017-2021 - page 13

13
Bắt đầu chi trả trợ giúp
xã hội qua ATM
VIẾT LONG
B
ộ LĐ-TB&XH vừa lựa
chọn tỉnh Lạng Sơn,
Thừa Thiên-Huế và
TP.HCM làm nơi thí điểm
chi trả chính sách trợ giúp
xã hội không dùng tiền mặt.
Thời gian bắt đầu triển khai
từ tháng 1 đến tháng 12-2021.
Theo đó, các địa phương
trên được yêu cầu xây dựng
phương án chi trả. Trong đó,
chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH
chuyển danh sách người
hưởng chính sách trợ giúp
xã hội đến tổ chức cung cấp
dịch vụ. Đồng thời, lập ủy
nhiệm chi gửi kho bạc huyện
để chuyển tiền vào tài khoản
ngân hàng của tổ chức cung
cấp dịch vụ.
Sau đó, tổ chức cung cấp
dịch vụ có trách nhiệm thực
hiện chi trả vào tài khoản
ngân hàng hoặc tài khoản
ngân hàng số cho các đối
tượng hưởng. Trường hợp
đối tượng không thể giao
dịch bằng phương thức thanh
toán qua ngân hàng... thì
thực hiện chi trả bằng tiền
mặt cho đối tượng.
TheoôngLêTấnDũng,Thứ
trưởngBộLĐ-TB&XH, thanh
toán điện tử trong thực hiện
các chương trình trợ giúp xã
hội là xu thế mà nhiều quốc
gia hiện nay đang áp dụng.
Hiện cả nước cũng có
khoảng 15 triệu người tham
gia BHXH bắt buộc, hơn 1
triệu người thamgia bảo hiểm
tự nguyện, khoảng 13,1 triệu
người tham gia bảo hiểm thất
Đời sống xã hội -
ThứNăm21-1-2021
Từ tháng 1-2021, các tỉnh Lạng Sơn,ThừaThiên-Huế và TP.HCM triển
khai thí điểm chi trả tiền trợ giúp xã hội qua ngân hàng (thẻ ATM).
Anh Tâm kể lại: “Sau lần đầu Bo sinh con,
hà mã con được chuyển đến Khu du lịch Đầm
Sen. Lần đó, hà mã con được chuyển lên xe,
cứ kêu lên gọi mẹ. Bo nhìn lên thấy con trong
xe đi xa dần liền gọi con. Nghe thương lắm”.
Tưởng không có duyên nợ với Bo
vì bệnh ung thư
Mỗi ngày cặp vợ chồng Chia - Bo ăn khoảng
70 kg cỏ vào buổi sáng, 30 kg thức ăn tinh
bột vào buổi trưa. Thức ăn tinh bột gồm cám,
bí đỏ, cà chua, cam, dưa hấu… Đến chiều,
Chia và Bo ăn cơm và khoai lang luộc.
Dù tuổi cao nhưng Chia ít gặp vấn đề về
sức khỏe. Cả hai vợ chồng đều ít bị bệnh,
chỉ thường xuyên bị xước da vì hay cà xuống
nền khi ăn. Răng hà mã rất khỏe và chắc.
Răng nanh (hàm dưới) của Chia và Bo có
thể dài 15-20 cm. Răng nanh quá dài sẽ đâm
vào nướu hàm trên khiến chúng bị đau, ăn ít
hơn ngày thường.
Bởi vậy, nhân viên chuồng hà mã luôn theo
dõi, nếu thấy răng của Chia - Bo quá dài họ
sẽ mài răng hoặc cưa bớt cho chúng. Chia rất
ngoan, thường há miệng ngay khi nhân viên
chăm sóc ra hiệu. Nhân viên sẽ dùng cưa dây
loại nhỏ để cưa bớt răng cho nó. Bo dữ hơn
nên thường được đưa cục đá để tự mài răng.
Theo tác giả Phan Việt Lâm, nguyên Giám
đốcThảoCầmViênSàiGòn, trongcuốn
Chuyện
lạ Thảo Cầm Viên
, lần ốm nặng nhất của Chia
là từ trước khi gặp Bo. Lần đó Chia bỏ ăn, suốt
ngày ngâmmình dưới nước. Ngày thường vốn
rất háu ăn, nay nó lại thờ ơ, dửng dưng với tất
cả món ngon như cam, cà rốt, cải thảo…
Bác sĩ nhận định Chia có dấu hiệu viêm
lợi răng vì chỗ thịt ở chân răng sưng to. Lúc
đầu, chỗ ấy sưng mọng, đỏ lên như quả cà
chua, về sau trở nên xù xì, thâm đen và xuất
hiện vết lở loét. Chia được bác sĩ thú y tận
tình chăm sóc, uống thuốc bổ và tiêm kháng
sinh chống viêm nhưng bệnh tình của nó
không thuyên giảm.
Nghi ngờ Chia bị viêm lợi vì răng nanh
hàm dưới quá dài, bác sĩ đã dùng cưa dây loại
nhỏ để cưa bớt răng cho nó nhưng chỗ lợi
vẫn ngày một sưng to. Cuối cùng, bác sĩ lấy
một mẩu thịt ở chỗ chân răng bị sưng gửi đi
xét nghiệm. Gửi đi hai nơi thì một nơi thông
báo kết quả: Ung thư ác tính! Lại còn bảo:
Ung thư răng miệng kiểu này thì chỉ sống
thêm khoảng sáu tháng là chết. Nghe vậy,
mọi người đều cảm thấy tội nghiệp cho Chia,
có cái gì ngon nhất cũng dành cho nó ăn.
Sáu tháng qua đi nhưng Chia vẫn sống
khỏe. Nhiều năm sau, Chia kết đôi và sống
hòa bình với Bo, không có dấu hiệu bị ung
thư như lời đồn nữa.•
Kỳ tới:
“Công chúa” gấu nhỏ
trong căn phòng carton
Chia hiền và ù lì hơn Bo rất
nhiều. Nhiều lần chờ Bo ăn xong
no nê, Chiamới chầm chậmđi
lên khỏi hồ để dùng bữa.
Vợ chồng hàmã Chia - Bo ngày ngày cùng nhau ngâmmình dưới nước,
tận hưởng cuộc sống chung bình yên. Ảnh: KHÁNHCHI
HộtMít được tách ra sống riêngchamẹChia - Bo. Ảnh: KHÁNHCHI
Hiện cả nước cũng
có khoảng 15 triệu
người tham gia
BHXH bắt buộc,
hơn 1 triệu người
tham gia bảo hiểm
tự nguyện.
TP.HCM có thêm 1 khu lọc máu
chất lượng cao tiêu chuẩn Nhật
Sáng 20-1, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương
(TP.HCM) đã chính thức triển khai hoạt động khu lọc máu
theo tiêu chuẩn Nhật Bản để phục vụ nhu cầu chạy thận
của người dân tại TP.HCM và khu vực lân cận.
Khu lọcmáunàydùngnguồnnướcđượcxử lýbằnghệ thống
xử lý nước đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Nhật Bản.
BS CKII Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri
Phương, cho biết BV đã đưa vào hoạt động Trung tâm
Lọc máu chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Nhật Bản trực
thuộc Khoa thận - lọc máu đi vào hoạt động từ năm 2016,
làm hài lòng bệnh nhân. Tuy nhiên, hạn chế là màng lọc
chỉ sử dụng một lần nên chi phí khá cao.
Trước thực tế này, BV đã hợp tác với một đơn vị sản
xuất sản phẩm lọc máu có uy tín thiết lập khu lọc máu
theo tiêu chuẩn Nhật Bản, trong đó sử dụng lại màng lọc
2-3 lần, giúp giảm giá thành để người dân dễ tiếp cận hơn.
Theo BS Chiến, Khoa thận - lọc máu, BV Nguyễn Tri
Phương mặc dù mỗi tuần chạy thận cho 250 ca nhưng
vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu chạy thận cho bệnh nhân.
Trung tâm mới sau khi triển khai được kỳ vọng sẽ góp
phần tăng năng suất, phục vụ được nhiều người bệnh hơn.
Trung tâm lọc máu chuẩn Nhật Bản có 16 máy được
nhập nguyên kiện từ Nhật Bản, công suất phục vụ được
khoảng 100 bệnh nhân chạy thận/tuần.
Theo các chuyên gia thận - lọc máu tại đây, chất lượng
nước lọc thận rất quan trọng đối với bệnh nhân chạy thận
về lâu dài. Nếu chất lượng nước lọc không đủ chuẩn dễ
gây các biến chứng như nhiễm trùng, hội chứng ống cổ
tay, lắng đọng beta 2 microglobuline, viêm dây thần kinh,
ngứa, suy dinh dưỡng…, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống và tính mạng người bệnh.
HOÀNG LAN
GS-TS Huỳnh Văn Sơn là hiệu trưởng
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định công nhận
GS-TS Huỳnh Văn Sơn giữ chức vụ hiệu trưởng Trường
ĐH Sư phạm TP.HCM (HCMUE) nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Sơn từng là cựu sinh viên của HCMUE.
Trước khi giữ chức hiệu trưởng, GS-TS Huỳnh Văn
Sơn làm phó hiệu trưởng HCMUE từ tháng 7-2017.
GS-TS Huỳnh Văn Sơn sinh năm 1976, tốt nghiệp
ĐH chuyên ngành tâm lý - giáo dục tại HCMUE (năm
1996), sau đó lấy bằng thạc sĩ tâm lý học tại Trường
ĐH Sư phạm Hà Nội và làm nghiên cứu sinh (tiến sĩ)
về tâm lý học tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
(năm 2003). Ông được bổ nhiệm học hàm giáo sư
chuyên ngành tâm lý học năm 2019.
GS-TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ biên, tác giả, viết
chung trên 60 đầu sách, giáo trình, tham khảo…
PHẠMANH
Tiêu điểm
Thanh toán điện tử sẽ tiết
kiệm chi phí, giảm thời gian đi
lại chongười thụhưởng, hỗ trợ
đúng đối tượng, kịp thời, tiện
lợi và về lâu dài giúp họ tiếp
cận với các dịch vụ tài chính
tốt hơn, công bằng hơn, minh
bạch hơn.
Người dân nhận lương hưu bằng tiềnmặt. Ảnh: VIẾT LONG
nghiệp, trên 85 triệu người
tham gia BHYT.
“Như vậy, các đối tượng
thụ hưởng chính sách an sinh
xã hội ngày càng được mở
rộng với mức trợ giúp ngày
càng cao hơn. Vì thế đòi hỏi
cần phải có công cụ hiện đại
hơn trong việc quản lý chính
sách và đối tượng tốt hơn” -
ông Dũng cho hay.
Được biết sau một năm
triển khai các địa phương
trên, Bộ LĐ-TB&XH sẽ
đánh giá, tổng kết và triển
khai trên cả nước.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook