267-2020 - page 13

13
“Má Trị” - giám thị chuyên trị
học trò bằng cái tâm
NGUYỄNQUYÊN
V
ềhưu từnăm2010nhưng
gần 10 năm qua, cô Trị
vẫn được nhà trường
“giữ chân” tại trường với một
chức vụ đặc biệt là “mama
đại tổng quản”. Cô phải quán
xuyến toàn bộ công việc trong
trường, bên cạnh đó thường
xuyên tiếp phụ huynh và xử
lý những tình huống rắc rối
của lứa tuổi học trò.
Dù chuyên “trị” học sinh
nhưng bằng tình cảm và
nghệ thuật “đắc nhân tâm”
của mình, cô Trị luôn được
các em yêu quý, phụ huynh
nể trọng.
“Má Trị” nghiêmkhắc,
tinh tế và nhân hậu
Ghé trường từ sáng nhưng
PV vẫn chưa thể tiếp xúc với
cô Trị vì công việc của cô cứ
tất bật. Hết kiểm tra phòng
học, xem sổ ghi chép, cô lại
tiếp phụ huynh.
Cô Trị vốn tốt nghiệp cử
nhân ngành điện tử ứng dụng
(ĐH Tổng hợp) vào năm
1978. Ban đầu, do không
thích đi dạy nên cô mới chọn
Trường Tổng hợp nhưng thời
đó thiếu giáo viên nên sau cô
được bổ nhiệm làm giáo viên
môn vật lý Trường THPTBùi
Thị Xuân từ tháng 2-1979.
Từ năm 1992, cô được phân
công làm giám thị. Sau đó,
cô giữ chức vụ tổng giám thị
của trường cho đến bây giờ.
Câu chuyện dang dở vì có
học sinh đến xin nghỉ học.
Cô nhẹ nhàng dặn dò: “Con
bị bệnh gì? Con cố gắng ăn
uống rồi nhanh đi học trở
lại nhé”.
“Từmột giấy xin phép nghỉ
học của phụ huynh, học sinh
nhưng nếu quan tâm, có thể
phát hiện ra nhiều hoàn cảnh
đáng thương” - cô Trị nói.
Cô nhớ lại, cách đây ba
năm có một phụ huynh vào
đưa giấy xin phép cho con
nghỉ học. Qua ăn mặc, cô có
thể thấy đó là một người lao
động vất vả. Sau một hồi dò
hỏi, cô biết nữ sinh bị bệnh
tuyến giáp, phải nghỉ học
nhiều lần. Điều đáng nói, em
chỉ được khám ở phường do
nhà không có tiền mua bảo
hiểm. Không suy nghĩ, cô
rút ra 500.000 đồng đưa phụ
huynh, bảo ra phường mua
bảo hiểm để nhanh chóng
đưa con đi khám.
“Sauđóhai tuần, khi đi giám
sát học sinh thi học kỳ tại các
phòng, tôi thấy mặt em xanh
lè, mệt mỏi. Biết rõ tình trạng
của em, tôi báo với thầy phó
hiệu trưởng và gọi cho phụ
huynh đưa em đi khám. Sau
đó bảo gia đìnhmang hóa đơn
đỏ về để nhà trường thanh
toán, không chờ chi trả bảo
hiểm nữa vì mất nhiều thời
gian. Hiện nay, nữ sinh năm
xưa đã là sinh viên Trường
ĐH Luật TP.HCM. Em cũng
hay trở về thăm tôi mỗi khi
rảnh rỗi” - cô Trị cười bảo.
11 giờ trưa, phòng giám
thị trở nên nhộn nhịp vì học
sinh các lớp xuống nộp sổ đầu
bài. “Má Trị ơi, con nộp sổ
nha” - tiếng học trò vang lên.
Minh Thùy, học sinh lớp
12A15, cho biết: “Cô Trị nổi
tiếng nghiêmkhắc và khó tính
nhưng những việc cô làm đều
xuất phát từ chính tấm lòng
thương học sinh nên tụi em
ai cũng quý mến cô”.
“Đợt đó, bạn em có chuyện
buồn. Cô biết chuyện đã tìm
gặp. Bạn ấy chia sẻ, cô lắng
nghe và đưa ra lời khuyên.
Từ đó, mỗi khi có chuyện,
tụi em đều gặp cô để được tư
vấn” - Thùy kể thêm.
Tạo cơ hội để học sinh
thay đổi
Trải qua nhiều thế hệ học
trò, cô Trị cho biết giáo dục
đã thay đổi, học trò mỗi thời
một khác. Nếu trước đây
người thầy dùng uy quyền
để áp đặt học sinh thì bây
giờ sử dụng điều đó sẽ phản
tác dụng. Chính cô trước mọi
vấn đề đều lắng nghe các em
thổ lộ, sau đó mới chỉ ra chỗ
đúng, sai của mỗi học trò.
Cô Trị cho biết làm nghề
này phải nghiêm khắc nhưng
cũng phải để học trò biết mình
làm thế không phải vì ghét bỏ
mà vì thương các em.
Trướcmọi vấn đề, cô không
đặt nặng chuyện xử phạt. Bởi
xử phạt không giúp học sinh
tiến bộ mà cần tạo cơ hội để
các em thay đổi.
Chuyện là cách đây đã nhiều
năm có một nam sinh thường
xuyên hút thuốc. Thầy giám
thị thấy emhút thuốc, chạy lại
để bắt quả tang nhưng em đã
vội vứt đi. Dù thế, thầy vẫn
xử phạt em. Nhưng nam sinh
kia không đồng ý khiến thầy
trò trở nên căng thẳng. Cô Trị
phải vào giảng hòa.
Cô hỏi nam sinh về sự việc
xảy ra, em này đáp: “Con
không hút thuốc nhưng thầy
lại kết tội”. Thực tế đứng
cạnh em đã nghe mùi thuốc
nhưng cô vẫn nói: “Thầy giám
thị này kỳ thật, học trò của
cô không hút thuốc, sao lại
nói thế? Lần này cô tin con.
Giờ con làm cam kết đi, nếu
từ đây về sau con hút thuốc,
cô bắt được, con sẽ bị trường
xử lý”. Nam sinh kia đồng ý.
Gần một tuần sau, hoàn
Quản lý bán trú: Khóa những phòng
không sử dụng
Đối với công tác quản lý bán trú, cô Trị rất sát sao. Cứ mỗi
buổi trưa, khi học sinh đến giờ ngủ đều có các giám thị đến
giám sát. Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường,
cho biết chính cô Trị là người đã nghĩ ra việc cần phải khóa
những phòng học không sử dụng trong giờ trưa để tránh
những sự việc không nên. Theo bà Dung, chỉ có người thấu
hiểu tâm tính học sinh và có sự từng trải như côTrị mới nghĩ
ra những điều như thế. Hơn nữa, lứa tuổi này học sinh cũng
hay có những tình cảm mới lớn nên cô hay chú ý các cặp
đôi và từ đó hướng các em đến việc học.
“Hạnh phúc nhất
khi làm nghề này
là giáo dục được
một học sinh chưa
ngoan thành
ngoan” - cô Trị.
Đời sống xã hội -
ThứNăm19-11-2020
Gần 40 nămgắn bó với nghề giáo, trong đó có 28 năm làm công tác giám thị,
cô TrươngThị Trị - Tổng giám thị Trường THPT BùiThị Xuân, quận 1, TP.HCM
đã để lại bao thương nhớ trong lòng học trò.
toàn vô tình khi đi trên đường,
lúc đèn đỏ, cô dừng xe. Ngay
cạnh cô là cậu học trò đang
phì phèo điếu thuốc. Nhìn
thấy cô, nam sinh hốt hoảng
vứt ngay điếu thuốc. Cô vẫn
bình thản về trường. Cậu học
trò chạy theo vào tận phòng
giám thị và xin lỗi. Cô vờ
như không có việc gì, hỏi:
“Sao em xin lỗi cô?”. Nam
sinh kia đáp: “Em xin lỗi vì
em đã hút thuốc. Em biết lỗi
của em rồi”. CôTrị đáp: “Vậy
cứ theo cam kết thực hiện”.
Vốn biết tính cô Trị thẳng
thắn, nói là làm, nam sinh xin
lỗi và hứa sẽ từ từ bỏ thuốc.
Mấy năm sau, hai cô trò vô
tình gặp lại trong một quán
phở, giờ đây em đã trở thành
một chú công an chững chạc.
“Hạnh phúc nhất khi làm
nghề này là giáo dục đượcmột
học sinh chưa ngoan thành
ngoan. Hơn nữa, tôi tìm hiểu
và giúp đỡ được các em có
hoàn cảnh khó khăn tiếp tục
vững bước đến trường. Làm
công việc này cực nhưng vui
vì qua đó tôi cũng học được
nhiều bài học để áp dụng cho
bản thân, gia đình và cộng
đồng. Nếu có sức khỏe, tôi
vẫn muốn tiếp tục công việc
này” - cô Trị nói.
Sát sao với học sinh
còn hơn cha mẹ
Với sự quản trị cũng như
cách xử sự của mình, cô Trị
luôn được học sinh quý mến
cũng như phụ huynh kính nể.
Tranh thủđưacon tới trường,
chị Đào Thị Thu Hà lại dành
thời gian ghé qua phòng giám
Họ đã nói
Nhờ cô Trị, trường
chưa bao giờ lập hội
đồng kỷ luật học sinh
Từ lúc tôi về trường làmhiệu
trưởng đồng hành cùng với cô
Trị đến bây giờ, chưa bao giờ
trườngphải thành lậphội đồng
kỷ luật để xửphạtmột học sinh
nào. Bởi khi có vấn đề, côTrị đã
tự giải quyết ổn thỏa mọi việc.
Qua sự lắng nghe, giải thích
của cô, mọi học sinh phạm lỗi
đều nhận ra lỗi lầm của mình.
Chính các emtựhứa khắc phục
và đã làm được.
VŨ THỊ NGỌC DUNG
,
Hiệu trưởng nhà trường
thị để thăm cô Trị. Vừa là cựu
học sinh, vừa là phụ huynh
của trường nên tình cảm chị
dành cho cô Trị rất nhiều.
Chị Hà chia sẻ hồi chị
học, cô Trị dạy môn vật lý.
Chuyên môn cô giỏi nhưng
tính cô nghiêm khắc. Đối với
cô, học ra học, chơi ra chơi.
Dù cô hơi khó tính nhưng học
sinh đều quý vì tất cả những
điều cô làm đều vì học sinh.
“Tụi nhỏ đi đâu, cứ có cô
Trị đi cùng là chúng tôi yên
tâm. Cô hiểu được tâm tính
của lứa tuổi này. Cô còn quan
tâm đặc biệt đến chuyện học,
ăn ngủ của từng đứa. Cứ đến
mùa thi, cô Trị còn sát sao
việc học của mỗi đứa hơn cha
mẹ. Vì thế tụi nhỏ của trường
thương cô lắm. Tụi nó toàn gọi
cô bằng hai từ thân thương
“Má Trị”” - chị Hà nói thêm.
Nhắc đến cô Trị, bà Vũ Thị
Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà
trường, khẳng định cô giống
“mama đại tổng quản”. Các
công việc của tổng giám thị,
cô Trị đều quán xuyến hết.
Bên cạnh đó, khi học sinh
có những vấn đề cụ thể mà
nhà trường phát hiện ra thì
cô đều giải quyết một cách
ổn thỏa. Cô luôn lo lắng cho
học trò, khi phát hiện học trò
có hoàn cảnh éo le hay gặp
một sự cố đáng tiếc, cô đều
tìm cách giúp đỡ, bao bọc,
chở che để các em phát triển
nên người.•
Cô Trương Thị Trị: “Làmcông việc này cực nhưng vui, qua đó tôi
cũng rút ra được nhiều bài học cho bản thân”. Ảnh: KHÁNHCHI
Những
người thầy
tỏa sáng
phía sau
bục giảng
- Bài 3
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook