175-2021 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư4-8-2021
Đã làm được 18% tổng chiều dài tuyến
Dự ánđầu tư xây dựngđường vànhđai 3TP.HCMđã đượcThủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định
1697 ngày 28-9-2011.Tổng chiềudài theo quy hoạch là 89,3 km
(gồm 73 km làm mới và 16,3 km đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn đã
đầu tư). Tổng chiều dài nghiên cứu (của BQL dự án Mỹ Thuận)
gồm 91,66 km tuyến chính vành đai 3 và 8,3 km các tuyến nối.
Trong đó, chiều dài đường vành đai 3 qua TP.HCM là 47,62
km (chiếm 52%); Bình Dương là 25,93 km (chiếm 28%); Đồng
Nai là 11,30 km (chiếm 12%); Long An là 6,81 km (chiếm 7%).
Hiện nay chỉ có 15,3 km (đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn) trên địa
phận tỉnh Bình Dương là đang khai thác với quy mô sáu làn
xe cơ giới theo quy mô đường đô thị (chiếm 18% tổng chiều
dài đường vành đai 3).
Sớm hoàn thiện báo cáo để trình
Quốc hội tại kỳ họp thứ 2
Trong văn bản gửi các địa phương, Bộ GTVT đề nghị UBND
TP.HCM tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của dự án, tổng hợp ý
kiến các địa phương và rà soát, hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi dự án để báo cáo Thủ tướng. Bộ GTVT sẽ tích cực
phối hợp với UBND TP.HCM trong quá trình tổ chức thực hiện.
Cũng theo Bộ GTVT, phải khẩn trương hoàn thiện báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi trong nửa đầu tháng 8 để có thể kịp
trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp
thứ 2 (dự kiến khai mạc vào cuối tháng 10).
Cần số tiền “khủng” để làm
đường vành đai 3
Theo tính toán, sẽ cần khoảng 250.000 tỉ đồng để hoàn thành dự án đường vành đai 3, nên phải huy động từ
nhiều nguồn vốn khác nhau.
KIÊNCƯỜNG
B
an quản lý (BQL) dự án
MỹThuận vừa có tờ trình
gửi Bộ GTVT về thẩm
định báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi dự án đầu tư xây dựng
công trình đường vành đai 3
TP.HCM. Sau đó BộGTVT có
văn bản gửi UBND TP.HCM
và Đồng Nai, Bình Dương,
Long An về việc triển khai
công tác chuẩn bị đầu tư dự
án xây dựng dự án.
Gần 250.000 tỉ đồng
để hoàn thành
“Nhằm thực hiện khép kín
đường vành đai 3 TP.HCM,
trong phạm vi tờ trình này
thẩm định báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đầu tư khép kín
đường vành đai 3” - tờ trình
của BQLdự ánMỹ Thuận (đại
diện chủ đầu tư dự án) gửi Bộ
GTVT nêu.
Cụ thể, theo báo cáo toàn
dự án gồm bốn đoạn tuyến
với tổng chiều dài 91,66 km
và 8,3 km các tuyến nối.
Đoạn 1 (Tân Vạn - Nhơn
Trạch): Từ nút giao đường cao
tốc Bến Lức - Long Thành đến
nút giao TânVạn (đoạn 1Adài
8,75 km đầu tư bổ sung một số
hạng mục để khai thác đường
cao tốc). Chiều dài tuyến đoạn
1 là 28,4 km va thêm 8,3 km
các tuyên nối (gồm tuyên nối
với nút giao Thủ Đức dài 5,88
km và tuyên nối vào Khu công
nghiệp Ông Kèo, Đồng Nai
dài 2,42 km).
Đoạn 2 (Tân Vạn - Bình
Chuẩn): Từ nút giao Tân Vạn
đến nút giao Bình Chuẩn, dài
15,3 km.
Đoạn 3 (Bình Chuẩn - quốc
lộ (QL) 22): Từ nút giao Bình
Báo cáo của BQL
dự án Mỹ Thuận
cho biết chi phí đầu
tư dự án rất lớn, nên
cần huy động nhiều
nguồn vốn hợp pháp
cũng như cần sự
tham gia của các
địa phương.
Chuẩn đến nút giao QL22, dài
19,1 km.
Đoạn 4 (QL22 - Bến Lức):
Từ nút giao QL22 đến nút giao
cao tốc Bến Lức - Long Thành
và cao tốc TP.HCM - Trung
Lương, dài 28,86 km.
Về quy mô đầu tư dự án này
gồm hai giai đoạn. Giai đoạn
1: Giải phóng mặt bằng hoàn
chỉnh, quy mô bốn làn xe cao
tốc hạn chế, vận tốc 80 km/
giờ, bề rộng bằng 1/2 mặt cắt
ngang giai đoạn hoàn thiện là
19,75 m và đường gom. Giai
đoạn hoàn thiện: Quy mô tám
làn xe cao tốc hoàn chỉnh theo
quy hoạch, vận tốc thiết kế 100
km/giờ và đường song hành.
Dựkiếnmức đầu tưgiai đoạn
1 là 84.684,70 tỉ đồng, giai
đoạn hoàn thiện là 165.256,36
tỉ đồng. Tổng mức đầu tư toàn
dự án của hai giai đoạn trên
gần 250.000 tỉ đồng.
Từ chiều dài và tổng số tiền
dự tính để hoàn thành toàn
tuyến, tính ra 1 km đường
vành đai 3 phải bỏ số tiền
đầu tư xây dựng (xây dựng cơ
bản, làm cao tốc, hoàn thiện,
giải phóng mặt bằng…) hơn
2.000 tỉ đồng.
Chi phí rất lớn,
cần huy động
nhiều nguồn
Báo cáo của BQLdự án Mỹ
Thuận cho biết chi phí đầu
tư dự án rất lớn, nên cần huy
động nhiều nguồn vốn hợp
pháp cũng như cần sự tham
gia của các địa phương.
Theo đó, BQL dự án đề
xuất các nguồn vốn đầu tư từ
hai phần. Thứ nhất, ngân sách
các địa phương sẽ chịu trách
nhiệm chi phí giải phóng mặt
bằng, xây dựng đường gom,
đường song hành và các hạng
mục hạ tầng kỹ thuật. Thứ hai,
phần thực hiện đầu tư theo hình
thứcBOTcó sự hỗ trợ của ngân
sách trung ương cho phần xây
dựng đường cao tốc.
Dù cần nguồn vốn lớn nhưng
nhiều ý kiến cho rằng đường
vành đai 3 rất cần phải hoàn
thiện để giúp giao thông giữa
TP.HCM và liên vùng tốt hơn.
PGS-TS Chu Công Minh,
giảng viên bộ môn Cầu đường
TrườngĐHBáchkhoaTP.HCM,
nói: “Theo tôi, cần làm sớmdự
án vì như hiện nay, giao thông
TP.HCM đang hướng tâm rất
nhiều, cần các đường vành đai,
như vành đai 3 để giải quyết
câu chuyện này”.
TheoôngMinh,hiệnTP.HCM
đang đầu tư nhiều nút giao cửa
ngõ như nút giao Mỹ Thủy,
NguyễnVănLinh-NguyễnHữu
Thọ… đó là một trong những
giải pháp chống kẹt xe cửa ngõ.
Tuy nhiên, vậy là chưa đủ mà
cần các đường vành đai để giải
bài toán giao thông cửa ngõ,
đồng thời tránh các xe phải đi
xuyênTP.HCMgây tắc nghẽn.
“Đường vành đai hay một
phần đường vành đai khi đi vào
hoạt động sẽ tạo hiệu quả ngay
với giao thông” - ôngMinh nói.
Trong văn bản gửi TP.HCM
và ba tỉnh, Bộ GTVT cũng
cho biết việc triển khai đầu
tư khép kín đường vành đai 3
đã rất chậm so với quy hoạch
được duyệt và nhu cầu thực tế.
Về vấn đề này, TS Phạm
Văn Hùng, Phó Phân viện
trưởng Phân viện Khoa học
công nghệ GTVT phía Nam,
cho rằng hiện các dự án vành
đai khá chậm một phần là vì
việc giải phóng mặt bằng còn
nhiều vướng mắc.
“Đồng thời có thể thấy
khâu thủ tục cho một dự án
lớn cũng nhiều thủ tục rắc
rối làm chậm dự án. Chúng
ta cũng cần thiết phải xem
lại vấn đề thủ tục này” - ông
Hùng nói thêm.•
Sơ đồ dự án đường vành đai 3 dự kiến. Đồ họa: THÙY TRANG
Trong văn bản vừa gửi đến UBND tỉnh Đồng
Nai và TP.HCM, Bộ GTVT cho biết vừa qua có
tình trạng hàng hóa tồn tại cảng Cát Lái dẫn đến
nguy cơ tạm ngừng tiếp nhận tàu chở hàng.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị hai địa phương
ưu tiên cho phép số lao động cần kíp trong dây
chuyền sản xuất cảng (nếu không lưu trú ở khu
vực dân cư đang bị phong tỏa) được cấp phép lưu
thông đến cảng làm việc.
Đối với lực lượng lao động ở cảng đang cư trú
tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho phép lưu
thông qua phà Cát Lái để vào cảng làm việc nếu
có giấy xác nhận làm việc tại cảng và giấy chứng
nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn
hiệu lực theo quy định.
Bộ GTVT cũng đề nghị UBNDTP.HCMxem
xét lập điểm xét nghiệm nhanh và cấp giấy kết
quả 24/7 tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
(215 TrươngVăn Bang, TPThủ Đức, TP.HCM)
để phục vụ tài xế có giấy chứng nhận hết hạn
hoặc sắp hết hạn ra vào Tân Cảng Cát Lái được
thuận tiện, nhanh chóng.
Trong ngày 2-8, BộGTVTcũng có văn bản đề
nghị BộTài chính chỉ đạoTổng cụcHải quan và
các đơn vị liên quan giải phóng lượng hàng đang kẹt
ở cảngCát Lái.
Cụ thể, bộ này đề nghị cho phépTổng công ty
TânCảngSài Gòn vận chuyển container hàng nhập
khẩu nói chung, trong đó có container tồn đọng trên
90 ngày về lưu giữ, thông quan, giao cho khách
hàng. Ngoài ra cho phép đơn vị này thanh lý hàng
tồn đọng tại các cơ sở của tổng công ty là cảng
TânCảngHiệpPhước, các ICDTânCảngNhơn
Trạch (ĐồngNai), ICDTânCảngSóngThần (Bình
Dương), ICDTânCảngLongBình (ĐồngNai).
Theo ôngNguyễnXuânSang, Cục trưởngCục
Hàng hải, tình trạng hàng hóa tồn tại cảngCát Lái
là do ảnh hưởng của dịchCOVID-19, nhiều doanh
nghiệp (DN) tạmdừng sản xuất, kinh doanh khiến
cho nguyên vật liệu dư thừa, ứđọng tại các bãi tập
kết, trong khi hàng vẫn được nhập về.
Hiện Cục Hàng hải đã chỉ đạo Cảng vụ
TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan như
cùng chủ hàng tháo gỡ để sớm nhận hàng, tăng
năng lực khai thác của bãi cảng, giảm lượng
hàng nhập về cảng...
. Tổng cục Hải quan cũng vừa có văn bản
hướng dẫn thủ tục hải quan tạm thời trong giai
đoạn dịch COVID-19 tại cảng Cát Lái.
Căn cứ các báo cáo và đề xuất của Cục Hải
quan TP.HCMvề tình trạng ùn tắc hàng hóa
ngày 2-8, Tổng cục Hải quan đồng ý cho phép
vận chuyển hàng hóa đang lưu giữ tại cảng Cát
Lái đến cảng biển khác trên địa bàn TP.HCMvà
các cảng cạn ICD. Tuy nhiên, hàng hóa trên phải
đáp ứng ba điều kiện đảm bảo.
Thứ nhất, hàng hóa không thuộc danh mục
hàng nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa
khẩu nhập theo quy định tại Quyết định 23/2019
của Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, hàng hóa
chưa đăng ký tờ khai nhập khẩu, hàng không
có dấu hiệu nghi vấn, vi phạm trong diện các cơ
quan chức năng theo dõi, kiểm tra theo thông báo
của cơ quan hải quan. Thứ ba, vận chuyển toàn
BộGTVTđề nghị TP.HCMlậpđiểmxét nghiệmCOVID-19gần
Hỏa tốc “giải cứu” cảng Cát Lái khỏi ùn tắc hàng hóa.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook