6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm21-1-2021
Giải thích rõ quy định này, Nghị
quyết 03 cho biết “chủ động nộp lại
ít nhất ba phần tư tài sản tham ô,
nhận hối lộ” là trường hợp người
phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất
ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối
lộ sau khi phạm tội. Cũng được
coi là chủ động nộp lại ít nhất ba
phần tư tài sản tham ô, nhận hối
lộ đối với trường hợp người phạm
tội sau khi phạm tội đã tác động để
cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em, những người thân khác nộp
lại hoặc không phản đối việc cha,
mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em,
những người thân khác nộp lại ít
nhất ba phần tư tài sản mà mình
tham ô, nhận hối lộ.
Đối với trường hợp trong cùng vụ
án, người bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về nhiều tội, trong đó có tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và
tội khác nhưng đã chủ động nộp lại
số tài sản bằng ít nhất ba phần tư
tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng
được coi là chủ động nộp lại ít nhất
ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối
lộ, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng
xác định tài sản có nguồn gốc từ tội
phạm khác.
Còn về “hợp tác tích cực với cơ
quan chức năng trong việc phát
hiện, điều tra, xử lý tội phạm”, nghị
quyết nêu rõ nghĩa là sau khi phạm
tội tham nhũng hoặc các tội phạm
khác về chức vụ, người phạm tội đã
chủ động cung cấp những tin tức, tài
liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
liên quan đến tội phạm mà họ bị
buộc tội. Ví dụ như chỉ đúng nơi
cất giấu vật chứng quan trọng giúp
cơ quan chức năng thu hồi được vật
chứng đó; khai báo và chỉ đúng nơi
đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai
báo về tội phạm và người phạm tội
mới liên quan đến tội phạm mà họ
bị buộc tội...
Về tình tiết “lập công lớn”, nghị
quyết hướng dẫn đó là trường hợp
người phạm tội đã giúp cơ quan tiến
hành tố tụng phát hiện, truy bắt,
điều tra, xử lý tội phạm không liên
quan đến tội phạm mà họ bị buộc
tội; cứu được người khác trong tình
thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài
sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở
lên của Nhà nước, tập thể, cá nhân
trong thiên tai, dịch bệnh…; có phát
minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá
trị lớn được các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận.
Ngoài những trường hợp nêu
trên, có thể xác định những trường
hợp khác là “hợp tác tích cực với
cơ quan chức năng trong việc phát
hiện, điều tra, xử lý tội phạm” và
“lập công lớn” nhưng tòa án phải
nhận định rõ trong bản án.
Chính sách khoan hồng
đặc biệt miễn hình phạt
Đáng chú ý, Nghị quyết 03/2020
quy định rõ về nguyên tắc xử lý
đối với tội phạm tham nhũng, tội
phạm khác về chức vụ. Trong đó,
việc xử lý tội phạm tham nhũng,
tội phạm khác về chức vụ phải
đảm bảo nghiêm khắc và tuân
thủ triệt để các nguyên tắc của
pháp luật hình sự, pháp luật tố
tụng hình sự.
Quá trình tố tụng, nếu người phạm
tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ
đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần
tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã
hợp tác tích cực với cơ quan chức
năng trong việc phát hiện, điều tra,
xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì
không áp dụng mức cao nhất của
khung hình phạt mà người phạm
tội bị truy tố, xét xử.
Đặc biệt, nghị quyết hướng dẫn
xem xét áp dụng chính sách khoan
TUYẾNPHAN
H
ội đồng Thẩm phán TAND
Tối cao vừa có Nghị quyết
03/2020 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của BLHS trong
xét xử tội phạm tham nhũng và tội
phạm khác về chức vụ. Nghị quyết
có hiệu lực từ ngày 15-2 nêu cụ thể
về các trường hợp được áp dụng
không tuyên tử hình khi bị kết án
về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Ba trường hợp được
thoát án tử
Điều 40 BLHS năm 2015 quy
định không thi hành án tử hình
nếu người bị kết án tử hình về tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà
sau khi bị kết án đã chủ động nộp
lại ít nhất ba phần tư tài sản tham
ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực
với cơ quan chức năng trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
hoặc lập công lớn.
Cựu bộ trưởng TT&TTNguyễn Bắc Son từng bị VKS đề nghị án tử hình về tội nhận hối lộ nhưng do gia đình đã nộp
66 tỉ đồng (số tiền nhận hối lộ - PV) nênHĐXX tuyên bị cáo án chung thân. Ảnh: TP
Các trường
hợp tham
nhũng
nhưng thoát
án tử hình
Hội đồngThẩmphánTANDTối caohướng
dẫnápdụngmột sốquyđịnhcủaBLHS,
trongđó có trườnghợpkhông tuyên tửhình
đối với tội phạmthamnhũng.
hồng đặc biệt miễn hình phạt (Điều
59 BLHS) đối với trường hợp người
phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm
nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51
của BLHS hoặc người phạm tội lần
đầu là người giúp sức trong vụ án
đồng phạm nhưng có vai trò không
đáng kể nếu thuộc một trong các
trường hợp dưới đây:
Thứ nhất, người phạm tội không
vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá
nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới,
dám đột phá vì sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, người phạm tội là người
có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới
đối với cấp trên, người làm công
hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ
theo chỉ đạo của cấp trên), không ý
thức được đầy đủ hành vi phạm tội
của mình, không vì động cơ vụ lợi
hoặc động cơ cá nhân khác, không
được hưởng lợi; đã chủ động khai
báo trước khi bị phát giác, tích cực
hợp tác với cơ quan có thẩm quyền,
góp phần có hiệu quả vào việc điều
tra, xử lý tội phạm.
Thứ ba, người phạm tội đã chủ
động khai báo trước khi bị phát
giác, tích cực hợp tác với cơ quan
có thẩm quyền, góp phần hạn chế
thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ
tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục
toàn bộ hậu quả và đã bồi thường
toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;
Thứ tư, người phạm tội sau khi bị
phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải, chủ động nộp lại toàn
bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục
toàn bộ hậu quả và đã bồi thường
toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.•
Hối lộ tình dục là lợi ích phi vật chất
Một nội dung quan trọng khác, Nghị quyết 03/2020 giải thích rõ về
khái niệm“lợi ích phi vật chất”quy định tại điểm b khoản 1 các điều 354,
358, 364, 365 và 366 của BLHS. Đây là những lợi ích không phải lợi ích
vật chất. Ví dụ như hối lộ bằng cách tặng thưởng, đề xuất tặng thưởng
các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi;
hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài;
hối lộ tình dục...
Nghị quyết 03/2020 quy
định rõ nguyên tắc xử lý
đối với tội phạm tham
nhũng, tội phạm khác về
chức vụ, như phải đảm
bảo nghiêm khắc và tuân
thủ triệt để các nguyên
tắc của pháp luật hình
sự, pháp luật tố tụng
hình sự.
TP.HCMkiếnnghị khẩnvớiNgânhàngNhànước
Ngày 19-1, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi thống
đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam liên quan
đến bảo lãnh giao dịch nhà ở trong bán, cho thuê mua nhà
ở hình thành trong tương lai.
Theo quy định tại Thông tư số 07/2015 và Thông tư số
13/2017 của thống đốc NHNN Việt Nam, việc bảo lãnh
trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương
lai thuộc chức năng, nhiệm vụ của các ngân hàng thương
mại. Tuy nhiên, NHNN Việt Nam Chi nhánh TP.HCM
không có thông tin để báo cáo số liệu về tình hình thực
hiện “đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở” do không thuộc
chức năng, thẩm quyền.
Do đó, để có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và
báo cáo về tình hình thực hiện “đóng tiền bảo lãnh giao
dịch nhà ở và bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai”, đánh giá tình hình thị trường bất
động sản và việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ
đầu tư dự án nhà ở thương mại, cũng như hạn chế rủi ro
cho người mua nhà, UBND TP.HCM kiến nghị thống đốc
NHNN Việt Nam nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung
quy định tại Thông tư số 07/2015 và Thông tư số 13/2017
của thống đốc NHNN Việt Nam như sau:
Một là về chế độ báo cáo: Định kỳ hằng tháng, quý,
năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước,
các ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh
nhà ở hình thành trong tương lai báo cáo số liệu của các
chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thực hiện
bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong
tương lai và đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy
định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cho
NHNN chi nhánh tỉnh, thành trực thuộc trung ương; các
chi nhánh NHNN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo số liệu
cho NHNN Việt Nam và UBND các tỉnh, thành trực thuộc
trung ương theo định kỳ hoặc đột xuất.
Hai là về xử phạt vi phạm hành chính: Các ngân hàng
thương mại không nghiêm túc thực hiện chế độ báo
cáo nêu trên hoặc đủ điều kiện bảo lãnh mà không thực
hiện bảo lãnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về
ngân hàng…
KIM PHỤNG