7
Đại án BIDV: 3 bị cáo kháng cáo
Gần một tháng kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm, đến
nay TAND TP Hà Nội đã nhận được ba đơn kháng cáo của
các bị cáo trong đại án Ngân hàng BIDV.
Những người này gồm: Đoàn Hồng Dũng (cựu giám
đốc Công ty Trung Dũng), Nguyễn Thị Thanh Sơn (thành
viên góp vốn Công ty Trung Dũng, vợ ông Đoàn Hồng
Dũng) và Đinh Văn Dũng (cựu tổng giám đốc Công ty
Bình Hà).
Trong đó, vợ chồng Đoàn Hồng Dũng kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt. Hai bị cáo đề nghị tòa cấp phúc thẩm
xem xét các tình tiết giảm nhẹ, bối cảnh thực hiện hành vi
vi phạm của mình… Riêng bị cáo Đinh Văn Dũng tiếp tục
kêu oan, cho rằng mình không phạm tội như đã bị tòa cấp
sơ thẩm quy kết.
Trước đó, vào chiều 2-11, sau một tuần xét xử và nghị
án kéo dài, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Đoàn Hồng
Dũng 18 năm tù, Sơn ba năm tù, Đinh Văn Dũng 12 năm
tù, cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 36 tháng tù treo đến
13 năm tù giam. Hai cựu phó tổng giám đốc BIDV là Trần
Lục Lang và Đoàn Ánh Sáng lần lượt bị tuyên phạt tám
năm và sáu năm sáu tháng tù về tội vi phạm quy định về
cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo tòa sơ thẩm, Đinh Văn Dũng phải chịu trách
nhiệm chung về số tiền chiếm đoạt 23,5 tỉ đồng của Công
ty Hantechco thu tiền bán bò sau đó chuyển vào tài khoản
của ba cổ đông, thay vì chuyển vào tài khoản của Công ty
Bình Hà tại BIDV. Ngoài ra, ông này còn phải chịu trách
nhiệm cá nhân về số tiền 11 tỉ đồng dùng để góp vốn vào
Công ty Bình Hà.
Với vợ chồng Đoàn Hồng Dũng, tòa xác định hai bị cáo
phải chịu trách nhiệm về số tiền hơn 263 tỉ đồng chiếm
đoạt của BIDV từ việc dùng thủ đoạn gian dối, mua bán
số phôi thép và thép phế liệu lòng vòng, bán tài sản bảo
đảm khi chưa được sự đồng ý của BIDV.
T.PHAN
Đề nghị truy tố vì nói xấu lãnh đạo
huyện trên Facebook
Ngày 27-11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trảng Bom
(Đồng Nai) ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với bị
can Nguyễn Văn Nhanh (28 tuổi, ngụ huyện Trảng Bom)
về tội làm nhục người khác.
Theo kết luận điều tra, Nhanh tự tạo tài khoản Facebook
cá nhân “Hồ Bàu Hàm” và blog cá nhân “Người Bàu
Hàm” để sử dụng.
Trong hai ngày 18-5 và 17-6, Nhanh cho rằng lãnh đạo
UBND huyện Trảng Bom, trong đó có bà Vũ Thị Minh
Châu, Chủ tịch UBND huyện và bà Lương Thị Lan, Phó
Chủ tịch huyện, liên quan đến việc giải quyết đất khu
vực công trình thủy lợi hồ Suối Đầm (xã Bàu Hàm) ảnh
hưởng tới quyền lợi của Nhanh và một số hộ dân. Do đó,
Nhanh lên Facebook trên để phát trực tiếp (livestream) và
có những lời nói xúc phạm, miệt thị, chửi rủa... đối với bà
Châu, bà Lan.
Cạnh đó, Nhanh kêu gọi mọi người xem livestream chia
sẻ các video này với mục đích hạ thấp uy tín, danh dự,
gây áp lực cho bà Châu, bà Lan, cũng như UBND huyện
Trảng Bom.
Sau đó, hai lãnh đạo UBND huyện đã tố cáo Nhanh với
công an huyện. Sau hai lần mời làm việc, Công an huyện
Trảng Bom đã ra quyết định khởi tố bị can về tội làm nhục
người khác và hai quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú và
cấm xuất nhập cảnh đối với Nhanh.
Công an cho rằng bị can Nhanh có những lời nói xúc
phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm đối với bà
Châu và bà Lan. Nhanh đã kêu gọi người xem chia sẻ,
phát tán các video này gây hoang mang trong dư luận
quần chúng nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh
dự, nhân phẩm của bà Châu, bà Lan. Hành vi của Nhanh
đã phạm vào tội làm nhục người khác.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, Nhanh cho biết anh
bức xúc vì lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom đến họp
dân không thành và bỏ về, không giải quyết việc cắm
mốc đo đạc ranh giới hồ Suối Đầm. Vì vậy, Nhanh đã lên
Facebook livestream kể lại nội dung cuộc họp, nêu đích
danh hai bà ra nhận xét và so sánh với một vài lời lẽ thô
tục.
VŨ HỘI
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy28-11-2020
HOÀNGYẾN
C
hiều 27-11, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã tuyên án vụ Trần
Hữu Kiển (sinh năm 1981, từng
là luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Bến
Tre) bị truy tố về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. HĐXX
đã bác kháng cáo kêu oan của bị
cáo, tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù
về tội danh trên.
Triệu tập thẩm phán
đến phiên xử
HĐXX phúc thẩm nhận định bị
cáo Kiển đã dùng nhiều thủ đoạn
gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản
của bà Trương Thị Thu Thủy (được
xác định là bị hại vụ án - PV). Hành
vi của bị cáo đã cấu thành tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Từ đó, HĐXX xác định bản án
sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Kiển là
đúng người, đúng tội, không oan
sai. Hành vi của bị cáo là nguy
hiểm cho xã hội, thực hiện hành
vi phạm tội một cách tinh vi. Khi
lượng hình, HĐXX có cân nhắc
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
đối với bị cáo Kiển.
Theo tòa, việc bị hại yêu cầu bồi
thường 950 triệu đồng là có căn cứ,
số tiền 220 triệu đồng còn lại không
có căn cứ nên bác.
Trước đó, bị cáo cho rằng tòa sơ
thẩm vi phạm tố tụng khi không cho
trình bày ý chí về chứng cứ của bị
cáo, biên bản phiên tòa sơ thẩm ghi
sai nội dung.
Tại phiên phúc thẩm, HĐXX đã
triệu tập điều tra viên, thẩm phán
và thư ký phiên tòa sơ thẩm. Tuy
nhiên, chỉ có điều tra viên đến phiên
xử, còn thẩm phán và thư ký có đơn
xin vắng mặt.
Chiếmđoạt tiềncủa thânchủ
Theo hồ sơ, bà Thủy (ngụ Bến
Tre) là đương sự trong một vụ chia
di sản thừa kế. Bản án phúc thẩm
của TAND Tối cao tại TP.HCM
tuyên bà Thủy và những người trong
gia đình được chia số tiền thừa kế
khoảng 6 tỉ đồng.
Khi bản án có hiệu lực, Cục Thi
hành án dân sự TP.HCM đã ban
Bị cáo TrầnHữu Kiển tại tòa. Ảnh: HY
hành quyết định thi hành bản án.
Để thương lượng, thỏa thuận chia
tiền với các đồng thừa kế khác, bà
Thủy đã đến gặp luật sư Kiển ở Bến
Tre để ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Theo đó, bà Thủy ủy quyền cho
ôngKiển được đại diện thương lượng
với các đồng thừa kế khác trong vụ
án. Đến năm 2014, bà Thủy được
chia thừa kế hơn 1,3 tỉ đồng.
Số tiền này được chuyển vào tài
khoản của ông Kiển. Nhận được
tiền, ông Kiển không chuyển cho bà
Thủy mà rút toàn bộ số tiền trên để
chi tiêu và nói với bà là chưa thỏa
thuận được với các đương sự khác
trong việc chia tiền.
Do tin tưởng ông Kiển nên bà
Thủy vẫn tiếp tục ký nhiều văn bản
thỏa thuận khác về việc để ông Kiển
đại diện cho bà. Ông Kiển còn đưa
những thông tin không đúng sự thật
để lừa dối bà Thủy như sẽ khiếu nại
bản án theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm…
Đến năm 2016, bà Thủy mới biết
luật sư Kiển đã nhận tiền mà không
chịu trả tiền. Bà đã thông báo chấm
dứt, hủy bỏ việc ủy quyền và làmđơn
tố cáo ôngKiển gửi cơ quan điều tra.•
HĐXX phúc thẩm đã
triệu tập điều tra viên,
thẩm phán và thư ký
phiên tòa sơ thẩm nhưng
chỉ có điều tra viên đến
phiên xử, còn thẩm phán
và thư ký có đơn xin
vắng mặt.
Từng hủy án vì
vi phạm tố tụng
Xử sơ thẩm lần đầu,TAND tỉnh
Bến Tre đã tuyên phạt Kiển 12
năm tù. Bị cáo kêu oan.
Cuối năm2018, TANDCấp cao
tại TP.HCM xử phúc thẩmđã hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm để điều
tra lại. Lý do, tòa phúc thẩm cho
rằngquá trìnhđiều tra, xét xử, cấp
sơ thẩmvi phạmtố tụng nghiêm
trọng, chưa cho bị cáo tiếp cận
hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án có nhiều
mâu thuẫn, nhiều lời khai của
người liên quan chưa được đối
chất làm rõ.
Xử sơ thẩm lại cuối năm 2019,
cơ quan tố tụng tỉnh vẫn giữ
nguyên quan điểm truy tố và tòa
giữ nguyên mức án 12 năm tù.
Các bị cáo tại một phiên tòa. Ảnh: BTP
Y án 12 năm tù cựu luật sư
Trần Hữu Kiển
HĐXX nhận định bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối nhằm chiếmđoạt tài sản của bị hại
nên bác kháng cáo kêu oan, tuyên y án sơ thẩm12 năm tù.