291-2020 - page 9

9
Đã có quyết định chuẩn bị đầu tư dự án
hồ La Ngà 3
Dự án hồ La Ngà 3, tỉnh Bình Thuận đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh
mục công trình đầu tư trong quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam
bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Tháng 10-2020,
bộ trưởng BộNN&PTNT đã có quyết định chuẩn bị đầu tư dự án hồ La Ngà 3.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đề án đã được các bộ, ngành trung ương,
địa phương liên quan và các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh tham
gia góp ý. Sở NN&PTNT và đơn vị tư vấn đã phối hợp bổ sung, chỉnh sửa
nhiều lần. Đề án cũng đã được hội đồng thẩm định xem xét, thông qua
tại cuộc họp hội đồng thẩm định tỉnh ngày 26-9-2019 và được giải trình,
tiếp thu chỉnh sửa theo ý kiến góp ý lần hai của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT.
Hành trình hỗ trợ ùn tắc
Hành trình 1: Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Tên
Lửa - Trần Văn Giàu - đường dẫn vào cao tốc.
Hành trình 2: Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - vòng
xoay An Lạc - Trần Đại Nghĩa - đường dẫn vào cao tốc.
Hành trình 3: Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Hồ
Học Lãm - Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1 - đường dẫn vào cao tốc.
Khi xây dựng hồ La Ngà, kịch bản
đến năm 2030 xâm nhập mặn vào
sâu hơn so với hiện trạng. Cụ thể,
độ mặn 0,25 g/l vào sâu thêm 2,1
km nhưng không vượt qua cầu
Đồng Nai.
Theo đề án, xâm nhập mặn lớn
nhất tại các vị trí cấp nước trên sông
Đồng Nai, Sài Gòn vẫn nằm dưới
ngưỡng cho phép 350 mg/l. Điều
này cho thấy khi phát triển công
trình thượng nguồn lưu vực sông
Đồng Nai đến năm 2030, bao gồm
cả việc chuyển nước từ hồ La Ngà
3 sang các sông ven biển Nam Bình
Thuận (lưu vực sông Phan, sông
Dinh, sông Cà Ty…), thì hạ du lưu
vực Đồng Nai - Sài Gòn vẫn có đủ
nguồn nước đáp ứng nhu cầu nước
cho phát triển. Chỉ có tác động của
chuyển nước hồ La Ngà 3 sẽ làm
giảm khoảng 6,25 triệu kWh của
thủy điện Trị An mỗi năm.
Hơn 2 triệu người dân
hưởng lợi
Hồ La Ngà 3 ngoài nhiệm vụ trữ
nước để tưới cho vùng dự án mới
và khắc phục vấn đề hạn hán trong
khu vực thì còn nhiệm vụ cấp nước
sinh hoạt và công nghiệp với công
suất 600.000 m
3
/ngày, phục vụ
cho khoảng 1,5 triệu dân đô thị và
500.000 dân ở nông thôn.
Khi hệ thống thủy lợi La Ngà
3 đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có
thêm hai nhà máy phát điện hòa
vào lưới điện quốc gia gồm thủy
điện La Ngà 3 và thủy điện Ka Pét.
Ngoài ra còn có thể tận dụng mặt
nước hồ La Ngà 3 để phát triển
điện năng lượng mặt trời với điện
lượng hàng trăm triệu kWh/năm...
Bên cạnh đó, khi dự án được thực
hiện, các hồ chứa điều tiết dòng
chảy, đảm bảo cho sinh hoạt và
công nghiệp, thảm thực vật xung
quanh vùng hồ được cải thiện nhờ
có nước quanh năm, góp phần cải
thiện tiểu vùng khí hậu, tạo cảnh
quan đẹp cho du lịch nghỉ mát và
nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, dự
án làm giảm đáng kể việc đầu tư
PHƯƠNGNAM
N
gày 16-12, ông Nguyễn Ngọc
Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Thuận, đã ký quyết định phê
duyệt kết quả thực hiện đề án đánh
giá tác động của việc xây dựng hồ
La Ngà 3, tỉnh Bình Thuận đối với
vùng hạ du sông Đồng Nai. Đề án
này do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ
đầu tư và Viện Quy hoạch thủy lợi
miền Nam tư vấn thực hiện đề án.
Nhấn chìm Nhà máy thủy
điện La Ngâu sâu 40 m
Theo đề án, nhiệm vụ của hồ
La Ngà 3 là tạo nguồn cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp của
tỉnh Bình Thuận khoảng 60.165
ha, chuyển nước tưới cho Đồng
Nai 17.450 ha. Ngoài ra, hồ còn
cấp nước sinh hoạt, công nghiệp,
du lịch và dịch vụ cho tỉnh Bình
Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu (mỗi
tỉnh 300.000 m
3
/ngày). Bên cạnh
đó còn phát điện với tổng công
suất lắp máy 39 MW.
Nếu xây dựng hồ La Ngà 3 sẽ
có nguy cơ ngập gây úng hạ tầng
và dự kiến sẽ gây ngập trên diện
tích khoảng 1.970 ha ở các huyện
Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và
Hàm Thuận Nam. Ngoài ra còn
làm ngập khoảng 11 km quốc lộ
55, nhấn chìm thủy điện La Ngâu
với độ sâu 40 m. Bên cạnh đó, đất
quy hoạch ba loại rừng cần thu hồi
575 ha, trong đó có khoảng 209 ha
rừng đặc dụng và 266 ha đất rừng
sản xuất. Số hộ bị ảnh hưởng là 600
hộ với khoảng 2.700 người thuộc
ba thôn của xã La Ngâu.
Do tác động của việc chuyển
nước khỏi lưu vực sông La Ngà
nên dòng chảy trung bình thấp
nhất sau đập Trị An trong tháng
2 giảm. Ranh giới xâm nhập mặn
trên sông Đồng Nai sẽ vào sâu hơn
so với hiện trạng 1-2 km nhưng
không ảnh hưởng đến việc cấp
nước sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp hạ du Đồng Nai - Sài Gòn.
Một góc địa điểmdự kiến xây dựng hồ LaNgà 3. Ảnh: PHƯƠNGNAM
Nhấn chìm 11 km quốc lộ để
xây hồ La Ngà 3
Theo đề án, để xây hồ La Ngà 3 cần nhấn chìm 11 km quốc lộ 55, nhà máy thủy điện, làm ngập hàng ngàn
hecta đất... Dự án sẽ giúp hàng triệu người dân hưởng lợi.
xây dựng các công trình phòng,
chống lũ ở hạ du, tạo môi trường
tốt cho vùng hạ lưu an toàn trong
sản xuất…
Mặt khác, hệ thống công trình
hồ chứa quy mô lớn chủ động điều
tiết và cung cấp nước hiệu quả sẽ
giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm
nhập mặn gây ra. Việc xây dựng hồ
La Ngà 3 mang lại hiệu quả kinh
tế cao, do các chỉ tiêu kinh tế của
dự án đạt cao.
Đề án này kết luận, dù việc xây
dựng hồ La Ngà 3 sẽ gây ra một
số tác động bất lợi đối với vùng
hạ du lưu vực sông Đồng Nai do
việc suy giảm dòng chảy về hồ Trị
An nhưng việc này gây ra tác động
không lớn và có thể giảm thiểu bằng
các giải pháp phát triển diện tích
rừng đầu nguồn. Nếu áp dụng các
biện pháp tưới tiên tiến tiết kiệm
nước đạt 20% thì có thể tiết kiệm
được 150-200 triệu m
3
nước tưới,
nguồn nước này cũng sẽ bổ sung
về cho hồ Trị An.
Công nghệ mới trong dự báo lũ và
vận hành tối ưu liên hồ chứa cũng
sẽ giảm lượng xả thừa trong mùa lũ,
tăng điện lượng và dòng chảy mùa
kiệt sau đập.
Trường hợp nếu có năm xảy ra
hạn hán vượt tần suất thiết kế thì
cần chủ động cắt giảm diện tích cấp
nước tưới của hồ La Ngà 3 nhằm
hỗ trợ xả đẩy mặn cho hạ du sông
Đồng Nai.•
TếtDương lịch2021, kê khai tănggiávé khôngquá40%
Nếu xây dựng hồ La Ngà
3 sẽ có nguy cơ ngập úng
hạ tầng và dự kiến sẽ gây
ngập trên diện tích khoảng
1.970 ha ở các huyện Tánh
Linh, HàmThuận Bắc và
HàmThuậnNam.
Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây,
cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên dự
báo lượng hành khách đi các tỉnh tại bến dịp tết Dương lịch
năm 2021 giảm từ 5% đến 10% so với năm 2020.
Dự kiến ngày cao điểm phục vụ hành khách dịp lễ này là
ngày 31-12-2020, ước tính lượng hành khách đạt từ 30.000
đến 32.000 khách/ngày. Ông Phương cho biết thêm, do tết
Dương lịch năm nay rơi vào các ngày nghỉ cuối tuần, cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ liên tục từ
ngày 1-1-2021 đến hết 3-1-2021 nên bến sẽ tổ chức phục vụ
hành khách trong bốn ngày này.
“Về giá vé, bến xe đã đề nghị các đơn vị kê khai tăng giá
vé không quá 40% (nếu có) so với ngày thường, trong thời
gian sáu ngày (bốn ngày trước tết và hai ngày sau tết). Về
công tác bán vé, bến phục vụ hành khách 24/24 giờ đối với
các đơn vị vận tải tự bán vé và bán vé từ 3 giờ 30 đến 22 giờ
đối với các đơn vị ủy thác bến bán vé” - ông Phương nói.
Nhằm hạn chế ùn tắc khi lượng khách tăng đột biến, ông
Phương cho hay Bến xe Miền Tây đã kiến nghị Sở GTVT
TP.HCM phân công thanh tra giao thông hỗ trợ trong công
tác xử lý, giải tỏa tình trạng kẹt xe, an ninh trật tự khu vực
trước bến. Đồng thời, Sở GTVT TP cũng sẽ phối hợp cùng
Sở GTVT các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long phân
luồng giao thông trục đường quốc lộ 1 từ cầu Mỹ Thuận
đến đường dẫn vào cao tốc, khu vực cầu Rạch Miễu, cầu
Mỹ Thuận và ngược lại trong các ngày cao điểm.
Sau tết Dương lịch năm 2021, cụ thể vào ngày 4 và
5-1-2021, lượng hành khách từ các tỉnh về Bến xe Miền
Tây rất đông. Vì vậy, bến đề nghị Trung tâm Quản lý giao
thông công cộng TP điều chỉnh biểu đồ xe buýt hoạt động
sớm hơn, bắt đầu từ 4 giờ sáng trên tuyến số 10, 151, 601,
618 và 14 để giải tỏa hành khách.
THU TRINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook