137-2021 - page 2

2
ThứHai 21-6-2021
Tiêu điểm
Góc nhìn
TP.HCM những ngày qua phải sống trong cơn càn quét của
dịch COVID-19. Từ những khó khăn mà người dân phải gánh
chịu mới thấy rõ hơn tính cách phóng khoáng, nghĩa tình của
người dân nơi đây.
Vì sao người TP có tính cách như thế? Điều này cũng
dễ hiểu bởi đây là tính cách đặc trưng đã được hình thành
từ bao đời nay. Ngay từ xa xưa, người dân nơi này đã cưu
mang, đùm bọc nhau tạo nên truyền thống tương thân tương
ái, giúp đỡ lẫn nhau cho đến ngày nay.
Cái nghĩa tình ấy không chỉ được thể hiện bằng câu “lá
lành đùm lá rách” mà còn cả những người đồng cảnh khó
ngặt cũng sẵn sàng nâng đỡ lẫn nhau. Có những người bán
vé số, chạy xe ôm… họ cũng đâu mấy khá giả, cũng đang gặp
khó khăn nhưng cũng sẵn sàng bỏ công, bỏ sức để nấu những
bữa cơm hỗ trợ người khó khăn hơn. Và còn rất nhiều câu
chuyện nhân văn khác những ngày qua cho thấy sợi dây yêu
thương, sợi dây nghĩa tình ấy đã kết nối những người xa lạ
xích lại gần nhau.
Bên cạnh những chia sẻ của người dân trong cơn dịch
bệnh, tôi còn thấy được vai trò, trách nhiệm của báo chí với
xã hội trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19 nhiều
cam go như hiện nay.
Thời gian qua, báo chí không chỉ đưa thông tin, phản ánh
chính xác về tình hình dịch bệnh mà còn là những chiếc cầu
nối để gắn kết, chia sẻ cùng đồng hành với cuộc chiến chống
dịch. Điển hình là các chương trình của báo
Tuổi Trẻ
, Đài
Truyền hình TP (HTV) kêu gọi cùng góp vaccine chống dịch.
Chương trình “Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống
dịch” của báo
Người Lao Động
đã tặng thực phẩm cho
người dân và lực lượng tuyến đầu. Có cơ quan báo ngay
khi nhận thông tin từ các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM
về nhu cầu hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế phục vụ công tác
chống dịch, đã kết nối với các đơn vị, nhà hảo tâm để tiếp
ứng. Hoặc có báo còn kết nối nhà hảo tâm tặng vật dụng
khẩu trang, nước sát khuẩn cho tuyến đầu, cho người dân
để phòng chống dịch… Và còn nhiều cơ quan báo chí khác
sau khi đăng tải những bài viết về nghĩa tình đồng bào
trong mùa dịch đã làm cầu nối cho các nhà hảo tâm giúp
đỡ những người nghèo, khó khăn.
Những chương trình từ thiện mà báo chí tham gia đều
thể hiện được sự công khai, minh bạch, kịp thời và tạo
được niềm tin cho người dân.
Báo chí TP.HCMkết nối nghĩa tình
LÊ THOA
L
à người theo dõi sâu sát
hoạt động báo chí tại
TP.HCM, ôngTrầnTrọng
Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo
TP.HCM, chia sẻ: “Tôi rất xúc
động và tự hào trước sự dấn
thân của bao đồng nghiệp để
đồng hành cùng Chính phủ,
chính quyền và nhân dân TP
trong cuộc chiến chống đại
dịch COVID-19”.
Tạo đồng thuận cùng
cả xã hội chống dịch
.
Phóng viên
:
Theo quan sát
của ông, báo chí đã thực hiện
vai trò của mình như thế nào
trong công cuộc đồng hành với
Chính phủ nói chung và chính
quyền, nhân dân TP.HCMnói
riêng trênmặt trận chống dịch
COVID-19?
+ Ông
Trần Trọng Dũng
:
Có thể nói, cùng với báo chí
cả nước, báo chí TP.HCM đã
vàocuộcmột cáchhết sức trách
nhiệm, với tâm thế như một
chiến sĩ trênmặt trận thông tin
ngay từnhững ngày đầu chúng
ta triển khai phòng chống dịch
vào đầu năm 2020.
Lúc đó, chúng ta đã đảm
nhiệmtốt công tác tuyên truyền
- một nhiệmvụ rất quan trọng.
Vì lúc đó người dân chưa hiểu
hết được sự nguy hiểmcủa đại
dịchnày.Chưakểcácbiệnpháp
triểnkhai củaChínhphủvà các
cấp chính quyền cũng rất mới,
chưatừngápdụng.Cụthể,chưa
baogiờchúng ta phải triểnkhai
các biện pháp giãn cách xã hội
toàn quốc theo những nguyên
Hãy tiếp tục
nuôi ngọn lửa nghề
Hội Nhà báo TP.HCM chúc
các bạn đồng nghiệp sẽ tiếp
tục nuôi ngọn lửa của lòng yêu
nghề, sắc sảo về nghiệp vụ, để
viết nên những tác phẩm báo
chí thể hiện được trách nhiệm,
sứ mệnh cao cả của nhà báo.
Bao hình ảnh đặc biệt ấn tượng về người làm báo
Nhàbáo cùng xông vào cuộc c
COVID-19
Báo chí TP.HCMđã dấn thân
đúng nghĩa vào cuộc chiến chống
COVID-19 trên tất cảmặt trận từ
bệnh viện tuyến đầu, đến các vùng
biên giới, hải đảo…
tắc của Chỉ thị 15 hay Chỉ thị
16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nếu không được tuyên truyền
thì khómà tạođượcđồng thuận
trong nhân dân.
Trong đợt dịch thứ tư này,
càng thấy rõ hơn vai trò của
cơ quan báo chí, truyền thông.
Bởi bên cạnh việc tuyên truyền
các chủ trương, đường lối, đặc
biệt là việc thực hiệnmục tiêu
kép của Chính phủ thì báo chí
cũng đã phê phán những thông
tin sai lệch trên mạng xã hội
về dịch bệnh để kịp thời cảnh
báo, giúp người dân hiểu rõ.
Cứ thế mỗi ngày, từng giờ,
trên các ấn phẩm báo in, các
kênh truyền hình, phát thanh,
báo điện tử chính thống,
người dân có thể thấy được
những thông tin nhanh nhất
của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo
phòng chống dịch quốc gia và
TP.HCM, thấy được sự tổng
lực của Chính phủ trong việc
phòng chống dịch. Cùng đó
là sự tận tâm, qua gian khổ
của các lực lượng tham gia
phòng chống dịch, tinh thần
tương thân tương ái, thương
yêu giúp đỡ trong cộng đồng,
góp phần tạo niềm tin trong
nhân dân.
Góp sức thực hiện
“mục tiêu kép”
. Trong suốt thời gian qua
khi cả nước bước vào cuộc
chiến “chống dịch như chống
giặc” này, hàng trămnhà báo
đã có mặt ở khắp các tuyến,
cảm xúc của ông thế nào với
những hình ảnh ấy?
+ Với sự vào cuộc ngay từ
đầu, tôi đã thấy sự dấn thân
đúngnghĩacủacácđồngnghiệp
trên mặt trận chống dịch.
Họ đã có mặt trên tất cả các
tuyến, từ các bệnh viện tuyến
đầu, khu vực đang bị cách ly,
phong tỏa, đến biên giới, hải
đảo…, chỗ nào cũng có hình
bóng của các nhà báo.
Họ đã phản ánh hết sức
chân thật, khách quan, có trách
nhiệmvề nhiệmvụ, không khí
phòng chống dịch, tạo được
niềm tin cho người dân, được
bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Tôi và nhiều người không
khỏi xúc động khi thấy hình
ảnh những PV mang theo
phương tiện tác nghiệp nặng
nề trên mình, trong bộ đồ bảo
hộ giữa cái nóng của thời tiết
và sự gay gắt về quy tắc phòng
dịchnhưngvẫnđảmbảogửitin,
bài về cho tòa soạn một cách
nhanh nhất, chính xác nhất.
HayhìnhảnhnhữngPVngồi
bên hè phố, ăn vội bữa cơm
hộp lúc giữa giờ trưa để còn
tiếp tục lao vào cuộc chiến.
Xúc động và tự hào lắm.
.
Báo chí cũng như bao
ngành khác đều bị tác động
khôngnhỏbởi dịchCOVID-19
nhưng đội ngũ những người
làm báo chưa bao giờ bỏ rơi
nhiệm vụ của mình, nhất là
trong vấn đề tuyên truyền thực
hiện mục tiêu kép.
+ Đại dịch này sẽ tiếp
tục diễn biến phức tạp, như
nhận định của Ban chỉ đạo
phòng chống dịch quốc gia
và TP.HCM.
Do đó, nhiệm vụ của các
cơ quan báo chí truyền thông
vẫn hết sức nặng nề, vì không
chỉ tuyên truyền về công tác
phòng chống dịch mà phải
tuyên truyền mạnh mẽ trên
mọi mặt của đời sống.
Bởi TP.HCM là trung tâm
đầu tàu về kinh tế của cả
nước, sự ngưng trệ, khó khăn
của TP sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của cả nước.
Truyền thông sẽ có tác động
mạnh đến việc củng cố niềm
tin, tạo sự đồng thuận của
người dân, doanh nghiệp để
TP tiếp tục tháo gỡ, vượt qua
khó khăn.
Thiếtnghĩ,chínhtrongnhững
ngày gian khó này, không chỉ
tập trung vào đề tài liên quan
đến dịch bệnh, mà báo chí TP
càng phải tổ chức tuyên truyền
mạnh hơn, sáng tạo hơn, hấp
dẫn hơn, góp phần đưa nhanh
vào cuộc sống những đường
lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước.
Đồng thời, báo chí góp phần
làm lan tỏa sâu rộng hơn nữa
những cách làm hay, mô hình
hay… đảm bảo thực hiện
thành công mục tiêu kép, vừa
phòng ngừa dịch bệnh, vừa
phát triển kinh tế - xã hội cho
TP.HCM - một đầu tàu kinh
tế của cả nước.
.
Xin
cám ơn ông.•
Thật may mắn cho cá nhân tôi được trực tiếp cùng với các
đồng nghiệp báo
Người Lao Động
khai trương ATM gạo trước
trụ sở của báo. Tôi đã chứng kiến từng PV ôm những túi gạo,
xông xáo hỗ trợ dân là hình ảnh rất đẹp.
Hay ngay sau tết, Đài Truyền hình TP.HCM đã phát động
chương trình quyên góp mua vaccine COVID-19, góp phần
cùng cả nước ngăn chặn đại dịch và san sẻ áp lực với cơ quan
chức năng. Lúc đó có thể nói, đây là một trong những đơn vị
đầu tiên trên cả ước thực hiện vận động xã hội hóa. Sau đó
tinh thần này đã được hưởng ứng rất mạnh mẽ.
Cònmới đây, tôi đã chứng kiến tinh thần laođộngquênmình
khi trụ sở tòa soạn báo
Pháp Luật TP.HCM
phải tạm dừng hoạt
động để khử khuẩn vì có liên quan đến một ca F1.
Trong tình huống bất khả kháng, chỉ trong 3 giờ đồng hồ,
báo đã xây dựng một không gian tác chiến khác ngoài trụ sở,
xây dựng chỉn chu từ khâu đường truyền, thiết bị, đến phân
ca kíp, đảm bảo ngày hôm sau tờ báo vẫn đến tay bạn đọc.
Đó là tinh thần trách nhiệm với độc giả.
Chủ tịch Hội nhà báo TP.HCM
TRẦN TRỌNG DŨNG
Dịch đang diễn biến phức tạp nhưng với nghĩa tình của người dân TP, của lực lượng báo chí thì tôi tin rồi TP sẽ sớmổn thôi!
96 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG
Họ đã có mặt trên
tất cả các tuyến, từ
các bệnh viện tuyến
đầu, khu vực đang
bị cách ly, phong
tỏa, đến biên giới,
hải đảo…, chỗ nào
cũng có hình bóng
của các nhà báo.
Phóng viên tác nghiệp tại sự kiện tiêmnhững liều vaccine COVID-19 đầu tiên cho các y bác sĩ
và nhân viên Bệnh viện BệnhNhiệt đới TP.HCM, hồi tháng 3 vừa qua. Ảnh: HOÀNGGIANG
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...36
Powered by FlippingBook