291-2020 - page 8

8
PhàbiểnCầnGiờ-VũngTàu
đã sẵn sànghoạt động
Sở GTVT TP.HCMcùng các đơn vị liên quan đã thống nhất ngày khai
trương và phương án vận hành tuyến phà biển CầnGiờ - Vũng Tàu.
ĐÀOTRANG
C
hiều 16-12, Sở GTVT
TP.HCM phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ
chức họp bàn về phương án
khai trương và vận hành tuyến
phà biển Cần Giờ (TP.HCM) -
Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Bến, phà biển đã
sẵn sàng
Tại cuộc họp, ông Nguyễn
Quốc Chánh, Giám đốc Công
ty TNHH MTV Quốc Chánh
(chủ đầu tư dự án), cho biết:
Hiện nay, công tác xây dựng
bến phà ở huyện Cần Giờ và
TP Vũng Tàu đã hoàn thiện
100%. Theo đó, tuyến phà biển
này sẽ được tiến hành chạy thử
vào ngày 25-12 và chính thức
khai trương vào ngày 29-12.
Ông Chánh thông tin thêm,
hiện nay công ty có hai phà biển
đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Đơn vị đang kê khai giá vé và
thống nhất phương án giá với
phía tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong đó, giá vé trung bình
cho một người dân dao động
50.000-70.000 đồng/lượt.
“Công ty sẽ xây dựng từng
loại giá vé khác nhau dành cho
người đi bộ, xe máy, xe tải, ô tô
con...” - ông Chánh nói.
Nói thêm về phương án giá
vé, ông Hà Thanh Sơn, Trưởng
phòngQuản lýgiao thôngđường
thủy (Sở GTVTTP.HCM), cho
biết đơn vị đang xin ý kiến Sở
Tài chính. Trong đó, đơn vị đề
xuất sở này ban hành mức giá
vé tối đa để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đầu tư dự án.
Về phía tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, đại diện Sở GTVT tỉnh
cho hay đơn vị sẽ tiến hành
kiểm tra các điều kiện an toàn
bến bãi của tuyến phà này. Về
việc cấp phép hoạt động, phân
luồng đường hàng hải sẽ được
triển khai theo thủ tục.
Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh này
sẽ phát triển thêm xe điện, bãi
đậu xe để tạo điều kiện cho
xe buýt kết nối với tuyến phà
biển này.
Hiện Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu phối hợp với chủ
đầu tư thực hiện công tác nạo
vét và đã xong khu vực luồng
tàu, bến cảng. Tuy nhiên, khó
khăn, vướng mắc lớn nhất là
đường vào bến cảng chỉ rộng
3,5 m và đường ra cảng là 6 m.
“Sở đang nỗ lực thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng
tại đường ra bến cảng để người
dân tiếpcậnđược tốt hơn. Chúng
tôi sẽ quyết tâm thực hiện các
biện pháp để đảm bảo an toàn
giao thông cả đường bộ và
thủy” - đại diện Sở GTVT tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu khẳng định.
Tuyến phà biển
quan trọng
Đại diện UBND huyện Cần
Giờ cũng cho rằng phà biển là
tuyến giao thông được nhiều
đơn vị và người dân quan tâm.
Huyện cũng thống nhất với
các phương án vận hành do
chủ đầu tư đề xuất. Đồng thời,
huyện cũng đề xuất Sở GTVT
TP.HCM về kiến nghị đầu tư
taxi, xe điện phục vụ kết nối
cho người dân.
Cảng vụ Hàng hải Việt Nam
nhận định luồng tuyến phà biển
chạy qua sẽ giao cắt với tuyến
giao thông thủy huyết mạch
của cả nước. Luồng biển này
có số lượng tàu biển đi qua
rất lớn, chiếm 45% sản lượng
hàng hóa của cả nước.
“Cảng vụ đề nghị chủ đầu
tư xây dựng các phương án
cứu hộ, cứu nạn nếu có sự cố
xảy ra để kịp thời xử lý. Các
vấn đề này chủ đầu tư phải
thúc đẩy làm nhanh thì mới
đảm bảo ngày chạy tàu như
kế hoạch” - vị đại diện Cảng
vụ Hàng hải Việt Nam góp ý.
GiámđốcSởGTVTTP.HCM
Trần Quang Lâm đánh giá phà
biển Cần Giờ - Vũng Tàu là
tuyến giao thông vô cùng quan
trọng. Cụ thể, tuyến này góp
phần giảmáp lực giao thông cho
đường bộ, nhất là tuyến cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây hiện đã quá tải.
Đồng thời, tuyến này cũng là
mô hình phà biển đầu tiên kết
hợp giữa hai địa phương theo
hướng xã hội hóa do doanh
nghiệp đầu tư. Trong đó, Sở
GTVTTP.HCMđã chủ trương
xin ý kiến UBND TP, tổ chức
phê duyệt đầu tư và lựa chọn
nhà đầu tư.
“Đề nghị Sở GTVT tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu tạo điều kiện để
tàu chạy đúng theo dự kiến, từ
đó đảm bảo giao thông cho dịp
tết Dương lịch và âm lịch” - ông
Lâm nói.•
Tuyến phà biển CầnGiờ - Vũng Tàu sẽ được khai trương vào ngày 29-12. Ảnh: Chủ đầu tư cung cấp
Mỗi lượt vận chuyển 350 khách
Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu có cự ly khoảng 15 km,
xuất phát từ bến Tắc Suất (Cần Giờ) đến TP Vũng Tàu. Hành
trình kéo dài khoảng 30 phút.
Phà biển được thiết kế hai thân theo công nghệ của Úc. Phà
có chiều dài 45 m, rộng 10 m, công suất 2.900 mã lực, tốc độ
tối đa 24 hải lý/giờ.
Hiện chủ đầu tư đã sẵn sàng hai chiếc phà để vận chuyển
khách. Mỗi lượt có thể chở trung bình 350 khách, 20 ô tô các
loại và 100 xe máy. Tần suất khai thác dự kiến là 24 chuyến/
ngày, thời gian giãn cách là 60 phút/chuyến.
Cuối năm 2021, dán thẻ thu phí
không dừng sẽ mất tiền
Theo Quyết định 19 của Thủ tướng, việc gắn thẻ
đầu cuối (E-tag) để kết nối với hệ thống ETC được
thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại
lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.
Chủ xe không phải trả chi phí E-tag cho lần lắp
đặt đầu tiên trước ngày 31-12-2021. Sau ngày này,
chủ xe phải trả chi phí gắn thẻ cho nhà cung cấp
dịch vụ thu phí.
Tuyến phà biểnCần
Giờ - VũngTàu sẽ
được tiến hành chạy
thử vào ngày 25-12 và
chính thức khai trương
vào ngày 29-12.
Thuphí khôngdừng:
Nguy cơ 3địaphương
vỡ tiếnđộ
Các tỉnhThái Bình, Đồng Nai và TP.HCMcó
nguy cơ vỡ tiến độ thu phí không dừng.
Bộ GTVT cho hay theo Quyết định 19/2020 của
Thủ tướng, đến ngày 31-12-2020, các trạm BOT
phải lắp đặt xong hệ thống thu phí không dừng
(ETC). Tuy nhiên, đến nay còn bảy trạm thuộc ba
địa phương là Thái Bình, Đồng Nai và TP.HCM có
nguy cơ không đáp ứng tiến độ.
Trong đó, tỉnh Thái Bình có một trạm thu phí trên
quốc lộ 39B. Nguyên nhân trạm này chậm lắp đặt
ETC là do trạm có doanh thu thấp, dưới 10% so với
phương án tài chính. Còn tỉnh Đồng Nai có bốn trạm
thu phí trên đường tỉnh 768. Các trạm này hiện chưa
phê duyệt được hạng mục lắp đặt và chưa lựa chọn
được nhà cung cấp dịch vụ ETC.
Tại TP.HCM, có hai trạm thu phí trên đường
Nguyễn Văn Linh chưa lắp đặt hệ thống ETC. Địa
phương này cho rằng các trạm BOT nói trên đang
thực hiện công tác bảo trì theo Quyết định 19 của
Thủ tướng nên chưa triển khai được.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, đại diện Bộ GTVT cho biết: Bộ đã có văn
bản gửi ba địa phương trên. Theo đó, bộ yêu cầu các
địa phương này khẩn trương triển khai lắp đặt hệ
thống ETC và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
“Theo Quyết định 19/2020, nếu không kịp lắp đặt
hệ thống ETC trong năm 2020, các trạm trên phải
dừng thu phí” - đại diện Bộ GTVT cho hay.
Về tiến độ lắp đặt hệ thống ETC do Bộ GTVT quản
lý, bộ này cho hay: Giai đoạn 1 (BOO1) có tổng số 44
trạm. Đến nay đã lắp đặt, vận hành 40/44 trạm thu phí.
Còn bốn trạm trên các tuyến cao tốc do Tổng
Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
(VEC) quản lý chưa được thực hiện. Nguyên nhân là
do vướng mắc về nguồn vốn đầu tư hệ thống thiết bị
tại trạm nên tách ra khỏi giai đoạn 1. Hiện VEC vẫn
chưa có phương án triển khai.
Giai đoạn 2 (BOO2) gồm 33 trạm. Hiện có 25
trạm đủ điều kiện hoàn thành hệ thống ETC trong
năm 2020. Còn lại tám trạm, do thời gian thu phí
ngắn (dưới ba năm), đã dừng thu hoặc chưa triển
khai thu phí… nên Bộ GTVT không triển khai.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ
trưởng Vụ Đối tác công - tư (Bộ GTVT), cho biết:
Trong tám trạm chưa triển khai của giai đoạn 2, có
ba trạm doanh thu thấp (trạm Km 1747 đường Hồ
Chí Minh, cầu Mỹ Lợi, cầu Thái Hà). Trong đó,
trạm thu phí hoàn vốn cho dự án cầu Thái Hà (vượt
sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà
Nam) có doanh thu đạt khoảng 15% so với phương
án tài chính. Mức doanh thu này không đủ trả lãi
ngân hàng nên cần thời gian giải quyết các bất cập.
Hiện Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng vấn đề này.
“Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại
Bộ GTVT hoàn thành đúng kế hoạch Thủ tướng
giao” - ông Huy cho hay.
VIẾT LONG
Tiêu điểm
Để tuyến phà này hoạt động
hiệuquả, chủđầu tưcầnphải xây
dựng các bãi đậu xemáy, taxi, xe
buýt…để tăng sự tiếp cận giữa
người dân với phà biển.
KTS
NGÔVIẾT NAM SƠN
,
chuyên gia quy hoạch đô thị
Trạmthu phí An Sương - An Lạc (quốc lộ 1) ở TP.HCMđã
triển khai thu phí không dừng. Ảnh: THUTRINH
Đô thị -
ThứNăm17-12-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook