275-2020 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
B
ầu không khí căng thẳng
đang bao trùm Trung
Đông trong bối cảnh quá
trình chuyển giao quyền lực
bắt đầu ởMỹ. Khả năng chính
quyền ông Joe Biden sẽ đảo
ngược chiến dịch gây sức ép
tối đa lên Iran của đương kim
Tổng thống Donald Trump,
đồng thời tìm cách trở lại
thỏa thuận hạt nhân.
Theo tờ
TheNewYorkTimes
,
trongmột số cuộc họp với các
cố vấn an ninh quốc gia gần
đây, ông Trump đã đề nghị
đánh giá các phương án tấn
công quân sự nhằm vào các
cơ sở hạt nhân Iran. Tehran
từng lên tiếng cảnh báo sẽ
phản ứng đáp trả nếu bị Mỹ
tấn công trước. Dù vậy, trang
tin
Middle East Eye
nhận định
Iran vẫn lo ngại ông Trump
có thể đẩy cả Trung Đông vào
một cuộc chiến tranh toàn
diện trước khi rời nhiệm sở.
Iran - Mỹ căng thẳng
cuối nhiệm kỳ
ông Trump
Tờ
The Washington Post
cho hay hiện quan hệ Iran -
Mỹ đang đứng rất gần miệng
hố chiến tranh khi cả hai chỉ
trong vài tháng qua đã liên tục
đưa ra những phát ngôn hoặc
hành động rất đáng lo ngại.
Ngày 21-11, không quân Mỹ
tuyên bố đã điều lực lượng tác
chiếnmáy bay némbomB-52
từ căn cứMinot ở bang North
Dakota (Mỹ) tới Trung Đông
“nhằm ngăn chặn các hành vi
hung hăng và tái đảm bảo an
ninh cho các đối tác và đồng
minh của Mỹ”. Hải quân Mỹ
được cho là đang lên kế hoạch
chuyểnquânquymô lớn tương
tự trong tuần này.
Trong khi đó, về phía Iran,
nước Cộng hòa Hồi giáo này
tấn công vào cơ sở hạt nhân
của Iran của ông Trump. Tuy
nhiên, việc sa thải Bộ trưởng
Quốc phòngMark Esper cùng
các quan chức hàng đầu khác
của Lầu Năm Góc đầu tháng
này đã làm dấy lên lo ngại
rằng ông Trump có thể đang
chuẩn bị cho điều gì đó “bất
thường”, trong đó có cả khả
năng tấn công Iran hoặc thúc
đẩy quân đội can thiệp vào
các vấn đề chính trị ở Mỹ.
The New York Times
còn
bình luận thêm rằng các tổng
thống sắp mãn nhiệm thường
cố gắng kiềm chế khơi mào
các cuộc xung đột có thể kéo
dài tới cả sau khi họ kết thúc
nhiệmkỳ, songôngTrumpvốn
chưa bao giờ là một chính trị
gia truyền thống. Cho dù thất
cử ông Trump sẽ vẫn nắm
trọn quyền tổng thống cho
đến khi tân tổng thống tuyên
thệ nhậm chức vào tháng 1
năm sau. Điều đó bao gồm cả
vai trò tổng tư lệnh các lực
lượng vũ trang của Mỹ. Năm
2019, ông Trump từng ra lệnh
tấn công Iran nhưng đã hủy
bỏ quyết định vào phút chót
và đến đầu năm 2020 thì ra
lệnh tấn công sát hại tướng
Qassem Soleimani của Iran.
Do đó có thể thấy giải quyết
tình trạng đối đầu Iran sẽ là
chuyện khó với quan chức
hoạch định chính sách an
ninh quốc gia của Mỹ thuộc
đội ngũ ông Biden. Cho tới
khi ông nhậm chức, mối
nguy hiểm về một cuộc tấn
công của Mỹ hay của Iran
vẫn sẽ còn hiện hữu, bởi dù
khả năng xảy ra thấp nhưng
với một người khó đoán như
ông Trump thì không thể nói
chắc chuyện gì. Tuy nhiên,
nhìn chung thì việc bắt đầu
một cuộc chiến vô cớ chưa
bao giờ là một sự lựa chọn
thôngminh, đặc biệt khi nước
Mỹ vẫn đang chia rẽ sâu sắc
trong quá trình chuyển giao
quyền lực chính trị.•
Quốc tế -
ThứBảy28-11-2020
cũng thể hiện thái độ cứng rắn,
quyết không nhường bước cho
đến khi ông Biden chính thức
nhậm chức và bước vào đàm
phán thỏa thuận hạt nhânmới.
Cơ quan Năng lượng nguyên
tử quốc tế (IAEA) của Liên
Hợp Quốc đã báo động mạnh
năng lực hạt nhân Iran trong
một loạt báo cáo đầu tháng
11, theo đó kho uranium làm
giàu của Iran đã lớn gấp 12
lần mức cho phép theo thỏa
thuận hạt nhân. IAEA cũng
cho hay Iran đã đầu tư thêm
các máy ly tâm hiện đại hơn
để tăng tốc quá trình làm giàu
uranium.
Không loại trừ kịchbản
chiến tranh
Theo các nhà phân tích,
kịch bản Mỹ tấn công phủ
đầu Iran về cơ bản ít có khả
năng xảy ra nhưng không thể
hoàn toàn loại trừ, đặc biệt là
đối với một người khó đoán
như ông Trump. Giám đốc tổ
chức Hội đồng chính sách về
người Mỹ gốc Iran (NIAC)
Ryan Costello chỉ ra dấu
hiệu dễ nhận ra nhất là gần
đây Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo, cánh tay đắc lực
của ông Trump, đã có hàng
loạt chuyến thăm tới các nhà
lãnh đạo có quan điểm phản
đối Iran, bao gồm thái tử
SaudiArabiaMohammed bin
Salman và Thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu.
Một yếu tố thúc đẩy ông
Trump đi tới quyết định tấn
công Iran trong những tuần
tới là mong muốn để lại một
di sản với tư cách là một tổng
thống từng cứng rắn trừng
phạt Iran, ngăn cản chính
quyền ông Biden khôi phục
lại thỏa thuận hạt nhân và
tặng quà “chia tay lần cuối”
cho đồng minh Israel.
Một nguồn tin nội bộ Nhà
Trắng tiết lộ với
The New
York Times
rằng các cố vấn
của ông Trump, trong đó
có Quyền Bộ trưởng Quốc
phòng Christopher Miller và
Chủ tịch Hội đồng thammưu
trưởng liên quânMarkMilley
đã nhiều lần can ngăn ý định
Tổng thốngDonald Trump
(giữa)
trong cuộc họp báo sau vụ ámsát tướng IranQassemSoleimani
hồi tháng 1. Ảnh: REUTERS
Trong cuộc hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng
châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Ursula von der Leyen ngày 27-11, Thủ tướng Úc Scott
Morrison nhắc đến nhiều vấn đề đang ảnh hưởng nghiêm
trọng tới lợi ích, an ninh của cả Úc và Liên minh châu
Âu như biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng bố, đại dịch
COVID-19 và tình hình căng thẳng ở Biển Đông, theo
trang tin
The Market Herald
.
Ở vấn đề Biển Đông, các bên nhất trí tăng cường hợp
tác để thúc đẩy lợi ích chung về an ninh và thịnh vượng
ở châu Á - Thái Bình Dương, đề cao tôn trọng luật pháp
quốc tế trong giải quyết tranh chấp ngoài thực địa. Thông
cáo báo chí sau cuộc hội đàm nêu rõ: “Chúng tôi thể hiện
sự quan ngại sâu sắc đối với những nước đi đơn phương
và làm bất ổn khu vực Biển Đông (ám chỉ Trung Quốc -
PV), đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn
trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”.
Đáng chú ý, sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh Bộ
Thương mại Trung Quốc vừa thông báo sẽ áp thêm thuế
chống bán phá giá lên rượu vang nhập khẩu từ Úc bắt đầu
từ ngày 28-11 nhằm “bảo vệ quyền lợi” cho ngành công
nghiệp rượu vang nội địa. Trước đó, Bắc Kinh đã từng
áp dụng một loạt biện pháp khác nhằm cấm nhập khẩu từ
than, đồng đến lúa mạch của Úc trong năm nay. Hồi tháng
5, Trung Quốc còn ngừng nhập khẩu thịt bò từ bốn nhà
cung cấp lớn ở Úc.
PHẠM KỲ
Mỹ cấm vận công ty Nga, Trung Quốc
liên quan tên lửa Iran
Hãng tin
Bloomberg
ngày 26-11 đưa tin Bộ Tài chính Mỹ
vừa quyết định cấm vận năm công ty của Trung Quốc và
Nga bị cáo buộc liên quan đến chương trình tên lửa của Iran.
Các công ty nằm trong lệnh cấm bao gồm Chengdu Best
New Materials và Zibo Elim của Trung Quốc, Nilco Group,
Elecon và Aviazapchast của Nga.
Đặc phái viên về các vấn đề Trung Đông thuộc Bộ Ngoại
giao Mỹ Elliott Abrams cho hay Bộ Tài chính Mỹ dự định sẽ
còn công bố thêm các lệnh cấm vận đối với Iran trong vài
tuần tới, liên quan đến các vấn đề vũ khí, vũ khí hủy diệt
hàng loạt và vi phạm quyền con người. “Chính sách của
chúng tôi vẫn sẽ là như thế sau ngày 20-1” - ông Abrams
khẳng định, ám chỉ đến thời điểm ông Biden nhậm chức.
Trước diễn biến mới của Washington, Đại sứ Nga tại Mỹ
Anatoly Antonov coi đây là một động thái phân biệt đối xử
của Mỹ nhằm làm suy giảm tiềm lực kinh tế của ba doanh
nghiệp Nga. Ông Antonov cho rằng Mỹ vẫn đang sử dụng
các biện pháp trừng phạt làm công cụ chính để thực hiện
chính sách đối ngoại. Đại sứ Nga khẳng định những hành
động như vậy là “bất hợp pháp, vì không quốc gia nào có
quyền hạn chế hợp tác thương mại và đầu tư giữa Nga và
các thành viên khác của cộng đồng quốc tế”.
Thỏa thuận hạt nhân Iran
không phải là một thỏa thuận
hoàn hảo nhưng nó giúp kiềm
chếchươngtrìnhvũkhíhạtnhân
Iranmàkhôngcầnphảitốnmột
viên đạn nào. Việc Tổng thống
Trump loại bỏ thỏa thuận đó
chỉ càng tạo cơ hội cho những
thànhphầncóquanđiểmcứng
rắn ở Iran tỏ ra tiêu cực với Mỹ.
Phó Giám đốc chiến dịch
tranh cử của ông Joe Biden
ở bang Iowa
SAMI SCHEETZ
Họ đã nói
Các tổng thống sắp
mãn nhiệm thường
cố gắng kiềm chế
khơi mào các cuộc
xung đột có thể kéo
dài tới cả sau khi
họ kết thúc nhiệm
kỳ, song ông Trump
vốn chưa bao giờ là
một chính trị gia
truyền thống.
60.000
người Mỹ có thể sẽ chết vì COVID-19 trong vòng ba tuần
tới, đài
CNN
dẫn dự báo củaTrung tâmKiểmsoát và phòng,
chống dịch bệnh Mỹ tuần này. Ngày lễ Tạ ơn (26-11) cũng
là ngày thứ 24 Mỹ ghi nhận tới hơn 100.000 ca nhiễmmột
ngày. Số ca nhập bệnh viện trong ngày 26-11 cao kỷ lục
trong 17 ngày liên tiếp - hơn 90.400. Cả nước Mỹ có tới hơn
1.200 người chết vì COVID-19 trong ngày này. Dù sao con
số người chết trong ngày lễ Tạ ơn cũng có phần ít hơn số
người chết hai ngày trước đó: Gần 2.100, con số tử vong
một ngày cao thứ hai ở Mỹ kể từ sau số 2.611 người chết
lúc cao điểm dịch ngày 6-5.
ĐĂNG KHOA
Iran -Mỹ trên bờ vực xung đột
cuối thời ông Trump
Ông Trump được cho là đang chuẩn bị kế hoạch tấn công Iran nhằmgây khó cho ông Biden và
để lại di sản cuối cùng, tuy nhiên Iran dường như sẽ không nhường bước.
Úc,châuÂulêntiếngquanngạivềtìnhhìnhBiểnĐông
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook