6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy13-3-2021
Nhiều bị cáo khác nói lời sau cùng
cũng mong muốn HĐXX cân nhắc,
xem xét cho mình được hưởng mức
án nhẹ nhất, sớm trở về với gia đình.
Trước đó HĐXX dành thời gian
để đại diện VKS, các bị cáo và luật
sư bào chữa chomình thamgia tranh
luận. Ông Đinh La Thăng bị VKS đề
nghị mức án 12-13 năm tù về tội vi
phạm quy định về đầu tư công trình
xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Đại diện VKS khẳng định hành vi
phạm tội của ông Thăng đúng như
cáo trạng truy tố, đồng thời bác bỏ
các quan điểm bào chữa mà ông
Thăng và luật sư đưa ra.
Theo kiểm sát viên, chủ trương
PVN được thực hiện chỉ định thầu
nhằm phát huy nội lực các cơ sở
sẵn có trong tập đoàn là chủ trương
không sai. Tuy nhiên, khi triển khai
phải tuân thủ đúng theo quy định
pháp luật, không được tùy tiện, áp
đặt duy ý chí. Điều này được thể hiện
rõ trong Thông báo số 49/2009 về
kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò là chủ tịchHĐQTPVN,
trưởng ban chỉ đạo dự ánEthanol Phú
Thọ, bị cáoThăng có tráchnhiệmphải
chỉ đạo đúng quy định đối với việc
chỉ định thầu. Tuy nhiên, bị cáo lại
nói bản thân không biết và không có
trách nhiệmphải biết về năng lực của
nhà thầu là một sự “vô trách nhiệm”,
“bất chấp quy định” và “đi ngược lại
với chỉ đạo của Thủ tướng”.
Đại diện VKS cũng bác bỏ lập
luận của ông Thăng khi nói rằng chỉ
giữ vai trò trưởng ban chỉ đạo dự án,
không có quyền quyết định đối với
chủ đầu tư (Công ty CP Hóa dầu và
nhiên liệu sinh học dầu khí - PVB).
“PVB là công ty cổ phần nên có
quyền quyết định mọi vấn đề tại dự
án, tuy nhiên thực tế PVBkhông thực
hiện đượcmà PVNđã thực hiện thay.
PVN thành lập ban chỉ đạo dự án để
thông qua tổ chức này thực hiện các
quyền, chủ trương của PVN đối với
dự án. Mặt khác, HĐQT PVB gồm
các cá nhân là đại diện các công ty
con của PVN nên PVN hoàn toàn
có thể chỉ đạo, chi phối thông qua
công ty con của mình là cổ đông
của PVB” - đại diện VKS phân tích
.
Cũng theo đại diện VKS, dù biết
tình hình tài chính PVC đang khó
khăn nhưng ông Thăng vẫn chủ
trương chỉ định thầu dự án cho
công ty. Bị cáo còn chủ trì nhiều
cuộc họp, quyết liệt chỉ đạo cấp
dưới thực hiện giao thầu cho PVC
dù công ty chưa từng thực hiện dự
án nào về ethanol.
“Giữa các bị cáo từ đứng đầu
đến nhân viên cấp dưới có sự thống
nhất, câu kết với nhau cùng thực
hiện hành vi tội phạm, đây là vấn
đề lợi ích nhóm tiêu cực…” - kiểm
sát viên nhấn mạnh.
Sau khi đại diện VKS kết thúc
lượt đối đáp, ông Đinh La Thăng
bước lên bục khai báo. Cựu chủ tịch
PVN tiếp tục không đồng tình với
quan điểm của cơ quan công tố, đề
nghị đưa ra chứng cứ chứng minh
việc bị cáo biết năng lực nhà thầu
yếu kém nhưng vẫn chỉ định thầu.
Ông Thăng cũng lặp lại quan
điểm tại phiên tòa hôm trước khi
cho rằng thẩm quyền lựa chọn nhà
thầu là của PVB chứ không phải
PVN, đồng thời đề nghị đại diện
VKS làm rõ về vấn đề thiệt hại của
vụ án, vì bị cáo thấy cách tính thiệt
hại như hiện nay là chưa phù hợp.
Tranh luận của
Trịnh Xuân Thanh
Bị cáoTrịnhXuânThanh, cựu chủ
tịch Tổng Công ty cổ phần Xây lắp
dầu khí (PVC), là người bị đề nghị
mức án cao nhất trong vụ án này, đã
tranh luận với đại diện VKS. Trong
khi các luật sư đưa ra nhiều căn cứ
đề nghị HĐXX tuyên mình không
phạm tội, bị cáo Thanh dành nhiều
thời gian nói về “năng lực của PVC”.
Theo đại diện VKS, với vai trò
TUYẾNPHAN
C
hiều 12-3, sau năm ngày làm
việc, phiên tòa của TAND TP
Hà Nội xét xử 12 bị cáo trong
vụ án sai phạm tại dự án Ethanol
Phú Thọ kết thúc phần tranh luận.
Chủ tọa thông báoHĐXX sẽ nghị án
kéo dài, tuyên án vào chiều 15-3 tới.
Nói lời sau cùng, bị cáo Đinh La
Thăng (cựu chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) cho
rằng triển khai dự án với mục đích
vì lợi ích của đất nước, bản thân
“hoàn toàn không có tội”.
VKS: Ông Thăng
“vô trách nhiệm”
ÔngThăngmong HĐXX xemxét
toàn diện về hành vi của các bị cáo
khác trong vụ án này, vì họ không
có sự bàn bạc, đồng phạm gì với
ông. Riêng bị cáo Trần Thị Bình
(cựu phó tổng giám đốc PVN) thì
ông Thăng xin miễn trách nhiệm
hình sự, nếu HĐXX vẫn quy trách
nhiệm thì ông xin nhận toàn bộ trách
nhiệm cho bà Bình cả về hình sự
lẫn dân sự.
Bị cáoĐinh La Thăng tại tòa. Ảnh: TTXVN
Ông Đinh La
Thăng nói mình
không có tội
Ông Thăng nói nếu tòa quy trách nhiệm
thì ông xin nhận toàn bộ cả hình sự lẫn
dân sự cho cựu phó tổng giám đốc PVN
TrầnThị Bình.
chủ tịch HĐQT, là người đứng đầu
PVC, bị cáo được cấp dưới báo cáo
và biết rõ liên danh nhà thầu không
đủ năng lực nhưng vì chịu sức ép
nên vẫn tiếp nhận việc chỉ định thầu.
Tiếp đó, bị cáo chủ trì cuộc họp của
PVC để ban hành nghị quyết với
nội dung đồng ý thực hiện gói thầu
TK05 với giá hơn 59 triệu USD,
mặc dù trước đó đã đưa giá chào
thầu là 87 triệu USD…
Phản đối các cáo buộc trên, bị cáo
Thanh khẳng định nguyên nhân chính
khiến dự án Ethanol Phú Thọ phải
dừng thi công là do “thiếu tiền” chứ
không phải do PVC thiếu năng lực.
“Tôi biết chắc là làm được, chỉ
thiếu 1-2 tiêu chí chứ không phải
không đủ năng lực. Không có nhà
thầu nào mua hồ sơ thầu mà đủ
100% tiêu chí cả, chỉ 75%-80%mà
thôi” - bị cáo biện hộ và cho rằng
VKS “chỉ căn cứ vào 1-2 tiêu chí
bị thiếu đó” để truy tố các bị cáo.
Đối với vụ án liên quan đến khu đất
3.400 m
2
tại thị trấn Tam Đảo (Vĩnh
Phúc),TrịnhXuânThanhvẫncho rằng
đại diệnVKS chỉ căn cứ duy nhất vào
lời khai củaVũĐứcThuận (cựu tổng
giámđốc PVC) để cáo buộcmình chỉ
đạo chuyển 25 tỉ đồng.
Cùng với đó, cơ quan công tố
nhận định bị cáo hưởng lợi 3 tỉ đồng
nhưng không thấy 3 tỉ đồng này ở
đâu, bản thân bị cáo không hề bàn
bạc với Đỗ Văn Hồng (cựu chủ
tịch HĐQT PVC Kinh Bắc) trong
việc ứng tiền của PVC để mang đi
mua đất… •
“Đã lãnh án chung thân, 10 năm nữa
cũng không sao…”
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh không đồng tình với lời luận tội của đại diện
VKS về yếu tố“lợi ích nhóm tiêu cực”. “Tôi đã lãnh án chung thân rồi, bây
giờ có thêmchục nămnữa cũng không là vấnđề gì cả nhưngnhữngngười
anh emtôi không vi phạmpháp luật, không làmgì vẫnphải ra tòa…”- ông
Thanh nói. Bị cáo này đề nghị đại diện VKS cần tranh luận tới cùng để
xác định mình cũng như các bị cáo khác có hành vi phạm tội hay không.
Đại diện VKS cũng bác bỏ
lập luận của ông Thăng
khi nói rằng chỉ giữ vai
trò trưởng ban chỉ đạo dự
án, không có quyền quyết
định đối với chủ đầu tư.
Ngày 12-3, tại TP.HCM, ba bộ VH-TT&DL, KH&CN,
NN&PTNT cùng phối hợp tổ chức hội thảo “Tham vấn về
dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ”.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt
cho biết Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) được ban hành lần đầu
vào năm 2005, đến nay đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào
năm 2009 và 2019. Mục tiêu của việc sửa đổi Luật SHTT
là nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước; xử lý các bất cập, vướng mắc trong
thực tiễn thi hành; nội luật hóa các cam kết quốc tế.
Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ đã phân công Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành liên quan xây dựng dự án luật này. Theo dự
kiến, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT
sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc
hội khóa XV (tháng 10-2021).
Đến nay, dự thảo tờ trình Chính phủ về dự án luật và dự
thảo số 2 của dự án luật đã được đăng tải trên cổng thông
tin điện tử của Chính phủ và của Bộ KH&CN để lấy ý
kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hội thảo thuyết minh và lấy ý kiến các đại biểu tham dự về
vấn đề dự kiến sửa đổi trong dự án luật, bao gồm ba nhóm:
Các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các
vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan
và các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực giống cây trồng. Khối
lượng các điều sửa đổi lần này là 80/222 điều (chiếm 36%).
Góp ý, luật sư Phan Vũ Tuấn (Phó Chủ tịch Hội SHTT
TP.HCM) chia sẻ hiện nay chế định về quyền nhân thân
đang có nhiều sự mâu thuẫn, không đáp ứng được các
trường hợp mà thực tế đặt ra, đồng thời giới hạn quyền tự
quyết của tác giả đối với chính quyền nhân thân của mình.
Cụ thể, chủ sở hữu khi muốn sửa chữa tác phẩm thuộc
sở hữu của mình nhưng tác giả (người được thuê, giao
nhiệm vụ…) không đồng ý (khoản 4 Điều 19) như vậy sẽ
hạn chế việc phát triển, đổi mới và sáng tạo.
Trên thực tế, tác giả hoàn toàn có thể cho phép người
khác đặt tên tác phẩm, cho phép người khác sửa chữa tác
phẩm của mình. Tuy nhiên, thực tế là đối với tất cả các
quyền nhân thân, tác giả đều có thể cho phép/không cho
phép người khác sử dụng chính quyền nhân thân của mình
nhưng chỉ có khoản 3, khoản 4 nhắc tới hành vi này. Điều
này có thể được nhiều người hiểu rằng chỉ có quyền công
bố là tác giả có thể cho phép người khác thực hiện thay
mình, còn các quyền khác thì không.
Ngoài ra, việc cho phép hay không cho phép cũng mâu
thuẫn với quy định và cơ sở lý luận là quyền nhân thân
không thể chuyển giao. Từ đó luật sư Tuấn đề xuất bổ sung
quyền “cho phép tác giả có quyền từ bỏ không thực hiện
quyền nhân thân của mình” (tại Điều 19 Luật SHTT). Điều
này có nghĩa là tác giả không lựa chọn cho phép/không cho
phép người khác thực hiện quyền nhân thân của mình mà tác
giả chủ động lựa chọn “không thực hiện quyền nhân thân của
mình”. Tác giả phải thể hiện rõ ý chí này trong văn bản.
Việc bổ sung quy định này không chỉ cho tác giả thêm
quyền tự do lựa chọn giới hạn/không giới hạn quyền của
mình mà còn cho tác giả thêm công cụ để đàm phán một
mức giá trị cao hơn trong việc chuyển giao quyền tác giả
khi cho phép chủ sở hữu quyền tác giả được tự do hơn
trong việc khai thác tác phẩm.
NGÂN NGA
Lấy ý kiếnsửađổi Luật Sởhữu trí tuệ