119-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 31-5-2021
Tiêu điểm
THIÊNÂN
Q
uan hệ giữa Úc và
Trung Quốc (TQ) đóng
băng khoảng một năm
nay, từ khi chính phủ Thủ
tướng Scott Morrison công
khai kêu gọi điều tra nguồn
gốc COVID-19, chỉ trích
TQ về chuyện nhân quyền ở
Tân Cương và Hong Kong.
Quan hệ hai bên xấu thêm
nguy hiểm khi gần đây phía
Úc liên tục đề cập chuyện
“chiến tranh” với TQ, theo
đài
CNN
.
“Chuẩn bị khả năng
chiến tranh với
Trung Quốc”
Vào Ngày Anzac 25-4
(Ngày tưởng nhớ binh sĩ
thiệt mạng trong chiến dịch
Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi
Thế chiến thứ nhất), tân Bộ
trưởng Quốc phòng Úc Peter
Duttonnói ngườiÚc cần “thực
tế” về các căng thẳng trong
khu vực, đồng thời đề cập
khả năng xung đột với TQ
liên quan vấn đề Đài Loan.
Trong ngày này, Bộ trưởng
Nội vụ Úc Mike Pezzullo
cũng nhắc đến khả năng chiến
tranh với TQ.
Một tuần sau, một số tờ báo
công khai phát ngôn được
cho là mật của Thiếu tướng
AdamFindlay (từng là tư lệnh
Các chiến dịch đặc biệt của
quân đội Úc) với các binh sĩ
lực lượng đặc biệt, trong đó
ông nói xung đột giữa Úc
với TQ “có khả năng cao”.
Tướng Findlay nói rằng TQ
cạnh tranh với Úc ở “vùng
xám” nhằmđạt được các mục
tiêu mà không cần phải dùng
đến vũ lực và điều này sẽ
không thay đổi dù Úc có nỗ
lực tránh xung đột. Cụm từ
chiến tranh “vùng xám” mô
tả các hành động hiếu chiến
Sau hành động điều hướng máy bay bắt người của Belarus,
Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ siết thêm các lệnh trừng
phạt cũ và áp thêm trừng phạt với các quan chức Belarus liên
quan vụ việc cũng như các doanh nghiệp cung cấp nguồn tiền
cho chính phủ Tổng thốngAlexander Lukashenko, theo hãng tin
Bloomberg
.
Có vẻ EU sẽ không dễ thực hiện tất cả điều này mà không
phải đau đầu khi ông Lukashenko “ngả bài” với EU cùng
tuyên bố rắn rằng Belarus sẽ trả đũa bằng cách mở lỏng kiểm
soát biên giới, để mặc cho làn sóng nhập cư trái phép và buôn
lậu ma túy tràn vào châu Âu. Thủ tướng Belarus - ông Roman
Golovchenko cũng cảnh cáo sẽ phong tỏa các tuyến đường biển
chở hàng đến EU.
Chưa kể, trong trường hợp EUnhất định rắn với Belarus,
theo nhiều chuyên gia thì các biện pháp trừng phạt khả năng lớn
không tác động lớn đến chính phủ ông Lukashenko. Theo nhà
nghiên cứuKatsiaryna Shmatsina tại ViệnNghiên cứu chiến
lược Belarus, trừng phạt sẽ tăng thêmáp lực lên ông Lukashenko
nhưng không buộc được ông này rời khỏi quyền lực.
Điều lo ngại nữa, trừng phạt của EU có nguy cơ kéo
Belarus lại gần với Nga hơn. Nhà phân tích cấp cao về
châu Âu Matthew Sherwood tại Công ty tư vấn kinh tế
The Economist Intelligence (Anh) lưu ý rằng Belarus đã
được Nga hỗ trợ liên tục về kinh tế và chính trị từ sau
vòng trừng phạt gần nhất của EU. Hai láng giềng này khả
năng sẽ xích lại gần nhau hơn sau sự việc Belarus điều
hướng máy bay cũng như sau hành động của EU.
Nhận định này có cơ sở khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
cho rằng hành động của Belarus can thiệp điều hướng máy
bay là hợp lý, còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria
Zakharova nói Nga “sốc khi thấy phương Tây gọi chuyện xảy ra
ở không phận Belarus là sự cố gây sốc”.
THIÊNÂN
Tàu chiến trong cuộc tập trận ba bênÚc - Nhật - Mỹ. Ảnh: HẠMĐỘI THÁI BÌNHDƯƠNGCỦAMỸ
Úc càng nói cứng, Trung Quốc càng lợi?
TạisaocácđồngminhcủaMỹ
vốn gần với TQnhư HànQuốc,
Nhậtđãkhônghưởngứngphát
ngôn cứng rắn của Úc?
Chuyên gia
YUN JIANG
Úc đang đối mặt với
môi trường an ninh
ngày càng gia tăng
bất ổn liên quan sự
lớn mạnh của TQ.
Hiểu sao việc Úc đề cập
“chiến tranh” với Trung Quốc
Việc nhiều quan chức Úc đề cập “chiến tranh” với Trung Quốc gần đây rất được chú ý khi quymô
quân đội Úc nhỏ hơn nhiều, chưa kể nước này không có vũ khí hạt nhân.
như tấn công mạng, thu thập
thông tin tình báo, trừng phạt
thương mại… nhưng không
tới mức có hành động quân
sự. Vị tướng này đề nghị các
binh sĩ chuẩn bị cho khả năng
chiến tranh với TQ - mối đe
dọa lớn nhất với khu vực.
Tháng trước, Thủ tướng
Morrison thông báo chi 580
triệu USD nâng cấp quân đội.
Úc cũng thông báo một đợt
nâng cấp quy mô lớn các căn
cứ quân sự, cũng nhưmở rộng
tập trận chung với Mỹ. Cũng
trong tháng 4, ông Michael
Goldman - Đại biện sứ quán
Mỹ tại Úc nói rằng các đồng
minh đang “lên kế hoạch chiến
lược” về khả năng cùng phản
ứng một khi xảy ra xung đột
liên quan vấn đề Đài Loan.
Lo ngại thật sự
Có nhiều luồng ý kiến khác
nhau từ giới phân tích chính
sách quốc phòng và đối ngoại
về các phát ngôn, phản ứng
rắn từ phía quan chức Úc.
Cựu quan chức tình báo
John Blaxland hiện là giáo
sư tại Trung tâm Nghiên cứu
chiến lược và Quốc phòng tại
ĐH Quốc gia Úc nhận định
phát ngôn của tướng Findlay
không bất thường. Phát ngôn
này như một lời kêu gọi thức
tỉnh với người dân Úc trong
bối cảnh nước này đang đối
mặt với môi trường an ninh
ngày càng gia tăng bất ổn
liên quan sự lớn mạnh của
TQ. Ông cũng đề cập thái độ
ngoại giao chiến lang những
năm qua của Bắc Kinh và
đánh giá giờTQđang thể hiện
quyền lực khắp thế giới, đặc
biệt nhắm vào Úc.
GS danh dựHughWhite tại
ĐH Quốc gia Úc, cựu quan
chức quốc phòng cấp cao và
từng là cố vấn thủ tướng Úc,
cho rằng
các quan chức Úc
muốn dẫn dắt người dân nghĩ
rằng nước này sẽ sát cánh với
Mỹ một khi cần thiết phải
chiến tranh với TQ để bảo
vệ “trật tự dựa trên luật lệ”.
Bà Yun Jiang, nhân sự cấp
cao tại Trung tâm về TQ trên
thế giới (nghiên cứu về TQ)
ở ĐH Quốc gia Úc, cho rằng
lời lẽ của các quan chức chính
phủ Úc có thể phản ánh mối
lo ngại thực sự về khả năng
TQ tấn công Đài Loan - một
cuộc xung đột có thể cuối
cùng sẽ lôi kéo cả khu vực
châu Á và cả Mỹ vào.
Có cơ sở hay
chủ quan?
Dù thế, cả bà Yun và ông
White đều đồng tình rằng các
phát ngôn cứng rắn này của
Úc phần nhiều nhằm phục
vụ chính trị trong nước.
Ông
White chỉ trích rằng các quan
chức Úc đã hành xử vô trách
nhiệm,
thể hiện sự chủ quan
đáng báo động
khi làm rủi ro
chiến tranh tăng cao hơn khi
chưa lường được một cuộc
chiến với TQ sẽ thế nào và
hậu quả với Úc sẽ là gì.
CNN
cũngđặc biệt lưuýđến
các phát ngôn “chiến tranh”
khi thực tế sức mạnh quân sự
của Úc không bằng TQ. Năm
ngoái, chi tiêu quân đội của
Úc khoảng 27 tỉ USD, theo
Viện Nghiên cứu hòa bình
quốc tế Stockholm. Con số
này của TQ cao hơn gấp 10
lần, ở mức 252 tỉ USD, cao
thứ hai thế giới sauMỹ. Thêm
nữa, TQ là quốc gia có vũ khí
hạt nhân, còn Úc thì không.
Trongmột bài viết đầu tháng
5, cựu Ngoại trưởng Úc Bob
Carr cho rằng các nhà ngoại
giaoÚc nên cố gắng tránh cơn
ác mộng về một cuộc đổ máu
của hàng triệu con người và
sự đổ nát của nửa hành tinh.
Trong khi đó, theo ông Sam
Roggeveen,GiámđốcChương
trình an ninh quốc tế tại Viện
Lowy (Úc - tư vấn chính trị,
chiến lược và kinh tế quốc
tế), Úc cần thiết phải có một
cuộc tranh luận công khai
về các nhu cầu an ninh của
mình trong bối cảnh “chúng
ta đang sống trong một khu
vực mà bạn và đồng minh
chúng ta (ý nói Mỹ) không
còn là một sức mạnh dẫn đầu
chiến lược”.
Nhà nghiên cứu về quan hệ
quốc tế Benjamin Zala tại ĐH
Quốc gia Úc cũng cho rằng
cần có sự bàn bạc nghiêm
túc và công khai về các con
đường dẫn đến chiến tranh
ở châu Á để tập trung vạch
chính sách có thể ngăn chặn
chiến tranh, bảo vệ quyền lợi
của Úc.•
Một trong những lý do các quan chức Úc
đề cập để nói về khả năng xung đột với TQ
là vấn đề Đài Loan. Viết trên báo
Guardian
,
nhà nghiên cứu Natasha KassamởViện Lowy
(Úc) và TS Mark Harrison - giảng viên cấp cao
về nghiên cứu TQ tại ĐH Tasmania (Úc) cho
rằng rủi ro xung đột giữa TQ và Đài Loan
đang gia tăng là có thật, với việc TQ trong
12 tháng qua đã tăng hoạt động quân sự ở
eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, trong kỳ họp Quốc hội tháng
trước TQ đã tái xác nhận chính sách tiếp cận
cơ bản với Đài Loan. Hiện ngoài Úc, không
nước nào - kể cả các nước được cho sẽ bị ảnh
hưởng nặng hơn Úc một khi xảy ra xung đột
hai bên bờ eo biển Đài Loan, như Nhật, Hàn
Quốc và cả bản thân Đài Loan - cảnh báo về
nguy cơ xảy ra cuộc chiến, theohai chuyêngia.
Hai chuyên gia cho rằng TQ cố tình đưa ra
các thông điệp thiếu thống nhất về vấn đề
Đài Loan. Tuy nhiên, việc phía Úc bận tâm
nhiều về điều này và chuẩn bị tư thế phòng
thủ cho mình thực ra lại có lợi cho TQ. Khi
đó bản thân lời đe dọa chiến tranh sẽ được
sử dụng như một chiến thuật chính trị. Tạo
ra nỗi sợ hãi về một cuộc xung đột quy mô
lớn gây chia rẽ cộng đồng quốc tế, cô lập Đài
Loan, lợi thêm cho TQ.
EUkhôngdễ xửkhi Tổng thốngBelarus “ngảbài”
Tổng thống Belarus - ông
Alexander Lukashenko
(trái) đón Tổng thốngNga
Vladimir Putin sang thăm
Minsk (Belarus)
tháng 11-2017. Ảnh: AP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook