275-2020 - page 6

6
Xin tiền không được, con rể ngoại quốc
sát hại mẹ vợ
Ngày 27-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm,
bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Xiong
Zhuogen (39 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), tuyên y án tử
hình về tội giết người.
Cuối năm 2018, thông qua mai mối, bị cáo sang Việt
Nam làm đám cưới với chị Đ. nhưng không đăng ký kết
hôn rồi đưa chị này sang Trung Quốc sinh sống.
Đến tháng 5-2019, do mâu thuẫn, chị Đ. bỏ về Việt Nam
sống cùng mẹ ruột là bà Võ Thị Mộng Điệp tại huyện Gò
Dầu (Tây Ninh).
Ngày 2-6, bị cáo sang Việt Nam, đến ở nhà vợ bảy ngày
nhưng không gặp được chị Đ. Sáng 9-6, bị cáo hỏi bà
Điệp về tung tích của vợ thì bà cho biết chị Đ. không ở
nhà. Lúc này, bị cáo kêu bà Điệp đưa tiền để trở về Trung
Quốc. Bà Điệp nói không có tiền nên hai bên cãi nhau dẫn
đến xô xát. Bà Điệp dùng móc đồ đánh vào lưng con rể, bị
cáo vớ khúc cây đánh liên tiếp vào đầu bà Điệp.
Trong lúc giằng co, bà Điệp lấy dao định đâm nhưng bị
cáo chụp được và dùng dao tấn công lại khiến nạn nhân tử
vong. Gây án xong, bị cáo gom đồ bỏ trốn và bị công an
bắt giữ. Nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não do vật
tày tác động, đa vết thương phần mềm...
Tại tòa, bị cáo cho rằng hành vi của mình không phải
là giết người mà là tự vệ chính đáng dẫn đến chết người.
HĐXX phúc thẩm nhận định khi bà Điệp cố tìm cách trốn
thoát nhưng bị cáo đã truy cùng đuổi tận, thực hiện hành
vi giết người hết sức man rợ khiến nạn nhân tử vong.
Mặc dù gia đình bị cáo đã bồi thường cho bị hại 20 triệu
đồng là tình tiết giảm nhẹ nhưng hành vi của bị cáo là hết
sức nguy hiểm, cần loại bỏ khỏi xã hội. Từ đó, HĐXX
tuyên án như trên.
CÙ HIỀN
Tử hình 2 bị cáo buôn 5 kg ma túy,
trốn truy nã
Ngày 26-11, TAND tỉnh Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên
phạt tử hình hai bị cáo Nguyễn Văn Duận về tội mua
bán trái phép chất ma túy và Nguyễn Văn Hào về tội vận
chuyển trái phép chất ma túy.
Duận (40 tuổi, trú xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương,
Nghệ An) và Hào (47 tuổi, quê Bắc Giang, trú quận 12,
TP.HCM). Trước đó, ở vụ án khác, ngày 7-9, TAND tỉnh
Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên phạt Duận tử hình về cùng tội
danh. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Theo hồ sơ, Duận từng thụ án 10 năm tù về tội giết
người. Sau khi ra tù, Duận lại tham gia đường dây ma
túy xuyên tỉnh rồi bỏ trốn khi đồng phạm bị bắt. Tháng
3-2020, Công an tỉnh Nghệ An ra lệnh truy nã Duận về tội
mua bán trái phép chất ma túy.
Duận trốn vào TP.HCM thì gặp và làm quen với Hào.
Tại đây, Duận đặt vấn đề thuê Hào ra Nghệ An vận
chuyển ma túy vào TP.HCM để bán với tiền công 20 triệu
đồng/kg ma túy đá. Hào đồng ý. Ngày 6-4, Duận gọi điện
thoại cho một người Lào đặt mua 5 kg ma túy đá với giá
25.000 USD rồi đóng giả khách du lịch từ TP.HCM đến
biên giới Nghệ An - Lào mua ma túy.
Sau đó, Duận gọi điện thoại bảo Hào thuê ô tô ra Nghệ
An chở ma túy. Hào điều khiển ô tô chở 5 kg ma túy đá
trở vào đến cầu Bến Thủy (bắc qua sông Lam nối quốc lộ
1A qua tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh) thì bị công an bắt giữ.
Tại tòa, Hào khai vì khó khăn và cần tiền nên đã đồng ý
vận chuyển 5 kg ma túy để lấy 100 triệu đồng tiền công.
Hào cũng khai không biết Duận đang bị truy nã.
Hai bị cáo thành khẩn khai báo, thể hiện ăn năn hối cải,
trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn, con nhỏ, xin giảm
nhẹ hình phạt để có cơ hội sống.
HĐXX nhận định hai bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng, có bàn bạc, có tổ chức, số lượng ma túy rất lớn nên cần
loại bỏ vĩnh viễn cả hai ra khỏi đời sống xã hội.
Đ.LAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy28-11-2020
Siêng làm đơn đề nghị công nhận
liệt sĩ cho con gái của bà là chị Lê
Thị Chiến (sinh năm 1961). Theo
bà Siêng, năm 1974, chị Chiến khi
đó mới 13 tuổi, đi làm giao liên
công khai phục vụ cánh B của lộ
30 ra sông Cổ Chiên và các phân
đội trinh sát chốt trên địa bàn khu
phố thị trấn Mỏ Cày.
Ngày 21-12-1974, sau khi đi công
tác xong, chị Chiến có xin phép về
nhà chơi. Trong đêm đó, chị Chiến
cùng hai người em đi xuống ghe
đóng đáy thì không may bị chìm
ghe và mất.
Bà Siêng có đơn gửi đến các cơ
quan có thẩm quyền yêu cầu công
nhận liệt sĩ cho chị Chiến. Tuy
nhiên, các cơ quan đều trả lời trường
hợp của chị Chiến là đi đóng đáy
(một cách đánh bắt tôm cá ở miền
Tây - NV) bị chìm ghe mất, không
đủ điều kiện để công nhận liệt sĩ.
Bà Siêng gửi đơn đến UBND
tỉnh Bến Tre thì cơ quan này ban
hành công văn trả lời trường hợp
của chị Chiến không đủ điều kiện
để công nhận liệt sĩ.
Bà khiếu nại thì chủ tịch UBND
tỉnh Bến Tre ban hành Công văn
2803 thay thế công văn cũ xác định
chị Chiến mất là do đi đóng đáy và
chìm ghe nên không đủ điều kiện
để công nhận liệt sĩ.
Tháng 12-2019, bà Siêng khởi
kiện, yêu cầu tòa hủy Công văn
2803 của chủ tịch UBND tỉnh và
yêu cầu UBND tỉnh công nhận liệt
sĩ cho con gái bà.
Tại tòa, người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của chủ tịch UBND
tỉnh cho rằng Công văn 2803 xác
định chị Chiến là người đưa thư
cho Công an huyện Mỏ Cày. Ngày
21-12-1974, sau khi đưa thư xong,
chị Chiến xin phép về nhà chơi.
Sau đó, chị Chiến cùng hai người
em đi đóng đáy và bị gãy sào đáy
đè chìm ghe nên tử vong.
Có mất khi làm
nhiệm vụ không?
HĐXX nhận định theo xác nhận
của những người trong ban lãnh
đạo Công an huyện Mỏ Cày (cũ)
thì ngoài việc phân công chị Chiến
đi đưa thư, ban lãnh đạo còn kêu
chị về nhà xin tép cho đơn vị để
cải thiện đời sống. Tuy nhiên, về
vấn đề này, UBND tỉnh Bến Tre
chưa tiến hành xác minh, làm rõ
chị Chiến có được lệnh về lấy tép
phục vụ cho đơn vị hay không.
Ngoài ra, theo xác nhận của
người vớt xác chị Chiến, ngày
21-12-1974, ngoài xác của chị còn
THUGIANG
T
AND tỉnh Bến Tre vừa xử sơ
thẩm vụ án hành chính giữa
người khởi kiện là bà Nguyễn
Thị Siêng (sinh năm 1939, ngụ xã
Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam)
và người bị kiện là chủ tịch UBND
tỉnh này.
Công văn từ chối
công nhận liệt sĩ
HĐXX chấp nhận một phần yêu
cầu khởi kiện của bà Siêng, tuyên
hủy Công văn 2803 ngày 7-6-2019
của chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre.
Theo hồ sơ, ngày 17-7-1996, bà
BàNguyễn Thị Siêng trình bày. Ảnh: THUGIANG
xác hai người em khoảng 10 và
11 tuổi. Như vậy, sau khi đi giao
thư xong, chị Chiến quay về nhà
đi đóng đáy để kiếm cá, tép phục
vụ cho đơn vị. Cả hai vấn đề trên
đều không được phía người bị
kiện làm rõ.
Phía cơ quan chức năng cũng
chưa xác minh việc làm thất lạc
giấy báo tử của chị Chiến và lý do
vì sao UBND xã lại có xác định
giấy báo tử là không đúng sự thật.
Từ đó, tòa tuyên hủy Công văn
2803 của chủ tịch UBND tỉnh Bến
Tre để cơ quan này xác minh, làm
rõ, giải quyết đơn của bà Siêng. Do
công văn trên bị hủy nên yêu cầu
khởi kiện của bà Siêng là đề xuất
công nhận liệt sĩ cho chị Chiến
không được chấp nhận.•
Theo xác nhận của
những người trong ban
lãnh đạo Công an huyện
Mỏ Cày (cũ) thì ngoài
việc phân công chị Chiến
đi đưa thư, ban lãnh đạo
còn kêu chị về nhà xin
tép cho đơn vị.
Tòa yêu cầu
xem lại
việc từ chối
công nhận liệt sĩ
Theo tòa, người bị kiện chưa làm rõ việc chị Chiến có
mất trong trường hợp thực hiện công việc phục vụ cho
đơnvịhaykhôngnhưngđã từchối yêucầucủagiađình.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
sau phiên tòa, bà
Nguyễn Thị Siêng (81 tuổi) cho biết bà hài lòng với kết
quả phiên tòa. Bà hy vọng quá trình giải quyết lại hồ
sơ, cơ quan chức năng sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ để
công nhận liệt sĩ cho con gái bà.
Bà Siêng kể việc mình gửi đơn, hồ sơ yêu cầu công
nhận liệt sĩ cho con gái đã hơn 10 năm nay. Quá trình
ấy bà có gặp lại trưởng, phó trưởng Công an huyệnMỏ
Cày thời đó và họ cũng động viên bà làmhồ sơ đề nghị
công nhận liệt sĩ cho chị Chiến.
Bà Siêng kể: “Lúc đó con Chiến mới 13 tuổi. Tôi thì
đang mang thai đứa em Chiến được mấy tháng. Con
Chiến nói với tôi là“Mẹ cứ cho con đi giúp mấy chú, có
chết cũng thành danh mà””.
Đó là câu nói cuối cùng của con gái mà mỗi khi nhớ
lại là nước mắt bà ứa ra. Chỉ sau này những lãnh đạo
của chị Chiến đến cho biết là chị Chiến đi đóng đáy để
kiếm thêm cá, tép phục vụ cho đơn vị thì bà mới vững
tin làmhồ sơ gửi đi. Tòa cũng xácminh từ những người
lãnh đạo cũ trong đơn vị chị Chiến và họ cũng trình bày
như đã nói với bà.
Vừa nói, nước mắt bà Siêng lại ứa ra. Bà bảo bà còn
sống không bao lâu nữa nhưng trước khi nhắm mắt,
bà hy vọng con gái được công nhận là liệt sĩ.
Mong ước cuối đời của bà mẹ 81 tuổi
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook