017-2021 - page 12

12
Nguy cơ COVID-19 từ
vượt biên trái phép
HÀPHƯỢNG
N
gày 20-1, tại hội nghị
giao ban trực tuyến về
công tác phòng, chống
dịch COVID-19, Bộ trưởng
BộY tế Nguyễn Thanh Long
cho biết sau một thời gian
giám sát, Bộ Y tế phát hiện
nhiều đường dây móc nối
đưa người từ nước ngoài
vượt biên vào Việt Nam
(VN) qua đường mòn, lối
mở. Trung bình mỗi ngày
cơ quan chức năng phát hiện
hơn 100 trường hợp nhập
cảnh trái phép, có ngày lên
đến 500 trường hợp.
Có ngày 500 trường
hợpvượt biên trái phép
Trướcdiễnbiếnphức tạpcủa
dịchCOVID-19trênthếgiới,số
người nhiễm COVID-19 tăng
nhanh, sắp chạmmốc 100 triệu
camắctrongvòngmộtnăm,Bộ
trưởng Long đánh giá đây là
dịch bệnh có sức lây lan và ảnh
hưởnglớnnhấttrêntoànthếgiới
trong lịch sử loài người. ỞVN,
người dân đang chuẩn bị đón
tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
trong bối cảnh cả nước trải qua
một thời gian dài không có ca
mắctrongcộngđồng.Tuynhiên,
BộYtếđánhgiánguycơlâylan
dịch vàoVN vẫn rất cao.
Theo ông Long, thời gian
qua ngành y tế đã cố gắng
hạn chế nhập cảnh qua đường
hàng không, Thủ tướngChính
phủ cũng đã có công điện chỉ
đạo về việc này. Do đó, để
giảm các ca mắc qua đường
hàng không, từ nay đến tết
Nguyên đán hầu như không
còn những chuyến bay đưa
công dân về nước.
“Thế nhưng khó khăn lại
nằm ở đường bộ khi nguy cơ
lây nhiễm COVID-19 qua
đường mòn, lối mở vẫn hết
sức phức tạp. Vài nước trong
khu vực vẫn mở chuyến bay
thương mại, từ đó người dân
ở nước ngoài vẫn bay từ nước
ngoài về nước bạn, sau đó đi
bộ, vượt biên trái phép vào
VN” - ông Long quan ngại.
Xử lý nghiêm nhà xe
vi phạm
Mặc dù lãnh đạo Chính
phủ, ngành y tế đã cảnh báo
người dân nên về nước theo
đường chính ngạch nhưng tình
trạng vượt biên vào VN vẫn
rất lớn, mỗi ngày có vài trăm
trường hợp bị phát hiện, bắt
giữ. Qua theo dõi, giám sát,
BộY tế nhận thấy các trường
hợp vượt biên trái phép vào
VN đều có liên kết với người
bên trong thông qua các nhà
xe, đường dây... Những đối
tượng này sử dụng Facebook,
Zalo, Wechat để trao đổi đưa
người qua lại. Saukhi bóc tách,
ngành y tế có danh sách một
loạt nhà xe nhận chở người
vượt biên trái phép, trốn cách
ly, Bộ Y tế sẽ cung cấp danh
sách này cho các địa phương.
“Chúng tôi đánh giá một
người không thể tự đi bộ vượt
biên nên chắc chắn còn những
người hám lợi chở người vượt
biên trái phép. Đề nghị cơquan
công an, các địa phương có
những trườnghợp cầnbóc tách
phải xử lý nghiêm để hạn chế
vượt biên trái phép. Chúng ta
không cấm đồng bào về nước
nhưng phải về theo đường
chính ngạch, cách ly tập trung
theo quy định để đảm bảo an
toàn. Nếumỗi ngày hàng trăm
người nhập cảnh trái phép sẽ
gây khó khăn trong việc kiểm
soát. Tình trạng này kéo dài
sẽ rất căng thẳng” - ông Long
nhấn mạnh.
Những ngày cận tết hầu
hết cửa khẩu, khu vực biên
giới đều đã tăng chốt, tăng
người túc trực. Để giảm bớt
áp lực cho các cửa khẩu, bộ
trưởng Bộ Y tế mong các địa
Trung bình mỗi
ngày cơ quan chức
năng phát hiện
hơn 100 trường hợp
nhập cảnh trái phép
qua đường mòn, lối
mở, có ngày lên đến
500 trường hợp.
Đời sống xã hội -
ThứNăm21-1-2021
phương thực hiện đề nghị của
Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
chống dịch: Toàn dân nâng
cao cảnh giác, phát hiện các
trường hợp từ nước ngoài
về trốn cách ly, nhập cảnh
trái phép nên báo với chính
quyền địa phương. Cạnh đó
là phát động tuyên truyền cao
điểm, tăng cường ý thức cho
người dân.
“Để chuẩnbị cho tếtNguyên
đán an toàn, chúng tôi mong
muốn người dân về quê ăn
tết bằng đường chính ngạch,
chấp hành cách ly 14 ngày
theo đúng quy định, không
nhập cảnh trái phép. Chúng
ta phải giữ chặt từng ly từng
tí mới kiểm soát được lây
nhiễm COVID-19 vì dù một
số nước đã có vaccine nhưng
lây nhiễm còn nhanh hơn
cả tốc độ tiêm” - Bộ trưởng
Long nói.•
Theo Bộ
trưởng Bộ
Y tế Nguyễn
Thanh Long,
nguy cơ
lây nhiễm
COVID-19
từ người
nhập cảnh
trái phép qua
đườngmòn,
lối mở những
ngày cuối
năm rất cao.
Hồ sơ - Phóng sự
Cuộc tái hôn chồng già - vợ trẻ
mỹ mãn
Hà mã đực có tên là Chia. Năm nay Chia
37 tuổi, nặng hơn 3 tấn. Chia được Thảo Cầm
Viênmua từ sở thú Leipzig (Đức), làmột trong
những con hàmã đầu tiên cómặt tại Việt Nam.
Hà mã cái tên Bo, 13 tuổi, nặng gần 1,5 tấn.
Bo sống chung với Chia tại Thảo Cầm Viên
từ năm 2011, lúc đó Bo mới hai tuổi.
Trước khi sống với Bo, Chia đã là cha
của năm con hà mã khác. Sau khi cặp vợ
chồng Chia - Bo sống cùng nhau thì đã có
với nhau hai hà mã con. Hà mã con đầu tiên
được sinh ra năm 2016, đang sống tại khu
du lịch Đầm Sen. Hà mã con thứ hai được
sinh vào cuối năm 2018, thân tròn lẳn như
hột mít nên được nhân viên Thảo Cầm Viên
gọi là Hột Mít. Mới hai tuổi nhưng Hột Mít
đã nặng hơn nửa tấn.
Trong 10 năm sống cùng nhau, mặc dù hơn
vợđến 24 tuổi nhưngChia tỏ ra là “người chồng
thương vợ” khi luôn nhường đồ ăn cho Bo ăn
trước. Nhiều lần chờ Bo ăn xong no nê, Chia
mới chầm chậm đi lên khỏi hồ để dùng bữa.
Hà mã là loài động vật hung hăng và nguy
hiểm khi sống trong tự nhiên. Tuy nhiên, tại
Thảo CầmViên, Chia và Bo đều biết nghe lời
người chăm sóc chúng. Theo chia sẻ của nhân
viên tại chuồng hà mã, Chia hiền và ù lì hơn
Bo rất nhiều. Vì thói quen và tập tính bảo vệ
lãnh thổ trong tự nhiên nên thỉnh thoảng Bo
hay đòi cắn và “kiếm chuyện” khi nhân viên
tới gần; rất nguy hiểm nếu khách tham quan
và nhân viên vượt qua rào bảo vệ.
Anh Võ Duy Khang, nhân viên chăm sóc
thú, kể: “Hồi mới vô làm tôi cũng sợ lắm,
luôn nhớ lời dặn không được quay lưng lại
với hà mã. Đến giờ thành quen, cả Chia và
Bo đều đã có phản ứng thân thiện khi tôi
gọi tên tụi nó”.
Vào thời kỳ động dục, Bo thường khó chịu
và mệt mỏi, hay đi lên đi xuống hồ nước và
kêu nhiều hơn bình thường. Những lúc ấy Chia
thường đi theo sau. Trong thời gian tám tháng
mang thai, Bo được uống thuốc bổ để đảm
bảo sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cho con.
Giai đoạn gần sinh, Bo cũng dữ dằn hơn và
hay cắn Chia. Theo chia sẻ của anh Khang,
trong tự nhiên hà mã sống ở những hồ lớn.
Khi sinh, con cái sẽ tìm góc hồ ở xa con đực
để sinh, tránh việc hà mã cha cắn con. Tại
Thảo Cầm Viên, nhân viên phải tách riêng
vợ chồng Chia - Bo trong một năm để đảm
bảo an toàn cho cả Chia và hà mã con.
Loài hà mã dành phần lớn thời gian ở dưới
hồ (khoảng 16 tiếng), chỉ lên bờ để ăn. Khi
sinh, Bo cũng sinh con và cho con bú dưới
nước. Giống như những hà mã con khác,
Hột Mít có thể tự bơi được sau khi sinh ra.
Bo nuôi con bằng sữa trong một năm.
Sau đó, nhân viên chăm sóc lại ghép Chia
và Bo trở về sống cùng nhau. Lúc này, Chia
vẫn nhường nhịn Bo như trước, hoàn toàn
không có phản ứng lạ mặc dù đã trải qua
thời gian xa cách.
Những chuyện ly kỳ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Bài 2
10nămhạnhphúc của cặpvợ chồnghàmã
Chia (hà mã chồng)
luôn nhường nhịn Bo
(hà mã vợ) trong suốt
hơn 10 năm chung sống
tại Thảo CầmViên và có
hai con chung.
KHÁNHCHI
Theo chia sẻ của anh Lê Anh Tâm (tổ
trưởng tổ móng guốc, Thảo Cầm Viên), cặp
vợ chồng hà mã sống rất hòa thuận, yên bình
bên nhau từ năm 2011. Trong tự nhiên, bất
kể số lượng cá thể trong đàn, mỗi đàn hà mã
thường được dẫn dắt bởi một con đực hung
dữ. Tuy nhiên, tại Thảo Cầm Viên, hà mã
đực lại ngoan ngoãn nhường nhịn “vợ” của
mình trong suốt 10 năm chung sống.
Thứ
trưởng
Bộ Y tế
Nguyễn
Trường
Sơn kiểm
tra công
tác nhập
cảnh tại
cửa khẩu
Lệ Thanh,
Gia Lai.
Ảnh: BYT
Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh cho biết tỉnh này
có 31 khu cách ly (có khu dã chiến, trước kia
trung bình mỗi ngày khoảng 100-120 người
về, gần đây mỗi ngày có 150-160 người nhập
cảnh phải cách ly).
Là địa phương có mật độ người về đông
nhất, CaoBằngnhữngngày qua đã trong tình
trạng vượt quá khả năng cách ly. Từ 1-1-2021
đã có hơn 3.000 người về nước dẫn đến quá
tải, tỉnhbắt buộc phải chuyển 700 người sang
khu cách ly các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên…
Trước tình hình này, bộ trưởng BộY tế đề nghị
các địa phương lân cận “chia lửa”, hỗ trợ các
địa phương quá tải cách ly.
Xin “chia lửa” vì quá tải cách ly
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook