080-2021 - page 9

9
(Tiếp theo trang 1)
Công trình số 433/11 Sư VạnHạnh, phường 12, quận 10 (TP.HCM) đang bị cưỡng chế. Ảnh: NGUYỆTNHI
TP.HCM quyết “triệt”
nạn xây dựng trái phép
Sở Xây dựng TP vừa có văn bản nêu rõ các giải pháp chấn chỉnh vi phạm trật tự
xây dựng.
HUYVŨ
N
ăm năm qua, TP.HCM đã
ghi nhận tình trạng vi phạm
trật tự xây dựng ở nhiều
nơi và đã đề ra nhiều giải pháp,
cùng nhiều cấp, ban ngành vào
cuộc xử lý, nhiều cán bộ phụ
trách lĩnh vực đã phải bị kiểm
điểm, kỷ luật. Trong động thái
mới nhất, UBND quận 10 cũng
đang tiến hành cưỡng chế, tháo
dỡ hàng loạt công trình sai phép
quy mô lớn trên địa bàn quận.
“Dẹp loạn” công trình
sai phép, trái phép
Ghi nhận những ngày đầu
tháng 4, trên đường SưVạnHạnh
(phường 12, quận 10), hàng chục
công nhân đang tiến hành tháo
tầng 8, 9 căn nhà số 433/11. Đây
là công trình chỉ được cấp phép
xây dựng sáu tầng nhưng chủ
đầu tư đã xây thành chín tầng
để kinh doanh karaoke với diện
tích vi phạm hơn 400 m
2
sàn.
Gần đó, công trình vi phạm xây
dựng tại số 766/12 cũng được
cưỡng chế tháo dỡ.
Đây là một trong bảy công
trình vi phạm nằm trên địa bàn
phường 12, quận 10 với mức độ
vi phạm lớn, chính quyền địa
phương nhiều lần nhắc nhở và
yêu cầu khắc phục nhưng chủ
nhà không chấp hành. Theo kế
hoạch của UBND quận 10, từ
nay đến giữa năm, quận sẽ cưỡng
chế toàn bộ bảy công trình tại
phường 12. “Sau hai công trình
ở đường Sư Vạn Hạnh, sắp tới
quận sẽ tiếp tục cưỡng chế hai
công trình nữa. Khi có kế hoạch
cưỡng chế, quận sẽ thông tin cụ
thể hơn” - bà Nguyễn Thị Thu
Nga, Phó Chủ tịch UBND quận
10, cho biết.
Không riêng gì quận 10, thời
gian qua hàng loạt công trình sai
phép, trái phép tầmcỡ ởTP.HCM
đã bị phát hiện, chấn chỉnh. Điển
hình như vụ phát hiện 110 biệt
thự xây trái phép ở quận 7 từ
cuối năm2019. Liên quan đến vụ
này, TP đã phê bình Đội Thanh
tra địa bàn quận 7 (thuộc Thanh
tra Sở Xây dựng) về trách nhiệm
liên quan đến quá trình quản lý,
kiểm tra dự án.
Hay như tình trạng xây trái
phép tràn lan ở huyện Bình
Chánh những năm qua. Tháng 9
năm ngoái, Thanh tra TP cũng đã
xác định một số trường hợp điển
hình về vi phạm trật tự xây dựng
quy mô lớn, kéo dài nhưng chưa
được xử lý dứt điểm tại đây. Cụ
thể, khu nhà hàng Hương Dừa
cũ tại xã Bình Hưng rộng khoảng
TP.HCM đã ghi nhận
tình trạng vi phạm trật
tự xây dựng ở nhiều nơi
và đã đề ra nhiều giải
pháp, cùng nhiều cấp,
ban ngành vào cuộc xử
lý, nhiều cán bộ phụ
trách lĩnh vực đã phải
bị kiểm điểm, kỷ luật.
Các giải pháp ngăn vi phạm trật tự xây dựng
Trong năm năm qua, để “chặt” từng “vòi
bạch tuộc” này, TP.HCM đã phải huy động
cả hệ thống, nhiều cơ quan chức năng cùng
góp sức. Thậm chí năm 2019, bí thư Thành
ủy lúc ấy từng thị sát việc cưỡng chế xây
trái phép (ở quận Thủ Đức cũ). Thành quả
của việc này là vi phạm trật tự xây dựng
từng bước được kéo giảm qua từng năm, dù
vẫn còn diễn biến phức tạp.
Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân lý giải
cho tình trạng này, như sáu nguyên nhân mà
Sở Xây dựng TP vừa nêu ra, trong đó có cả
khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chúng ta
phải thừa nhận công tác chấn chỉnh trật tự
xây dựng tại TP lớn nhất cả nước này không
hề đơn giản.
Khi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu nơi
ở tăng cao, triển khai quy hoạch còn chậm
cùng lợi nhuận quá lớn khiến các đầu nậu,
“cò” xây dựng trái phép xuất hiện khắp
nơi. Từng đi thực tế, tiếp xúc “cò” xây trái
phép ở một huyện vùng ven, chúng tôi chứng
kiến bức tranh mà ở đó phần lợi nhuận chỉ
rơi vào tay những “vòi bạch tuộc” là “cò”
này và những người tiếp tay khác, trong khi
người dân là người chịu thiệt.
Ngay cả ở trung tâm (như quận 10)
vẫn mọc lên những căn nhà vượt số tầng
cho phép để xây dựng cơ sở kinh doanh
karaoke… khiến quy hoạch bị xé nát. Hay
như lâu lâu TP lại phát hiện cả trăm biệt
thự “tự nhiên có” hoặc cả khu nhà hàng
lấn rạch, xây trên đất nông nghiệp để kinh
doanh.
Chặt “vòi bạch tuộc” xây trái phép hiển
nhiên đụng chạm đến lợi ích của nhiều
thành phần, nhiều người dân, kể cả các cán
bộ bao che hoặc làm ngơ cho hành vi này.
Vì vậy, việc làm này cần sự khéo léo và cả
quyết liệt của cơ quan chức năng để vừa
dẹp loạn hành vi vi phạm pháp luật đất đai
nhưng cũng xử lý thấu tình, đạt lý với từng
trường hợp cụ thể.
Chúng tôi cũng từng bối rối khi nghe câu
hỏi của người dân trót nghe theo “cò” xây
nhà trên đất nông nghiệp: “Tôi làm có cái
chòi - nhà cấp 4 cho mấy đứa nhỏ có chỗ
chui ra chui vô, sao nhà cao mấy tầng kia
cũng không phép, chính quyền không dẹp đi
mà cứ xử chúng tôi?”.
Chòi vịt hay biệt thự xây sai phép về cơ
bản đều vi phạm pháp luật nhưng xử ra sao,
cưỡng chế như thế nào là vấn đề nan giải,
không chỉ với riêng cơ quan chức năng ở
quận, huyện mà còn là vấn đề của TP.HCM.
Khi để “vòi bạch tuộc” lan tỏa càng nhiều,
chân rết bám rễ nhiều nơi, nó sẽ thành
“mạng lưới” và khi ấy muốn chặt cũng
không biết chặt từ đâu.
PHAN CƯỜNG
Toàn cảnh công trình sai phép số 433/11
Sư VạnHạnh, phường 12, quận 10
(TP.HCM). Ảnh: NGUYỆTNHI
Chặt “vòi
bạch tuộc”
xây trái
phép
15.045 m
2
được tự chuyển mục
đích sử dụng đất không phù hợp
quy hoạch, xây dựng không phép
trên đất nông nghiệp, lấn rạch để
cho thuê và bán cho các hộ dân.
Sáu nguyên nhân
khiến xây dựng
sai phép gia tăng
Báo cáo mới nhất của Sở Xây
dựng cho biết từ năm 2016 đến
2020, trên toàn TP xảy ra gần
11.000 trường hợp vi phạm xây
dựng. Tuy nhiên, Sở Xây dựng
cho rằng số vụ vi phạm đã được
kéo giảmmạnh trong nhiều năm
gần đây. Bên cạnh những thành
tựu đạt được trong năm năm qua,
vẫn còn tồn tại một số mặt hạn
chế như công tác quản lý đất đai,
trật tự xây dựng, quản lý tài sản
công, thị trường bất động sản
cũng còn nhiều bất cập…
Theo sở, có sáu nguyên nhân
cơ bản khiến tình trạng vi phạm
trật tự xây dựng còn tồn tại.
Thứ nhất là tốc độ đô thị hóa
nhanh tại một số địa bàn trọng
điểm dẫn đến vi phạm trật tự xây
dựng diễn biến phức tạp, tập trung
tại các địa bàn vùng ven có tốc
độ đô thị hóa nhanh như quận 2
(cũ), quận Thủ Đức (cũ) nay là
TPThủ Đức, quận 12, quận Bình
Tân, các huyện Bình Chánh, Hóc
Môn, Nhà Bè, Củ Chi... Bên cạnh
đó là sự gia tăng dân số cơ học
cao của TP những năm gần đây,
nhất là số lượng dân nhập cư
đến sinh sống, đa số họ có mức
thu nhập trung bình thấp, có nhu
cầu về nhà ở nhưng không có
khả năng mua nhà nên phát sinh
mua, bán đất nông nghiệp, phân
lô trái phép, xây không phép trên
đất nông nghiệp.
Thứ hai, lợi nhuận từ việc
mua bán đất nông nghiệp, phân
lô, bán nền trên địa bàn TP rất
lớn nên đã xuất hiện một số đầu
nậu lợi dụng việc này kiếm lời.
Thứ ba, việc triển khai thực hiện
quy hoạch đối với các dự án phát
triển nhà ở, các dự án hạ tầng
kỹ thuật và các công trình công
cộng, phúc lợi xã hội chậm dẫn
đến mâu thuẫn giữa quản lý nhà
nước theo cơ chế nông thôn với
địa bàn thực tế đã là thành thị.
Thứ tư là hạn mức chuyển đổi
sang đất ở tại các địa phương còn
rất ít trong khi nhu cầu còn nhiều.
Thứ năm là một số trường hợp lợi
dụng chủ trương, biến tướng các
công trình phục vụ nông nghiệp
thành nhà ở, nhà kho không phù
hợp với mục đích sử dụng đất.
Thứ sáu là ý thức chấp hành
pháp luật của các tổ chức, cá nhân
thamgia hoạt động xây dựng chưa
cao, đồng thời các biện pháp chế
tài không đủ tính răn đe.
Tại hội nghị triển khai nhiệm
vụ của Sở Xây dựng năm 2021
mới đây, ông Lê Trần Kiên, Phó
Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết:
“Sở sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị số 23 và Kế hoạch số
3333 về giải pháp tăng cường hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng. Phấn đấu kéo
giảm ít nhất 10% các vụ việc vi
phạm xây dựng không phép, sai
phép so với năm 2020”.•
Sở Xây dựng TP đề ra một số giải pháp ngăn
vi phạm trật tự xây dựng như sau:
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp
luật về đầu tư xây dựng, quản lý nhà ở, kinh doanh
bất động sản nhằm không ngừng tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn TP.
Rà soát, tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết
định xử phạt vi phạm hành chính còn chậm
thực hiện.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên
quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
được giao nhiệmvụ quản lý trật tự xây dựng nhưng
thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công
vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao
che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng.
Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản
lý trật tự xây dựng thông qua quy chế phối hợp
quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP và kế
hoạch liên tịch tăng cường công tác quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn quận, huyện.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook