách mạng. Theo Bộ
LĐ-TB&XH, hằng năm nhân dịp tết Nguyên đán và
kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7), Thủ tướng
ủy quyền cho Bộ LĐ-TB&XH trình Chủ tịch nước ban
hành quyết định tặng quà cho một số đối tượng có công
với cách mạng.
Từ năm 2010 đến nay, quà tặng cho đối tượng trên gồm
hai mức là 400.000 và 200.000 đồng/suất quà. Trong điều
kiện tình hình kinh tế - xã hội cụ thể hiện nay, mức quà
tặng trên không thực sự phù hợp. Vì vậy, vấn đề này được
cử tri, đại biểu Quốc hội rất quan tâm, thường xuyên chất
vấn, kiến nghị qua các kỳ họp Quốc hội.
Cạnh đó, mức quà tặng của địa phương dành cho các
đối tượng này thông thường cũng cao hơn mức quà tặng
của Chủ tịch nước và được điều chỉnh tăng qua các năm.
Trên cơ sở đó, tiếp thu kiến nghị của các cử tri, đại biểu
Quốc hội và đoàn giám sát của Quốc hội, Bộ LĐ-TB&XH
đề xuất với Bộ Tài chính điều chỉnh mức quà tặng của
Chủ tịch nước theo hai phương án như sau:
Phương án 1, đề xuất hai mức quà tặng là 1 triệu và
500.000 đồng/suất. Bộ LĐ-TB&XH cho rằng nhu cầu
kinh phí thực hiện phương án này là 1.663 tỉ đồng, tăng so
với hiện hành là 998 tỉ đồng.
Phương án 2, đề xuất hai mức quà tặng lần lượt là
800.000 và 400.000 đồng/suất. Bộ cho biết nhu cầu kinh
phí thực hiện phương án này là 1.331 tỉ đồng, tăng so với
hiện hành là 665 tỉ đồng. Thời gian áp dụng mức tăng là
từ năm 2021.
Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng theo phương án 2 thì
mức quà tặng của người có công sau khi điều chỉnh vẫn
thấp hơn trong mối tương quan với mức chuẩn để xác
định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công tại
thời điểm tháng 1-2010 là 685.000 đồng. Mặt khác, thời
gian thực hiện mức quà tặng hiện hành của Chủ tịch nước
đối với người có công với cách mạng đã tương đối dài (11
năm). Vì vậy, bộ đề xuất lựa chọn phương án 1.
Bộ Tài chính cũng cho rằng mức quà tặng của Chủ tịch
nước hai dịp trên đã được thực hiện từ năm 2010 đến
nay, trong khi mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người
có công với cách mạng và mặt bằng giá cả đã có sự điều
chỉnh tăng trong thời gian qua nên việc điều chỉnh mức
quà tặng là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,
ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước
chín tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 64,5% dự toán, giảm
11,5% so với cùng kỳ nhiều năm gần đây. Cạnh đó, tình
hình dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc chưa
có vaccine phòng, chống dịch bệnh vẫn là rủi ro đối với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, để phù hợp với khả năng của ngân sách nhà
nước, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH cân nhắc, trình Thủ
tướng phương án tăng mức quà tặng của Chủ tịch nước
nhân dịp tết Nguyên đán và ngày 27-7 hằng năm từ mức
200.000 và 400.000 đồng/suất như hiện nay lên tối đa
thành mức 300.000 và 600.000 đồng/suất. Như vậy là
tăng tối đa 50% so với mức quà tặng hiện hành và tương
đương chỉ số trượt giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2010 đến
hết năm 2019.
VIẾT LONG
Sẽ nângmức quà tặngvới người có công
Một bệnh nhânmắc bệnhWhitmore đang được điều trị tại BV Trung ươngHuế. Ảnh: NGUYỄNDO
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook