279-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm3-12-2020
Khoa luật hành chính, ĐH Luật
TP.HCM, việc bổ sung này là cần
thiết. Vì xét về thẩm quyền, chủ
tịch UBND cấp xã có thẩm quyền
chung nên vi phạmhành chính trong
lĩnh vực nào trên địa bàn thì cũng
có thể phạt (nếu quy định mức phạt
cao nhất cho hành vi đó là không
quá 5 triệu đồng đối với cá nhân).
Khi nhiều chủ thể cùng có thẩm
quyền xử phạt về cùng loại vi phạm
thì phải phân định theo thẩm quyền
do Luật Xử lý vi phạm hành chính
(Luật XLVPHC) quy định. Nếu
hành vi vi phạm trong NĐ 119 có
mức phạt thuộc thẩm quyền phạt
của chủ tịch UBND cấp xã và xảy
ra trên địa bàn thì đều có quyền
xử phạt. Về cơ sở quy định, căn
cứ xác định hành vi vi phạm còn
phải được tham chiếu, viện dẫn các
quy định pháp luật chuyên ngành
về xuất bản, báo chí và các văn
bản liên quan.
NĐ 119 còn quy định một số
chủ thể có thẩm quyền xử phạt
như thanh tra chuyên ngành báo
chí, xuất bản, thanh tra ngoại giao,
bộ đội biên phòng, cảnh sát biển,
hải quan, quản lý thị trường, công
an và chủ tịch UBND các cấp. Các
chủ thể này được quyền xử phạt đối
với các hành vi vi phạm được quy
định trong nghị định này và phù
hợp với phạm vi nội dung, lĩnh vực
quản lý cũng như giới hạn về thẩm
quyền xử phạt.
Như vậy, cần hiểu rằng không chỉ
có các chủ thể có chức năng quản
lý chuyên ngành về xuất bản, báo
chí mới được trao thẩm quyền xử
phạt trong lĩnh vực này.
Những chủ thể có thẩm quyền
chung như chủ tịch UBND, công
an nhân dân…cũng được trao thẩm
quyền xử phạt trong lĩnh vực báo
chí, xuất bản đối với những hành vi
vi phạm nhất định như cản trở trái
pháp luật hoạt động báo chí (Điều
7 NĐ 119).
Thẩm quyền xử phạt
không vượt luật
TS Dương Hoán cho rằng căn
cứ vào những hành vi vi phạm
được mô tả, liệt kê trong NĐ 119
thì thấy các hành vi vi phạm chủ
yếu là của tổ chức. Căn nguyên
của cách quy định này là do
Chính phủ hướng đến ưu tiên
xử lý những vi phạm trong hoạt
động báo chí, xuất bản phổ biến
do tổ chức thực hiện.
Điều 4 NĐ 119 quy định: Đối với
cùngmột hành vi vi phạmhành chính
do cá nhân thực hiện thì mức phạt
tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với
tổ chức. Tức là NĐ 119 dùng mức
tiền phạt áp dụng đối với tổ chức
tham chiếu/xác định mức phạt áp
dụng đối với cá nhân.
Về mặt lập quy, cách quy định
này khác với cách quy định thông
thường trong Luật XLVPHC và các
văn bản liên quan về quy định mức
PHƯƠNG LOAN
N
gày 1-12, Nghị định 119/2020
(viết tắt là NĐ 119) của Chính
phủ (về xử phạt hành chính
trong hoạt động báo chí, hoạt động
xuất bản) có hiệu lực thi hành.
Nghị định này thay thế Nghị định
159/2013, nhằm tăng cường bảo vệ
các quan hệ pháp luật trong lĩnh
vực báo chí, xuất bản, phòng ngừa
và xử lý hành chính trong lĩnh vực
này. NĐ 119 cũng nhằm bảo đảm
sự thống nhất, phù hợp với quy định
của Luật Xuất bản 2016 và Luật
Báo chí 2016.
Quy định cần thiết?
Một điểmmới trong NĐ 119 gây
sự chú ý của dư luận là quy định
chủ tịch UBND cấp xã được quyền
xử phạt hành chính trong lĩnh vực
báo chí, xuất bản.
Theo TS Dương Hoán, giảng viên
Các phóng viên báo chí đang tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: HOÀNGGIANG
Chủ tịch xã
được xử phạt
cơ quan
báo chí
Theo Nghị định 119/2020, chủ tịch xã có
thể phạt đến 10 triệu đồngmột số vi phạm
liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản.
phạt. Thường thì các văn bản quy
định mức phạt tiền của cá nhân,
sau đó xác định mức phạt đối với
tổ chức là gấp đôi nhưng NĐ 119
thì ngược lại.
Cách quy định ngược này khiến
nhiều người thấy rối. Do đó, phương
pháp quy định mức phạt tiền trong
NĐ 119 cần được tiếp cận phù hợp
nhằm tránh hiểu nhầm về thẩm
quyền xử phạt.
Có ý kiến cho rằng khoản 1 Điều
40 NĐ 119 quy định thẩm quyền
xử phạt của chủ tịch UBND cấp
xã lên đến 10 triệu đồng là trái
với Luật XLVPHC. Bởi lẽ điểm
b khoản 1 Điều 38 Luật XLVPHC
quy định chủ tịch UBND cấp xã
có quyền phạt tiền không quá 5
triệu đồng.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều
52 Luật XLVPHC cũng quy định
thẩm quyền xử phạt hành chính
của những người được quy định
từ Điều 38 đến 51, áp dụng đối với
một hành vi vi phạm hành chính
của cá nhân (với tổ chức gấp hai
lần cá nhân).
Mức phạt tối đa 10 triệu đồng nói
trên là mức phạt áp dụng đối với tổ
chức, tức là đối với hành vi vi phạm
của cá nhân sẽ bị phạt 5 triệu đồng.
Quy định này hoàn toàn phù hợp
với quy định của Luật XLVPHC
chứ không vượt về thẩm quyền như
nhiều ý kiến lo ngại.•
Theo NĐ 119, chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt
cảnh cáo; phạt tiền đến 10 triệu đồng; tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không
quá mức tiền phạt.
Chủ tịch xã còn được áp dụng một số biện pháp
khắc phục hậu quả như buộc tiêu hủy sản phẩm báo
chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, chương
trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản
phẩm vi phạm quy định của pháp luật…
Theo NĐ 119, chủ tịch UBND cấp xã sẽ phạt được
một số hành vi như: Sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn
hoặc làm giả để hoạt động báo chí; cản trở việc cung
cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân; họp
báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc
thông báo không đúng thời gian quy định; cản trở việc
phát hành sản phẩm báo chí; bán sản phẩm báo chí
nhập khẩu trái phép…
Ngoài ra, chủ tịch UBND cấp xã cũng có cơ sở pháp
lý để xử phạt, bảo vệ nhà báo khi đến địa phương tác
nghiệp hợp pháp mà bị cản trở, hành hung.
Một số hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch xã
Thường các văn bản quy
định mức phạt tiền của
cá nhân, sau đó xác định
mức phạt đối với tổ chức
là gấp đôi nhưng NĐ
119 thì ngược lại.
Xe ôm chở bé gái 10 tuổi ra công viên
hiếp dâm
Ngày 2-12, Tòa Gia đình và người chưa thành niên
(TAND TP.HCM) xử sơ thẩm, tuyên phạt Trần Văn Mỹ
(37 tuổi, TP.HCM) 20 năm tù về tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi.
Theo cáo trạng, Mỹ làm nghề xe ôm. Tối 14-1, sau khi
uống rượu, Mỹ đến trước cổng BV quận 2 (TP.HCM) để
chờ đón khách. Thấy cháu TNBT (10 tuổi) đang chơi một
mình trước cổng bệnh viện, Mỹ nảy sinh ý định giao cấu
với cháu.
Mỹ nói cháu T. lên xe để chở về nhà. Sau đó, Mỹ chở
cháu T. đến công viên khu dân cư Đông Thủ Thiêm (quận
2). Mỹ bảo cháu T. ngồi lên ghế rồi xâm hại tình dục.
Thấy cháu T. khóc, bị cáo sợ bị phát hiện nên không dám
tiếp tục và chở cháu về lại BV quận 2.
Trong khi đó, mẹ của cháu T. đến cổng bệnh viện đón
con nhưng không thấy, nghe có người đã chở cháu đi nên
đến cơ quan công an trình báo.
Tại cơ quan điều tra, Mỹ khai nhận hành vi phạm tội.
NAMAN
Nghịch lý: Bị cáo kêu oan, luật sư
bào chữa chỉ xin giảm nhẹ
Ngày 2-12, TAND quận 12, TP.HCM tuyên phạt
Nguyễn Hữu Nghị (29 tuổi, ở quận 7, TP.HCM) một năm
sáu tháng tù về tội cố ý gây thương tích.
Diễn biến đáng chú ý tại phiên xét xử là bị cáo liên tục
cho rằng mình bị truy tố oan trong khi luật sư của bị cáo
chỉ đề nghị tòa xử mức
án nhẹ.
Theo cáo trạng, ông
Đỗ Đình Thọ thuê một
thửa đất tại phường Tân
Chánh Hiệp, quận 12 để
mở quán nhưng hết hạn
hợp đồng nhiều tháng
vẫn không trả lại mặt
bằng. Chiều 27-6-2019,
chủ đất thuê hai thợ hàn
đến để rào xung quanh
mặt bằng của quán.
Người chủ cũng nhờ
Nghị cùng anh trai tới trông coi, hỗ trợ thợ hàn làm việc.
Khi thợ hàn đang làm thì ông Thọ đến rút điện không
cho thực hiện. Đến lần rút điện thứ ba, Nghị đến để cắm
lại dây điện thì ông Thọ dùng tay xô ra, Nghị dùng cùi chỏ
đánh trúng mắt phải ông này gây thương tích 12%.
Tại tòa, Nghị không đồng ý với cáo trạng và một mực
kêu oan. Bị cáo cho rằng vì sợ bị ông Thọ tấn công nên đã
có hành động xô đẩy khiến bị hại té sấp mặt vào thanh sắt
rồi bị thương. Nhân chứng (anh của bị cáo) đề nghị phải
có sự đối chất với một nhân chứng vắng mặt khác.
HĐXX cho biết quá trình điều tra, Nghị đã khiếu nại
về kết luận giám định pháp y. Tuy nhiên, hai bản kết luận
giám định bổ sung sau đó đều cho kết quả giống nhau.
Kết luận khẳng định nếu té vào thanh sắt thì không gây ra
được thương tích như trên.
Tòa cũng công bố bài bào chữa của luật sư bào chữa
cho bị cáo (luật sư có đơn xin vắng mặt). Trong đó, luật
sư không nêu vấn đề Nghị bị oan. Luật sư chỉ đề nghị xem
xét các tình tiết giảm nhẹ vì Nghị phạm tội lần đầu, có ý
muốn bồi thường, gia đình có truyền thống… và đề xuất
mức án treo.
HOÀNG ANH
Bị cáoNguyễnHữuNghị. Ảnh: H.ANH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook