137-2021 - page 9

9
Singapore dẫn đầu
về vốn FDI đổ vào
Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Đầu tư
nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến
ngày 20-5-2021, Việt Nam thu hút
được tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đăng ký đạt gần
14 tỉ USD, tăng0,8%so với cùng kỳ
nămngoái. Lĩnh vực công nghiệp
chế biến chế tạo thu hút hơn 6,1
tỉ USD (chiếm43% tổng vốn). Các
dự án sản xuất công nghiệp lớn
nhất trong tháng 5-2021 đến từ
nhóm doanh nghiệp Hong Kong
và Singapore đầu tư.
Năm tháng đầu năm 2021 đã
có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó,
Singaporedẫnđầuvớitổngvốnđầu
tư 5,3 tỉ USD, chiếmgần 38% tổng
vốnđầu tưvàoViệt Nam. Nhật Bản
đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư
2,6 tỉ USD, chiếm 18,5% tổng vốn
đầu tư. HànQuốc đứng thứ ba với
vốn đầu tư hơn 1,8 tỉ USD, chiếm
13%. Tiếp theo là Trung Quốc,
Hong Kong, Đài Loan…
mục đầu tư trải dài tại Bắc Giang,
Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Nai
và Long An.
Sau khi rót 350 triệu USD thành
lập liên doanh với một nhà đầu tư
quốc tế, mới đây LOGOS Property
(Úc) đã mua lại khu đất 13 ha thuộc
KCN VSIP Bắc Ninh 1. Dự kiến dự
án Logos Property về cơ sở hậu cần
và kho bãi có diện tích 81.000 m² tại
KCNVSIPBắc Ninh 1 sẽ đi vào hoạt
động trong quý IV-2021.
Báo cáo của Hiệp hội Môi giới
BĐS Việt Nam (VARS) cũng nhận
định thị trường BĐS công nghiệp
đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh
mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, TP,
tiêu biểu như Long An, Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa,
QuảngNinh, Hải Dương, BắcGiang...
Theo thống kê của VARS, hiện có
260 KCN đang hoạt động và 75 KCN
đang xây dựng. Tỉ lệ lấp đầy tại các
KCN Việt Nam đạt bình quân trên
70%, giá thuê nhà xưởng bình quân
trên cả nước cũng tăng. Các chỉ số
tăng trưởng đầy lạc quan của lĩnh vực
BĐS công nghiệp cho thấy sức nóng
của phân khúc này chưa hề giảm trước
tác động của làn sóngCOVID-19mới.
Cơ hội dài hạn
Lý giải về những tín hiệu tích cực
của thị trường BĐS công nghiệp, TS
Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao
Savills Việt Nam, cho biết nhu cầu
BĐS công nghiệp vẫn rất lớn, nhất
là trong những năm tới. Theo TS
Khương, đầu tư KCNmất nhiều năm
mới có thể khai thác, vì vậy đây là
thời điểm các nhà đầu tư triển khai
các khâu thủ tục, tìm quỹ đất, triển
khai xây dựng các KCN để chuẩn bị
cho kế hoạch dài hạn hơn.
“Thế nhưng cũng phải nhìn nhận
rõ rằng các hoạt động M&A hiện
đang diễn ra với những nhà đầu tư
đã và đang đầu tư tại Việt Nam. Còn
đối với các nhà đầu tư mới chưa vào
Việt Nam thì tình hình dịch bệnh
diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng
ít nhiều, trước mắt sẽ làm chậm kế
hoạch di dời của các nhà máy, chuỗi
cung ứng, các nhà đầu tư “đại bàng”
muốn vào Việt Nam để liên hệ hợp
tác, làm ăn” - ông Khương phân tích.
TS Khương cũng cho rằng khi
chương trình tiêm vaccine được triển
khai mạnh mẽ tại nhiều tỉnh, thành
sẽ góp phần kiểm soát cơ bản dịch
bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh
phục hồi thì thời gian tới BĐS công
nghiệp sẽ phát triển.
Bà Trang Bùi, đại diện JLL Việt
Nam, đánh giá Việt Nam vẫn có
nhiều cơ hội để tăng trưởng, phát
triển phân khúc BĐS công nghiệp vì
nhà đầu tư đều có kế hoạch mở rộng
thị phần và tăng trưởng sản xuất. Đặc
biệt, các KCN ở miền Bắc đã có sẵn
chuỗi cung ứng điện tử, điện lạnh, ô
tô…Điều này sẽ giúp doanh nghiệp
nước ngoài giảm chi phí khi kéo theo
chuỗi cung ứng đi kèm.
Ngoài ra, bà Trang có cho rằng
xu hướng thương mại điện tử thúc
đẩy ngành hậu cần và kho bãi, trở
QUANGHUY
M
ặc dù việc giãn cách xã hội,
hạn chế đi lại để phòng
chống dịch COVID-19 đã
gây ra nhiều khó khăn và khiến thị
trường nhiều phân khúc bất động
sản (BĐS) chững lại nhưng tình
hình hoạt động của khu công nghiệp
(KCN) trong những tháng đầu năm
2021 vẫn ghi nhận những khởi sắc
nhất định.
Thương vụ M&A hàng trăm
triệu đô
BĐS công nghiệp đang hưởng lợi
tích cực từ các thương vụ mua bán,
sáp nhập (M&A) và nguồn cung
BĐS công nghiệp mới. Thị trường
đã chứng kiến các thương vụ mới
trong những tháng đầu năm 2021.
Đầu tiên phải nhắc đến là thương
vụ giữa “ông lớn” về nền tảng BĐS
hậu cần lớn nhất khu vực châu Á -
Thái Bình Dương là ESR Cayman
Limited (Hong Kong) và Công ty
cổ phần Phát triển Công nghiệp BW
(BW), nhà phát triểnBĐS công nghiệp
và hậu cần hàng đầu Việt Nam. Hai
đơn vị này đã công bố hợp tác thành
lập liên doanh mới với mục tiêu sở
hữu và cùng phát triển 240.000 m²
tại KCNMỹ Phước 4 gần TP.HCM.
Việc hợp tác này đánh dấu sự gia
nhập của ESR Cayman Limited vào
thị trường Việt Nam, mở rộng thêm
phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
này tại khu vực Đông Nam Á.
Tiếp đến là nhà đầu tư đến từ
Singapore là Boustead Projects đã
mua lại 49% cổ phần trong Công ty
cổ phần Phát triển Công nghiệp KTG
Bắc Ninh tại KCN Yên Phong với
giá khoảng 6,9 triệu USD.
Một “đại bàng” khác mới gia nhập
thị trường là Công ty cổ phần Công
nghiệp KCNViệt Nam cũng đã mua
lại quỹ đất rộng 250 ha với tổng vốn
đầu tư lên đến 300 triệu USD. KCN
Việt Nam hiện đặt mục tiêu phát triển
các nhà máy và kho vận chất lượng
cao, bền vững tại Việt Nam với danh
Một khu công nghiệp ở LongAn đang được xây dựngmở rộng. Ảnh: QUANGHUY
“Đại bàng” vẫn đổ tiền vào
khu công nghiệp bất chấp dịch
thành động lực lớn cho thị trường.
Việt Nam hiện là một trong những thị
trường thương mại điện tử phát triển
nhanh nhất ở Đông Nam Á. Những
năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày
càng tập trung phục vụ người tiêu
dùng, tốc độ giao hàng là một trong
những yếu tố chính trong quyết định
mua hàng.
“Với tình hình dịch bệnh bất ổn,
ngày càng nhiều khách hàng chọn
cách đi chợ online, thúc đẩy nhu
cầu kho trữ lạnh cho thực phẩm và
các mặt hàng nhu yếu phẩm khác.
So với các hoạt động hậu cần truyền
thống, thương mại điện tử sử dụng
nhiều lao động hơn và đòi hỏi nhiều
không gian kho bãi hơn gấp ba lần.
Đó là một phần yếu tố thúc đẩy sự
gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư
đối với BĐS công nghiệp trên toàn
thế giới” - đại diện JLL dự báo.•
Hải Phòng: Sẵnsàng cưỡng chế 159 công trình trênđất cónguồngốc quốc phòng
Các chỉ số tăng trưởng
đầy lạc quan của lĩnh
vực BĐS công nghiệp cho
thấy sức nóng của phân
khúc này chưa hề giảm
trước tác động của làn
sóng COVID-19 mới.
Ngày 20-6, UBND quận Hải An (Hải Phòng) cho biết
quận này đã chuẩn bị các phương án sẵn sàng cho cuộc
cưỡng chế 159 công trình xây dựng lấn chiếm trên khu đất
9,2 ha tại khu Đồng Xá (phường Thành Tô) có nguồn gốc
đất quốc phòng vào sáng 21-6.
Theo UBND quận Hải An, từ ngày 15-6, quận đã tổ chức
dựng hàng rào tôn bao quanh khu đất 9,2 ha phải thực hiện
cưỡng chế. Toàn bộ khu đất phía đường Bùi Viện và đường
Đồng Xá 1 đã được bao kín bằng hàng rào tôn. Chung quanh
khu đất và các vị trí trọng yếu đã được lực lượng chức năng
lắp camera giám sát để kiểm soát toàn bộ tình hình.
Theo đề nghị của UBND quận Hải An về việc đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn giao thông tuyến đường Bùi Viện
trong thời gian tổ chức cưỡng chế, Sở GTVT TP Hải
Phòng đã có thông báo về việc tổ chức giao thông tạm
thời tuyến đường Bùi Viện (đoạn từ nút giao Lê Hồng
Phong đến nút giao Thiên Lôi).
Cụ thể, từ 4 giờ đến 19 giờ ngày 21-6, cấm tất cả loại
phương tiện lưu thông hai chiều qua đoạn đường Bùi Viện.
Các xe tải từ 7,5 tấn trở lên đi từ quốc lộ 10 đến Đình Vũ
theo lộ trình quốc lộ 10 - quốc lộ 5 - Tôn Đức Thắng -
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Chùa Vẽ - Đình
Vũ và ngược lại. Xe tải dưới 7,5 tấn, xe khách, xe con đi
theo lộ trình Bùi Viện - Võ Nguyên Giáp - Nguyễn Văn
Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Hồng Phong và ngược lại.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hải
An, Trưởng ban cưỡng chế, cho biết quận đã lập khu điều
hành dã chiến ngay trên khu đất cưỡng chế. Từ 6 giờ 30
phút tới 7 giờ sáng 21-6, lực lượng chức năng tiếp tục vận
động người dân tự giác tháo dỡ công trình vi phạm. Sau đó
ban cưỡng chế sẽ công bố lệnh cưỡng chế.
Theo ông Tuấn, lực lượng chức năng sẽ buộc tất cả người
không liên quan, kể cả những người bị cưỡng chế ra khỏi
khu vực cưỡng chế. Đồng thời, cơ quan chức năng đã lên
phương án bảo đảm an ninh trật tự, kịp thời ngăn chặn,
khống chế và xử lý những người có hành vi chống người
thi hành công vụ hoặc hủy hoại tài sản. Dự kiến, khu vực
cưỡng chế sẽ có thiết bị phá sóng di động, điện thoại di
động sẽ không thể hoạt động.
Sau lệnh cưỡng chế, sáu mũi cưỡng chế triển khai công
việc theo sáu tiểu khu được phân công. Lực lượng chức
năng sẽ công bố quyết định cưỡng chế phá dỡ, đưa người,
kể cả chủ công trình vi phạm ra khỏi khu vực cưỡng chế…
Theo UBND quận Hải An, các mũi cưỡng chế thực hiện
đồng thời tại các khu vực, mũi nào cưỡng chế phá dỡ hoàn
thành trước sẽ hỗ trợ cho các mũi còn lại. Dự kiến sẽ hoàn
thành việc cưỡng chế toàn bộ công trình vi phạm trong
ngày 21-6.
ĐỖ HOÀNG
Các nhà đầu tư vẫn đổ vốnmạnh vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...36
Powered by FlippingBook