275-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy 28-11-2020
Ngày càng cónhiềukiềubào về nước đầu tư, kinhdoanh
Ngày 27-11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết năm
năm thực hiện Chỉ thị 45/2015 của Bộ Chính trị (khóa
XI) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36
của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác đối với người Việt
Nam (VN) ở nước ngoài trong tình hình mới.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị
nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và 350 kiều bào, đại
diện cho hơn 5,3 triệu kiều bào trên thế giới về dự.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm
Bình Minh bày tỏ: Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế, VN đã đạt được những thành tựu
to lớn và rất đáng tự hào; đã củng cố sức mạnh tổng hợp
quốc gia; nâng cao uy tín của VN trên trường quốc tế.
Ngày càng nhiều doanh nhân người VN ở nước ngoài
về nước đầu tư, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, xây
dựng thành công nhiều doanh nghiệp mạnh. Lượng kiều
hối lũy kế từ năm 1993 đến nay đạt khoảng 175 tỉ USD,
đưa VN trở thành một trong những nước nhận kiều hối
lớn nhất thế giới trong những năm gần đây (theo đánh giá
của Ngân hàng Thế giới). Đang xuất hiện một thế hệ trí
thức gốc Việt trẻ tài năng, tập trung ở nhiều lĩnh vực mũi
nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới...
Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
COVID-19 nhưng bà con kiều bào với truyền thống
“tương thân tương ái”, “thương người như thể thương
thân”, đã quyên góp được gần 70 tỉ đồng cùng nhiều hiện
vật hỗ trợ công tác phòng, chống dịch ở trong nước và
giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định: Sự phát
triển của cộng đồng người VN ở nước ngoài và những
đóng góp quan trọng của kiều bào ta đối với đất nước đã
chứng minh tính đúng đắn của những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác về người VN
ở nước ngoài, trong đó có Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị.
Trong năm năm triển khai và thực hiện Chỉ thị 45, chủ
trương “Người VN ở nước ngoài là bộ phận không tách
rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc VN” đã
thực sự đi vào cuộc sống. Công tác về người VN ở nước
ngoài tiếp tục là một trụ cột trong công tác đối ngoại của
Đảng, Nhà nước…
Dù đạt nhiều kết quả quan trọng, song Phó Thủ tướng
cũng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận công tác về người
VN ở nước ngoài vẫn còn những mặt hạn chế. Việc ban
hành một số chính sách, quy định, hướng dẫn còn chậm;
triển khai một số chính sách, biện pháp chưa đồng bộ, kịp
thời; kết quả vận động, thu hút nguồn lực kiều bào chưa
tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Vai trò của kiều bào trong việc nâng cao hình ảnh VN
ở nước sở tại và thúc đẩy quan hệ VN với các nước còn
hạn chế; sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương
trong công tác về người VN ở nước ngoài chưa thực sự
chặt chẽ, hiệu quả…
VIẾT THỊNH
Cải cách hành chính: Phải làm
mạnh hơn
Muốn xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch
thì cán bộ hành chính phải là những người “tinh hoa và tinh nhuệ nhất”, được tuyển chọn bài bản.
Theo ông Thang
Văn Phúc, nguyên
Thứ trưởng Nội
vụ, hiện vẫn còn tư
tưởng bao cấp và
thậm chí bộ, ngành
còn muốn “nắm” tới
từng đơn vị. Bộ của
các DN, bộ của các
đơn vị sự nghiệp.
ĐỨCMINH
S
áng 27-11, Bộ Nội vụ tổ
chức hội thảo khoa học
“Cải cách hành chính
(CCHC) nhà nước giai đoạn
2011-2020 và định hướng
giai đoạn 2021-2030”.
Cải cách hành chính
không chỉ bằng
quyết tâm chính trị
Tại hội thảo, nguyên Thứ
trưởng Nội vụ Văn Tất Thu
nhắc lại thời điểm1980-1995,
Đại hội VI đã nhấn mạnh tinh
thần: “Không cải cách thì
chúng ta sẽ chết”. Ông Thu
cho rằng công cuộc CCHC
thời gian qua đã đạt một số
thành tích “cực kỳ to lớn”.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện
nay là chúng ta tiếp tục CCHC
như thế nào.
“DứtkhoátcôngcuộcCCHC
của đất nước không thể dừng
lại, mà càng cải cách mạnh
hơn” - ông Thu nói.
Ông Thu sau đó nêu hàng
loạt thách thức đặt ra đối với
công cuộc CCHC. Thách thức
đầu tiên, theo ông, “các nhà
CCHCcôđơnquá”, “tiếnhành
CCHC nhưng đơn thương
độc mã”. Nguyên thứ trưởng
Nội vụ cho rằng công cuộc
CCHC bao giờ cũng gồm cải
cách lập pháp, hành pháp, tư
pháp và cuối cùng là đổi mới
hệ thống chính trị. Trong đó,
yếu tố sau cùng chính là cải
cách lớn nhất và chi phối các
cuộc cải cách.
“Đầu tiên phải tiến hành
cải cách đồng bộ những việc
này. Chừng nào chúng ta chưa
làm được thì không kỳ vọng
gì!” - vẫn lời ông Thu.
Một thách thức khác, theo
ôngThu, là “tư tưởng bao cấp,
càobằng, bìnhquânchủnghĩa”
vẫn còn trong tiềm thức của
chúng ta. “Phải loại bỏ ngay
những điều này thì mới tiến
hành cải cách được” - ông
Thu nói.
Ngoài ra, ông Thu cũng
đánh giá năng lực quản trị
hiện nay còn yếu, đặc biệt
là năng lực thực thi. “Các
chương trình, mục tiêu, nhiệm
vụ không ai có thể bổ sung
thêm được đâu. Vấn đề là
làm quyết liệt… CCHC chỉ
có thể thực hiện trên cơ sở
khoa học chứ không thể chủ
quan duy ý chí được, bằng
quyết tâm chính trị thôi thì
không làm được đâu” - ông
Thu cảnh báo.
Xóa tình trạng bộ “ôm,
nắm” doanh nghiệp
Trong khi đó, nguyên Thứ
trưởng Nội vụ Thang Văn
Phúc lưu ý vấn đề cần tách
quản lý nhà nước ra khỏi sản
xuất, kinh doanh. Chúng ta
đang làm việc này nhưng đây
vẫn là “thách thức rất lớn”,
theo lời ông Phúc. Ông dẫn
chứng những năm qua chúng
ta mới cổ phần hóa được 30
doanh nghiệp (DN), vẫn còn
hơn 1.000 DN đang chờ cổ
phần hóa.
Cạnh đó là việc tách quản
lý nhà nước ra khỏi các tổ
chức sự nghiệp. Ông Phúc
dẫn chứng, hiện công chức
từ cấp huyện trở lên chưa
đến 300.000 người nhưng số
hoạt động trong khu vực đơn
vị sự nghiệp khoảng 2,5 triệu
người. Theo ông, cần phải
chuyển bộ phận này sang một
cơ chế mới, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm nhưng việc này
đang diễn ra cực kỳ chậm.
“Tư tưởng bao cấp và thậm
chí bộ, ngành còn muốn
“nắm” tới từng đơn vị. Bộ
của các DN, bộ của các đơn
vị sự nghiệp thì làm gì có
bộ để lo sự phát triển toàn
diện của đất nước này. Nếu
không làm được cái này, xin
lỗi, mọi công cuộc cải cách
của chúng ta trở thành tốn
kém, không tác dụng” - ông
Phúc nhận xét.
Từ những phân tích trên,
nguyên Thứ trưởng Thang
Văn Phúc cho rằng tư tưởng
chủ đạo lớn nhất trong cải
cách là chuyển đổi chức năng,
Nhà nước nên làm đúng việc
của mình, còn lại của DN,
của xã hội.
“Làm như vậy không phải
chúng ta từ bỏ lãnh đạo, chúng
ta quản lý bằng thể chế của
nhà nước pháp quyền” - ông
Phúc nhấn mạnh.
Theo ông Phúc, CCHC giai
đoạn 2021-2030 cần chọn
vấn đề then chốt để làm xoay
chuyển theo xu hướng mới.
Theo đó, một nền hành chính
hay một nền quản trị hiện đại,
hiệu lực, hiệu quả ngày càng
công khai, minh bạch, thể
hiện pháp chế dân chủ. Một
nền hành chính phục vụ, kiến
tạo phát triển hay còn gọi là
một nền hành chính “bà đỡ”
của sự phát triển.
Cũng tại hội thảo, có ý kiến
cho rằng vấn đề quan trọng
nhất đặt ra với CCHC là “cải
cách cán bộ” mà trọng tâm là
trọng dụng nhân tài. Dẫn kinh
nghiệm từ Singapore, vị này
cho rằng cán bộ hành chính
của đất nước này là “tinh hoa
và tinh nhuệ nhất”, được tuyển
chọn bài bản.
“Cần nâng cao vị thế và
hình ảnh của cán bộ, công
chức Việt Nam” - ý kiến này
cho rằng sau khi có sàng lọc,
tuyển chọn thì cần phải tạo
điều kiện, môi trường thực sự
cho người tài phát huy được.
Với môi trường của ta hiện
nay, người tài chưa phát huy
được năng lực của mình.•
Cần phân cấp, phân quyền và
đội ngũ chuyên nghiệp
Đề xuất giải pháp, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Thang Văn
Phúc cho rằng hiện nay có hai “nút” cần tháo gỡ. Thứ nhất,
về hệ thống chính trị, cần đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng.
Muốn có một nền hành chính chuyên nghiệp hiện đại thì
công chức cần chuyên nghiệp. Quốc hội, đại biểu Quốc hội
cũng cần ngày càng chuyên nghiệp…“Sau ủy viên Trung
ương thì đại biểu Quốc hội phải là những tinh hoa của dân
tộc này, để quyết định những vấn đề cực kỳ lớn của đất
nước…” - ông Phúc nói.
Thứ hai, cần có một nền hành pháp mạnh, tập trung cho
hành động chứ không phải ngồi bàn. Thứ ba, làm sao đội
ngũ chuyên nghiệp hóa.“Đến giờ vẫn có người không biết
sử dụng máy tính. Dần dần phải giảm bớt những thứ như
thế” - ông Phúc nói.
“CCHC là đểmọi người, mọi tổ chức làmđúng chức năng,
đúng việc củamình, còn lại là của nhândân”- ôngPhúc lưu ý.
Nguyên thứ trưởng Nội vụ cũng đề nghị cần đẩy mạnh
việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương. “Hiện nay
cứ nói tự chủ, tự chịu trách nhiệmnhưng có phân quyền cho
địa phương đâu, thế nhưng lại cứ tráchmọi việc đẩy hết lên
trung ương. Không thể cãi cọ nhau 10 m
2
đất cũng đưa lên
Thủ tướng” - ông Phúc nói và nhấn mạnh “phân cấp, phân
quyền” là bước tiến quan trọng trong quản trị đất nước và
nhà nước pháp quyền.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởngNội vụ, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THUNGUYỆT
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook