137-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 21-6-2021
TAND tỉnh Phú Yên vừa xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (HĐCNQSDĐ)
giữa nguyên đơn là ông Phạm Bình và bị đơn là vợ chồng
ông Phạm Ngọc Thành, bà Thái Thị Mỹ Trang, đều thường
trú tại huyện Tây Hòa.
Theo đơn khởi kiện, gia‌‌đình‌‌ông‌‌Bình‌‌có‌‌đất‌‌sản‌‌xuất,‌
‌diện‌‌tích‌‌2.710 m
2
tại‌‌xã‌‌Sơn‌‌Thành‌‌Đông,‌‌đã‌‌được‌‌cấp‌‌giấy‌
‌chứng‌‌nhận‌‌quyền‌‌sử‌‌dụng‌(GCNQSDĐ) ‌năm 1998.‌Năm‌
‌2002,‌‌ông‌‌Bình‌‌lập‌‌hợp‌‌đồng‌‌sang‌‌nhượng‌‌bằng‌‌giấy‌‌viết‌
‌tay‌‌cho‌‌ông‌Thành,‌‌bà‌Trang với giá‌5 ‌triệu‌‌đồng,‌‌thời‌‌hạn‌
‌sang‌‌nhượng‌‌từ‌‌năm‌‌2003‌‌đến năm‌‌2015‌.‌‌Nay ‌thời‌‌hạn‌‌của‌
‌hợp‌‌đồng‌‌đã‌‌hết‌‌nên‌‌ông‌‌Bình‌‌yêu‌‌cầu‌bị đơn ‌trả‌‌toàn‌‌bộ‌
‌diện‌‌tích‌‌đất‌‌nói‌‌trên.‌
Trong khi đó, bị đơn cho rằng thời‌‌hạn‌‌chuyển‌‌nhượng‌
‌đến‌‌năm‌‌2015‌‌là hết‌‌hạn‌‌sử‌‌dụng,‌‌tức‌‌là‌‌đã‌‌chuyển‌‌nhượng‌
‌luôn‌‌cho‌‌vợ‌‌chồng‌‌ông‌‌Thành.‌Do đó,‌‌ông‌‌Thành,‌‌bà‌‌Trang‌
‌không‌‌đồng‌‌ý‌yêu cầu khởi kiện và đề‌‌nghị‌‌tòa‌‌công‌‌nhận‌
HĐCNQSDĐ trên.
Theo bà‌‌Nguyễn‌‌Thị‌‌Lệ‌‌(vợ ông Bình), bà không biết việc
ông‌‌Bình‌‌chuyển‌‌nhượng‌‌đất‌‌cho‌‌vợ‌‌chồng‌‌ông Thành,‌‌đến‌
‌khi‌‌ông‌‌Bình‌‌kiện‌‌mới‌‌biết.‌..
Xử sơ thẩm tháng 11-2020, TAND huyện Tây Hòa chấp
nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc vợ
chồng ông Thành, bà Trang phải trả lại cho ông Bình 1.834,5
m
2
. Nguyên đơn được sở hữu số cây trồng có trên diện tích
đất 1.834,5 m
2
trị giá 11,76 triệu đồng. Vợ chồng ông Thành
sử dụng diện tích đất 875,5 m
2
nhưng phải có nghĩa vụ trả
cho bên nguyên đơn hơn 163,3 triệu đồng.
Sau đó, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan kháng cáo, VKSND tỉnh kháng nghị.
HĐXX phúc thẩm nhận định giấy sang nhượng đất trên
không có công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức.
Bà Lệ tuy không ký vào hợp đồng nhưng buộc phải biết vì
sau khi nhận chuyển nhượng, vợ chồng ông Thành đã làm
nhà ở ổn định từ đó, bà Lệ không có ý kiến phản đối là đồng
tình. Do đó, giấy sang nhượng đất này không vi phạm về
nội dung quyền định đoạt của các thành viên khác trong hộ
gia đình được cấp đất.
Hộ ông Bình được Nhà nước giao quyền sử dụng thửa đất
2.710 m² thời hạn đến năm 2015, đã chuyển nhượng cho vợ
chồng ông Thành với thời hạn từ năm 2003 đến năm 2015
là đã chuyển nhượng hết thời hạn mà Nhà nước giao quyền
sử dụng. Do đó, đến hết năm 2015, hộ ông Bình không còn
quyền sử dụng đối với diện tích đất này…
Từ đó, tòa chấp nhận kháng cáo của bị đơn và một phần
kháng nghị của VKS, tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện; công nhận giấy chuyển nhượng đất trên là HĐCNQSDĐ
đã có hiệu lực pháp luật. Vợ chồng ông Thành được quyền
sử dụng thửa đất diện tích 2.710 m²; ‌có‌‌trách‌‌nhiệm‌‌liên‌‌hệ‌
‌các‌‌cơ‌‌quan‌‌có‌‌thẩm‌‌quyền‌‌để‌‌đăng‌‌ký‌‌kê‌‌khai‌‌đất‌‌theo‌‌quy‌
‌định của Luật Đất đai.
SÔNG BA
Tòa cho
livestream
phiên xử để
tuyên truyền
pháp luật
Phiên xử vụ ánma túy được livestream
trực tiếp trên các fanpage; được phát tới
các thôn, làng qua hệ thống phát thanh để
tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
NGUYỄNDO
N
gày 16-6, tại thôn Klu (xã
Đakrông, huyện Đakrông,
QuảngTrị), TAND tỉnhQuảng
Trị xét xử lưu động vụ mua bán trái
phép chất ma túy đối với bị cáo Hồ
Văn Hỏa (21 tuổi, trú thôn Klu).
Điều đặc biệt là tất cả người dân
trong huyện quan tâm đến vụ án này
có thể theo dõi qua loa phát thanh
được truyền đến các thôn, bản hoặc
xem tường thuật trực tiếp phiên tòa
qua mạng xã hội Facebook và Zalo.
Livestream phiên xử
trên mạng xã hội
TAND tỉnh Quảng Trị cho biết
theo thông báo của UBND tỉnh về
mở đợt cao điểm phát động phong
trào toàn dân tham gia phòng chống
tội phạm và tệ nạn ma túy địa bàn
tuyến biên giới Việt - Lào và tháng
cao điểm phòng chống ma túy, tòa
đã đưa vụ án mua bán trái phép chất
ma túy ra xét xử lưu động.
Đặc biệt, tòa đã có văn bản gửi
UBND tỉnh đề nghị chỉ đạo các
đơn vị chuyên môn tham gia tuyên
truyền để phiên tòa phát huy hiệu
quả cao nhất. Ngoài hệ thống loa
phát thanh đến các thôn, bản của
Theo ông Lê Thiết Hùng,
việc tường thuật trực tiếp
phiên tòa trên mạng rất
hiệu quả, hướng tới việc
tuyên truyền tốt pháp
luật, ngăn chặn kịp thời
những vụ việc trước khi
nó xảy ra.
Phiên tòa xét xử bị cáoHồ VănHỏa. Ảnh: ND
Tòa tuyên án chung thân
Cuối tháng 10-2020, khi đang đi trên quốc lộ 9, Hỏa phát hiện một
bao bên trong có chứa bốn gói dạng hình hộp chữ nhật, bên trong
chứa nhiều viên nén màu hồng.
Hỏa đã lấy một viên nhờ một người tại địa phương xem giúp và
người này nói đây là ma túy, có thể bán với giá 50.000 đồng/viên. Hỏa
mang bốn gói trên để vào một cái lu rồi chôn ở khu vực đồi phía sau
nhà nhằm mục đích bán kiếm lời.
Sau đó, Hỏa bán ma túy cho nhiều người để thu lợi khoảng 6 triệu
đồng. Đến ngày 23-1-2021, khi trên đường đi giao 50 viên ma túy cho
khách với giá 2,5 triệu đồng, Hỏa bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt
quả tang, thu giữ thêm trong túi áo khoác ba viên ma túy dạng nén.
Kết quả giám định cho thấy các viên nén thu giữ trong người Hỏa
cùng nơi Hỏa cất giấu là ma túy loại Methamphetamine với tổng trọng
lượng hơn 2,246 kg.
Sau khi xem xét các tình tiết, HĐXX tuyên phạt Hỏa tù chung thân.
Đề xuất xét xử trực tuyến
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, Chánh án TAND TP Thủ Đức (TP.HCM)
Nguyễn Thành Vinh cho biết hiện liên ngành tòa án, VKS và Công an TP
Thủ Đức đã thống nhất đề xuất cấp trên (theo ngành dọc) chấp thuận chủ
trương cho thí điểm xét xử trực tuyến những vụ án hình sự đối với các bị
cáo đang bị tạm giam.
Qua đó, các cơ quan này tiến tới đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật tố
tụng hình sự trong việc xét xử hình sự đối với những vụ án theo thủ tục rút
gọn hoặc những vụ án đơn giản.
Về vấn đề này, lãnh đạo TAND TP.HCM cho biết chỉ mới nghe thông tin và
đang chờ đề án cụ thể của TAND TP Thủ Đức. TAND TP.HCM đánh giá đây là
một ý tưởng tốt và tích cực, rất phùhợp với tìnhhìnhphòng chốngdịchbệnh.
Tuy nhiên, khi nhận được đề án này, TAND TP.HCM cũng phải xin ý kiến
của TAND Tối cao. Cạnh đó, nếu áp dụng thì phải đảm bảo thực hiện đúng
tố tụng, bảo vệ quyền lợi của người yếu thế như bị can, bị cáo trong việc
xét xử. Đồng thời phải xem xét đến những người tham gia tố tụng như luật
sư, bị hại khác, việc sắp xếp, bố trí và tạo điều kiện sao cho thỏa đáng…
Đòi đất đã chuyểnnhượngkhi hết thời hạnNhànước giao
huyện, buổi livestream diễn biến
phiên tòa đã thu hút hàng chục ngàn
người theo dõi qua hệ thống truyền
thanh, Facebook, Zalo.
Chiều17-6, PV
PhápLuậtTP.HCM
có cuộc trao đổi với ông Lê Thiết
Hùng, Chánh Tòa Hình sự TAND
tỉnh Quảng Trị, chủ tọa phiên tòa,
nói trên.
Ông Hùng cho biết đây là vụ
án trọng điểm từ quá trình điều
tra đến xét xử. Đồng thời, tháng 6
được UBND tỉnh xác định là tháng
cao điểm về phòng chống ma túy
nên TAND tỉnh đã thống nhất với
VKSND chọn vụ án này để đưa ra
xét xử lưu động.
Nơi diễn ra phiên tòa cũng gần
khu vực xảy ra vụ án. Đồng thời, địa
bàn huyện này cũng là điểmnóng về
ma túy nên phiên tòa diễn ra ở đây
rất thuận tiện cho việc tuyên truyền.
Mặc dù trong điều kiện COVID-19
nhưng phiên tòa vẫn đảm bảo các
công tác phòng chống dịch.
“Theo tôi, một phiên tòa lưu
động rất có hiệu quả trong việc
tuyên truyền, giáo dục rộng rãi
trong quần chúng nhân dân. Phiên
tòa này có hàng trăm người dân ở
huyện Đakrông đến theo dõi. Phiên
tòa được tường thuật trực tiếp qua
hệ thống truyền thanh đến các xã,
thôn, bản của huyện Đakrông” - ông
Hùng nói.
Hàng chục ngàn người
theo dõi
Công an tỉnh cũng chia sẻ tường
thuật phiên tòa lên fanpage Trị An
Viên, đến nay đã có hơn 25.700
lượt xem và hàng trăm lượt chia
sẻ. Theo ông Hùng, việc tường
thuật trực tiếp phiên tòa trên mạng
rất hiệu quả, người ta có thể xem
đi xem lại ở mọi lúc, mọi nơi.
“Nếu tính cả trên mạng xã hội,
phát thanh và trực tiếp tại phiên
tòa thì đây là phiên tòa có đông
người theo dõi nhất từ trước đến
nay tại địa bàn. Trước đó, TAND
tỉnh cũng đã tường thuật trực tiếp
một vụ án khác nhưng sự đầu tư
công phu và sự thu hút không giống
như vụ án này” - ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết thời gian
tới, TAND tỉnh cũng như các cơ
quan tố tụng trong tỉnh hướng tới
một mục tiêu là làm thế nào để
tuyên truyền pháp luật kịp thời,
tốt nhất đến với người dân. Hiện
các đơn vị vừa làm vừa báo cáo,
vừa lắng nghe ý kiến để hoàn thiện
hơn. Mục tiêu chung là hướng tới
việc tuyên truyền tốt pháp luật,
ngăn chặn kịp thời những vụ việc
trước khi nó xảy ra. Tuy nhiên,
ông Hùng cho rằng tùy vào trình
độ dân trí và từng địa phương sẽ
chọn những phương án để tuyên
truyền có hiệu quả nhất.
Nhiều người theo dõi qua mạng
xã hội đã bình luận ủng hộ việc
cơ quan chức năng phát trực tiếp
phiên xử và cho rằng việc này sẽ
phát huy hiệu quả tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao hiểu biết pháp
luật cho người dân. Đồng thời,
một số bình luận yêu cầu tòa xử
nặng để răn đe, giữ gìn an ninh,
trật tự, đem lại bình yên cho người
dân tại địa phương được xem là
điểm nóng về ma túy trong thời
gian qua.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...36
Powered by FlippingBook