145-2021 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư30-6-2021
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Ban quản lý dự án Thăng
Long, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và
các đơn vị trực thuộc yêu cầu thực hiện nghiêm kết luận của
Kiểm toán Nhà nước.
Theo đó, vừa qua Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm
toán dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn
sân bay Nội Bài. Qua đó, cơ quan này chỉ ra một số hạn
chế trong việc lập, thẩm định phê duyệt tổng mức đầu tư dự
án…
Vì vậy Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý Thăng Long (đơn
vị quản lý dự án) chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc
lập, trình thẩm định phê duyệt tổng mức đầu tư; lập, trình
phê duyệt dự toán; công tác thương thảo, đàm phán ký kết
hợp đồng; công tác quản lý chi phí; lập kế hoạch vốn năm
2021 và kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Cạnh đó, đơn vị quản lý dự án này cũng bị yêu cầu chấn
chỉnh ngay việc thuê tư vấn thẩm định giá bước lập dự toán
và tham mưu xử lý theo đúng quy định.
ACV được Bộ GTVT giao kiểm điểm trách nhiệm tập
thể, cá nhân có liên quan trong việc phê duyệt công tác thí
nghiệm bê tông nhựa mặt đường cất hạ cánh giai đoạn lập
dự án.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Vụ Kế hoạch - Đầu tư chấn
chỉnh, rút kinh nghiệm tập thể cá nhân đối với những tồn tại
trong công tác thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư dự án,
công tác lập kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025
và giao kế hoạch vốn năm 2021 chưa hợp lý, báo cáo kết
quả về bộ.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao
thông được giao xem xét chấn chỉnh việc thuê tư vấn thẩm
định giá bước lập dự toán. Song song đó, làm rõ phạm vi
công việc thẩm định giá là của đơn vị tư vấn lập dự toán
hay của chủ đầu tư và tham mưu xử lý theo đúng quy định.
“Ngoài ra cục cũng cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm tập
thể, cá nhân đối với những tồn tại trong công tác chậm tham
mưu phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, công tác
thẩm định giá, báo cáo kết quả về bộ theo quy định…” - Bộ
GTVT yêu cầu.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh dự án cải tạo đường
băng sân bay Nội Bài được khởi công vào tháng 9-2020,
gồm nâng cấp đường 11L/29R (1A), 11R/29L (1B), xây
mới ba đường lăn thoát nhanh và nâng cấp các đường lăn
hiện hữu.
Cạnh đó, dự án còn có hạng mục xây dựng các công trình
phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, hệ thống thoát nước…
Tổng mức đầu tư dự án là 2.031 tỉ đồng và dự kiến hoàn
thành vào tháng 12-2022.
VIẾT LONG
Yêu cầurút kinhnghiệmcánhân, tập thể sửađườngbăng sânbayNộiBài
Bộ GTVT yêu cầu nhiều đơn vị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sau khi Kiểm toánNhà nước phát hiệnmột số hạn chế tại dự án cải tạo, nâng cấp đường băng,
đường lăn sân bay Nội Bài.
Dự án nâng cấp, cải tạo đường băng và đường lăn sân bay Nội Bài.
Ảnh: V.LONG
TP.HCM hiện có 405 công viên
Tổng diện tích đất quy hoạch cho công viên cây xanh toàn
TP. HCM là hơn 11.400 ha, tương ứng 7 m
2
/người. Tuy nhiên,
diện tích công viên trên thực tế chỉ khoảng 500 ha, tỉ lệ
0,55m
2
/người.TP.HCMhiệncó405 côngviên, baogồmcôngviên
công cộng và trong khuôn viên khu ở, hơn 235.000 cây xanh.
Cũng theo kế hoạch,TP.HCMsẽ thực hiện trồngmới và cải tạo
6.000 cây xanh trên địa bàn.Trung tâmQuản lý hạ tầng kỹ thuật,
UBND TP Thủ Đức, UBND các quận/huyện thực hiện việc trồng
mới và cải tạo cây xanh trên đường phố, công viên, mảng xanh.
TP.HCMưu tiên đầu tư 75 công viên
công cộng
Theo kế hoạch, trong năm2021 TP.HCMsẽ hoàn thành 12 công trình xây dựng công viên, mảng xanh.
KIÊNCƯỜNG
U
BND TP.HCM vừa ban
hành kế hoạch thực hiện
chương trình phát triển
công viên và cây xanh công
cộng trên địa bàn TP năm
2021, trong đó có danh mục
tập trung ưu tiên đầu tư công
viên công cộng trải dài trên 10
quận/huyện và TP Thủ Đức.
Hoàn thành 12
công viên vàmảng xanh
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Vũ Văn Điệp,
Giám đốc Trung tâm Quản lý
hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng
TP.HCM), nói: “Danhmục tập
trung ưu tiên đầu tư công viên
công cộng ở các quận/huyện
là đề xuất về mặt chủ trương,
còn từ chủ trương đến lúc làm
thì còn cần thời gian”.
Theo ông Điệp, việc triển
khai đầu tư xây dựng công
viên còn phụ thuộc vào diện
tích đất, nếu khu vực đó là
đất công thì đầu tư nhanh,
có thể làm theo danh mục
đề xuất được. “Cái khó nhất
vẫn là nguồn gốc đất để làm
công viên, mảng xanh” - ông
Điệp nói.
Theo kế hoạch thực hiện
Chương trình phát triển công
viên và cây xanh công cộng
thì trong năm nay trên địa bàn
TP sẽ có 12 công viên, mảng
xanh được hoàn thành.
Trong số lượng này, quận 7
có ba công trình là: Công viên
rạch Cả Cấm, cải tạo cảnh
quan dọc đường kênh Trần
Xuân Soạn, tăng cường mảng
xanh khu đất trống dạ cầu Phú
Công viên
23-9 nằmgiữa
trung tâm
TP.HCMvới
góc nhìn từ
trên cao. Ảnh:
HOÀNGGIANG
“Tỉ lệ công viên cây
xanh trên đầu người
ở TP.HCM rất thấp
nên có công viên là
rất tốt, ngoài ra cần
kết hợp làm công
viên với làm hồ điều
tiết chống ngập
bên trong.”
GS
Lê Huy Bá
Mỹ, TP Thủ Đức hoàn thành
xây dựng công viên phường
Phú Hữu.
Quận 12 có Công viên Cây
Sộp, huyện Hóc Môn Công
viên Rạch Tra, quận Tân Bình
có Công viên phường 6, huyện
Củ Chi có mảng xanh đường
Bùi Thị Điệt, quận Bình Tân
có công viên giao lộ Trần Văn
Giàu - Võ Trần Chí, huyện
Bình Chánh có mảnh xanh
trước BVNhi đồng, quận 8 có
mảng xanh khu đất phường 15.
Ngoài 12 công viên, mảng
xanh được hoàn thành trong
năm nay, TP.HCM cũng đưa
ra danh mục tập trung ưu tiên
đầu tư 75 công viên công cộng
trải dài trên 10 quận/huyện và
TP Thủ Đức.
Cụ thể, các công viên công
cộng cần đầu tư gồm TP Thủ
Đức: 26 công viên; quận 7:
bốn; huyện Nhà Bè: ba; huyện
Cần Giờ: ba; huyện Hóc Môn:
sáu; quận 12: năm; huyện Củ
Chi: 15; quận Bình Tân: bốn;
GòVấp: hai; quậnBìnhThạnh:
năm; quận 4: hai công viên.
Xây dựng kế hoạch
dài hơi
Để thực hiện kế hoạch nêu
trên, UBND TP.HCM giao
UBNDTPThủĐức và UBND
cácquận/huyện rà soát, lậpdanh
mục toàn bộ các khu đất công
được quyhoạch là đất côngviên
cây xanh nhưng đang cho thuê,
sử dụng với mục đích khác.
Sau khi rà soát, các đơn vị
báo cáo, đề xuất vềSởTN&MT
thammưu UBNDTP.HCMkế
hoạch thu hồi các khu đất để
đầu tư xây dựng công viên.
Về thứ tự ưu tiên đầu tư, tùy
theo tính chất của từng khu
đất, khu vực xung quanh (đặc
điểmdân cư, điều kiện hạ tầng,
các công viên hiện hữu lân cận
khu vực) sẽ đề xuất thứ tự ưu
tiên thực hiện.
GS-TSKH Lê Huy Bá,
nguyênViện trưởngViệnKhoa
học - Công nghệ và Quản lý
môi trường (ĐH Công nghiệp
TP.HCM), nói: “Làmcông viên
thì cần diện tích nhưng hiện
nay ở TP.HCM rất hiếm, như
quận Bình Thạnh rất ít đất. Ý
tưởng, danhmục công viên cần
đầu tư thì đương nhiên lúc nào
cũng tốt”.
Ông Bá cho rằng công viên
thường có diện tích lớn nên cần
phải có quy hoạch từnhiều năm
trước và phải bảo vệ quy hoạch
không cho xâm lấn, chứ hiện
nay nhiều khu vực công viên
cũng đang bị xâm lấn.
“Hiện nay tỉ lệ công viên cây
xanh trên đầu người ởTP.HCM
rất thấp nên có công viên người
dân sẽ rất mừng, ngoài ra lưu
ý đến việc làm công viên kết
hợp với làm hồ điều hòa (hồ
điều tiết chống ngập) trong
đó” - GS Lê Huy Bá cho biết.
Ông Võ Phan Lê Nguyễn,
Phó Chủ tịch UBND huyện
Nhà Bè, cho biết huyện rất
quan tâm đến phát triển công
viên, mảng xanh. “Ngoài ba
công viên công cộng theo danh
mục đầu tư của TP, huyện còn
có đề án phát triển mảng xanh,
công viên riêng cho phù hợp lộ
trình lên quận sau này” - ông
Lê Nguyễn thông tin.
Nhằmpháttriểncôngviênmột
cách tốt hơn, UBNDTP.HCM
cũng giao các đơn vị liên quan
lập kế hoạch, danh mục đầu
tư dự án các công viên công
cộng trên địa bàn TP giai đoạn
2021-2025.
Căn cứ theo danhmục các dự
án đề xuất đầu tư xây dựng giai
đoạn 2021-2025, Sở KH&ĐT
chủ trì, phối hợp cùng Sở Xây
dựng và các chủ đầu tư trình
UBND TP.HCM, HĐND TP
chủ trương đầu tư công các
dự án này.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook