275-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy 28-11-2020
Tự chủ đại học: Chưa chuyển biến
đáng kể do nhiều vướng mắc
Vướngmắc trong quan niệm, vướngmắc ở góc độ pháp lý, kể cả vướngmắc trong quản lý nhà nước
là những khó khăn khiến tự chủ đại học ở Việt Namnhững nămqua chưa có dấu ấn, bước tiến đáng kể.
HÀPHƯỢNG
T
iếp nối thành công chuỗi
hội thảo giáo dục được
tổ chức hằng năm, ngày
27-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội đã
tổ chức Hội thảo Giáo dục
Việt Nam 2020 với chủ đề
“Tự chủ trong giáo dục đại
học (GDĐH) - từ chính sách
đến thực tiễn”.
Hội thảo là diễn đàn cho
các nhà quản lý, các chuyên
gia, nhà giáo, nhà khoa học
cùng trao đổi, thảo luận về
thực trạng triển khai tự chủ
trong GDĐH, nhất là từ sau
khi Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật GDĐH được
ban hành và có hiệu lực thi
hành từ tháng 7-2019. Trên
cơ sở đó, các đại biểu đề xuất
các ý tưởng, giải pháp thúc
đẩy thực hiện tự chủ ĐH,
tạo điều kiện cho GDĐH
phát triển.
Hệ thống pháp luật
chưa đồng bộ
Tham luận tại hội thảo, bà
Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu
trưởng Trường ĐH Luật Hà
Nội, đánh giá hiện nay hệ
thống pháp luật chưa đồng
bộ và thống nhất khiến một
số quy định về tự chủ ĐH của
Luật GDĐH có nguy cơ bị
vô hiệu hóa, không thi hành
được trên thực tế.
Với những quy định thông
thoáng tạo cơ sở pháp ly vững
chắc cho tự chủ ĐH của các
cơ sở GDĐH, Luật GDĐH
kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy
thúc đẩy tự chủ ĐH trên diện
rộng. Tuy nhiên, vì chưa có
sự đồng bộ giữa các quy định
của Luật GDĐH mới được
sửa đổi với các luật khác có
liên quan nên các quy định
pháp luật về tự chủ ĐH vẫn
chưa thể phát huy tác dụng,
đặc biệt khi thực hiện quyền
tự chủ trong tổ chức và nhân
sự, tài chính và tài sản.
Cụ thể, quyền tự chủ trong
tổ chức và nhân sự được Luật
GDĐH (sửa đổi) trao thẩm
quyền khá rộng cho cơ sở
GDĐH trong việc quyết định
cơ cấu lao động tổng thể cũng
như về từng vị trí việc làm;
tuyển dụng, quản lý và sử
dụng nhân sự trong trường.
Tuy nhiên, đối với các cơ sở
GDĐH công lập, đa số nhân
sự trong trường là viên chức,
phải tuân thủ các quy định của
Luật Viên chức hiện hành (có
hiệu lực từ 1-7-2020). Vì thế,
thủ tục tuyển dụng, quản lý
và sử dụng viên chức trong
trường ĐH công lập không
thể vượt ra ngoài quy định
của Luật Viên chức. Với tư
cách là viên chức, lương và
phụ cấp của giảng viên hiện
nay được thực hiện theo chức
danh nghề nghiệp và thang,
bậc lương tương ứng (như
các chức danh nghề nghiệp
viên chức khác).
“Vì thế, liệu cơ sở GDĐH
với quyền tự chủ về nhân sự
có thể “vượt rào” để thu hút
người tài cho công tác đào tạo
và nghiên cứu như ở các nước
có nền GDĐH tiên tiến?” - bà
Lan Anh đặt câu hỏi.
Phó hiệu trưởngTrườngĐH
Luật Hà Nội lo lắng: Khi tự
chủ ĐH ồ ạt dễ có nguy cơ gia
tăng cạnh tranh không lành
mạnh giữa các trường có cùng
ngành nghề, lĩnh vực đào tạo
do muốn thu hút người học,
hạ giá dịch vụ đào tạo lại dẫn
tới giảm chất lượng đào tạo
hay sử dụng quá công năng
của cơ sở đào tạo về nhân lực
và cơ sở vật chất…
“Không có tự chủ ĐH
sẽ không có những
trường ĐH mạnh”
Nhìn từ sự việc của Trường
ĐHTôn Đức Thắng vừa qua,
ông Trần Đức Viên, Học viện
Nông nghiệpViệt Nam, tham
luận: Tự chủĐH là con đường
bắt buộc của các cơ sởGDĐH
hiện nay.
“Tự chủ gần như là đường
một chiều, là con đường chúng
ta phải đi. Không có tự chủ
ĐH sẽ không có những trường
ĐH mạnh” - ông Viên nói.
Tuy nhiên, cũng có một
thực tế là cho đến nay, dù tự
chủ ĐH đã được thừa nhận và
Tiêu điểm
Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực
trạng cơ quan chủ
quản chưa muốn
“buông” trường trực
thuộc, trong đó có
quan niệm xã hội về
tự chủ ĐH.
ThứtrưởngBộGD&ĐTHoàng
Minh Sơn đề xuất, kiến nghị:
Quốchội cầnquan tâmsửađổi,
bổ sung các luật, từng bước
hoàn thiện hệ thống văn bản
luật đồng bộ cho tự chủ ĐH.
ÔngSơncũngkiếnnghịChính
phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ
sung các nghị định hướng dẫn
để đồng bộ với Luật GDĐH và
Nghị định 99, chẳng hạn như
cơ chế tài chính, đặt hàng đào
tạo, khoa học và công nghệ,
quản lý tài sản công, tuyển
dụng người nước ngoài.
Đại diện các trường đại học tư thục chia sẻ những khó khăn của tự chủ đại học. Ảnh: P.ĐIỀN
thúc đẩy gần 30 năm nhưng
dường như chưa thực sự tạo
ra những chuyển biến đáng kể
về chất lượng đào tạo, quản
trị và nghiên cứu khoa học
so với tiềm năng của các cơ
sở giáo dục và so với mong
đợi của xã hội.
Trong quá trình vận hành tự
chủ ĐH, người ta thấy phản
ứng của các trường ĐH với
“cơ chế chủ quản” có thể
chia làm hai nhóm: Một là
chưa muốn từ bỏ cơ quan
chủ quản, chưa muốn thoát
ra khỏi cơ chế cũ, phát triển
tuy có chậm nhưng “lành” và
an toàn; hai là đón nhận cơ
chế tự chủ ĐH như đón một
luồng sinh khí mới, làm được
nhiều việc tốt nhưng cũng
đòi hỏi cơ quan chủ quản
trả lại các quyền tự chủ đã
được luật định để họ có thể
phát huy cao nhất các lợi thế
do tự chủ ĐH mang lại, đưa
trường ĐH lên tầm cao mới
về quản trị và chất lượng.
Một số ít trường thuộc loại
này thường có khúc mắc và
đôi khi là xung đột về tự chủ
ĐH với cơ quan chủ quản.
Theo ôngViên, tình trạng số
đông vẫn muốn duy trì lề thói
tuân thủ quản lý từ trên xuống
và hiện tượng một vài xung
đột giữa cơ quan chủ quản với
trường trực thuộc thời gian qua
đã gióng lên hồi chuông báo
động về việc “cái áo” của cơ
chế chủ quản cũ đã chật hẹp,
cần phải giải quyết mối quan
hệ giữa cơ quan chủ quản và
trường trực thuộc một cách
căn cơ, bài bản, khoa học để
từng bước xóa bỏ cơ chế chủ
quản theo tinh thần của Nghị
quyết 14/2005.
Cũng theo lãnh đạo Học
viện Nông nghiệp Việt Nam,
có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến thực trạng cơ quan chủ
quản chưa muốn “buông”
trường trực thuộc, trong đó
do quan niệm xã hội về tự
chủ là rất lớn.•
TP.HCM có thêm 810 bác sĩ
Tự chủ ĐH không phải là tự lo, tự túc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng quan niệm tự chủ
chính là tự lo, tự túcđang làmsai lệchquanniệmvề tựchủĐH.
“10 năm trước, nếu cứ nói đến tự chủ người ta sẽ nghĩ
ngay đến việc cơ sở giáo dục sẽ phải tự túc kinh phí, tự thu
tự chi. Hiện nay tư tưởng này vẫn còn trong một bộ phận
viên chức. Nhiệmvụ của chúng ta là làmchomọi người phải
hiểu tự chủ là Nhà nước vẫn hỗ trợ, vẫn phải chịu sự quản lý
của Nhà nước ởmặt pháp luật”- PhóThủ tướng nhấnmạnh.
Sáng 27-11, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã
tổ chức lễ tốt nghiệp cho 810 bác sĩ y khoa hệ chính quy
và 208 cử nhân khối ngành sức khỏe.
Các ngành sức khỏe bao gồm: 93 cử nhân điều dưỡng, 15
cử nhân điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, 10 cử nhân
điều dưỡng chuyên ngành cấp cứu ngoài bệnh viện, 29 cử
nhân xét nghiệm y học, 22 cử nhân kỹ thuật hình ảnh y học, 21
cử nhân khúc xạ nhãn khoa và 18 cử nhân y tế công cộng. 
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, PGS-TS-BS Ngô Minh
Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Đối với sinh
viên, học viên và cả quý phụ huynh thì không có ngày vui
nào hơn ngày được vinh danh nhận bằng tốt nghiệp, nhất
là đối với ngành khoa học sức khỏe có đầu vào rất khó,
học rất dài và rất vất vả.
Để đền đáp công ơn của cha mẹ và gia đình, công lao
nhà trường và bệnh viện, chúng tôi chỉ mong các em làm
thật tốt nhiệm vụ của người cán bộ y tế với xã hội, đem
hết tâm huyết và tài năng để chăm lo cho bệnh nhân, cho
khách hàng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ dù ở bất cứ vị
trí công tác nào được phân công.
Những điều mà các em đã học được ở trường mới chỉ là
những kiến thức cơ bản, nền tảng làm hành trang ban đầu
để các em bước vào đời.
Việc trước mắt là các em phải trải qua thời gian thực
hành lâm sàng để được cấp chứng chỉ hành nghề y, có
như vậy các em mới thực sự trở thành người thầy thuốc
được hành nghề khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh
nhân, cho khách hàng...
... Các em đừng bao giờ quên những bệnh nhân,
họ chính là những người thầy thầm lặng đã cho phép
chúng ta thăm khám, thực hành y khoa ngay trên chính
cơ thể và sức khỏe của họ. Không có những người thầy
đặc biệt này thì chúng ta không thể có được kỹ năng
thực hành lâm sàng, do vậy chúng ta luôn phải tôn
trọng và hãy thương yêu bệnh nhân như chính những
người thân của mình”. 
Từ trung tâm đào tạo mỗi năm chỉ tuyển sinh khoảng
100 sinh viên y khoa trong thập niên 1990 với một mã
ngành ĐH duy nhất là bác sĩ đa khoa, hiện nay trường
đã được tuyển sinh 1.400 sinh viên mỗi năm với chín mã
ngành đào tạo ĐH chính quy.
KHA NHIÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook