178-2021 - page 12

12
HOÀNG LAN-NGUYỆTNHI
B
ệnh viện (BV) dã chiến
thu dung (tầng 2) là nơi
tiếp nhận bệnh nhân
triệu chứng nhẹ, bệnh nền
ổn định. Nơi đây cũng là
phòng tuyến chăm sóc tránh
cho bệnh nhân chuyển nặng
hoặc xử trí cấp cứu các trường
hợp có dấu hiệu chuyển biến
nặng trước khi chuyển viện.
Dự kiến tầng 2 sẽ thu dung
khoảng 27% trong tổng số
trường hợp F0.
Ngày đêm canh nồng
độ ôxy cho bệnh nhân
Nằmở cụm chung cư thuộc
khu tái định cư Thủ Thiêm,
khác với không gian bên
ngoài tĩnh mịch thanh bình,
bên trong BV thu dung điều
trị COVID-19 số 12 (hay còn
gọi BVdã chiến số 12) do BV
Da liễu TP.HCM phụ trách,
không khí làm việc luôn khẩn
trương, không có thời gian
ngơi nghỉ.
Gần6giờ tối, cầmtrên tay tờ
giấy ghi tên, địa chỉ các bệnh
nhân có dấu hiệu hô hấp bất
ổn, điều dưỡng Lê Thị Kim
Dung lặng lẽ đến từng phòng
bệnh để đo lại nồng độ ôxy
trong máu (SpO2) và huyết
áp, đồng thời hỏi thăm sức
khỏe các bệnh nhân. Cũng
trong sáng cùng ngày, chị
Dung đã mất 4 tiếng để đi
kiểm tra các thông số sức
khỏe của bệnh nhân.
Gặp các bệnh nhân, chị ân
cần hỏi dấu hiệu sức khỏe của
mỗi người, chỉ số huyết áp,
ôxy và dấu hiệu bệnh nhân
để chia sẻ vào group Zalo
cập nhật tình trạng cho nhóm
bác sĩ lâm sàng và cấp cứu.
Vào viện được một tuần
nay, sức khỏe của vợ chồng
anhNguyễn Phước Sang (ngụ
quận 10) khá ổn định. Tuy
nhiên, anh Sang cảm thấy
bị mệt, hồi hộp nên cầu cứu
đường dây “hotline”.
Nhận thấynồngđộôxy trong
máu của anh đã cải thiện, điều
dưỡng Dung hướng dẫn anh
tập thể dục nhẹ nhàng, giữ
tinh thần thoải mái.Anh Sang
thừa nhận: “Hômqua đến nay,
tôi rất nóng ruột muốn xin
các bác sĩ về cách ly tại nhà
vì có hai con tám tuổi và 10
tuổi (hai bé âm tính) ở cùng
với bà ngoại gần 80 tuổi, tôi
không yên tâm, có lẽ vậy mà
lo lắng hồi hộp hoài”.
BS Nguyễn Trúc Quỳnh,
trưởng nhóm lâm sàng BV
dã chiến số 12, cho biết chỉ
số nồng độ ôxy khá quan
vấn đề tâm lý gây mất ngủ, lo
âu ảnh hưởng sức khỏe và chỉ
số nồng độ ôxy. Mới đây, BV
chứng kiến một trường hợp
khá thương tâm là người vợ
(ngụ quận 8) đang điều trị tại
đây nhưng chồng cũng mắc
COVID-19 và mất khi đang
điều trị tại BV Phạm Ngọc
Thạch. Người vợ bị suy sụp
tinh thần khi giờ đây phải ký
giấy ủy quyền hỏa táng cho
chồng mà chưa kịp nhìn mặt
lần cuối. BV phải bố trí tình
nguyện viên để kịp thời trấn
an tâm lý cho chị.
Hay có một trường hợp
một bệnh nhân trốn viện bị
phát hiện kịp thời. Anh chia
sẻ muốn trốn về để thăm vợ
đang chuyển nặng nằmđiều trị
ở BV khác. “Trường hợp này
đã có kết quả âm tính, chúng
tôi phải tư vấn giải thích cho
anh nhiều lần rằng nếu chưa
được xuất viện về cũng sẽ
gặp khó khăn do đang hạn
chế ra đường và cũng không
vào được BVđể thămvợ, chờ
cho xuất viện rồi về thăm và
cuối cùng bệnh nhân cũng
đồng ý” - BS Cúc kể lại.
Sẵn sàng cầm tay
an ủi bệnh nhân,
không ngại lây nhiễm
Từ sau khi đợt dịch thứ 4
bùng phát và diễn biến phức
tạp, cũng như nhiều người, chị
TrươngThị HồngHà - chuyên
viên chăm sóc tâm lý đã đăng
ký làmtình nguyện viên chống
dịch tại BV dã chiến số 12
này. Có kinh nghiệm làm ở
Trung tâmGiáo dục cho trẻ tự
kỷ Tường Minh và đang theo
học thạc sĩ chuyên ngành tâm
lý học lâm sàng của Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG
TP.HCM, chị Hà được phân
công đảm nhận vai trò tư vấn,
chăm sóc sức khỏe tinh thần
cho những người đang cách
ly. Đây là một công việc quan
trọng không kém so với việc
điều trị cơ thể.
Mỗi ngày, ngoài gọi điện
thoại cho các bệnh nhân theo
danh sách cập nhật sức khỏe
của bác sĩ, chị Hà còn đến
trực tiếp phòng cấp cứu để
tư vấn, trò chuyện với bệnh
nhân, giúp họ giải tỏa bớt
căng thẳng, áp lực.
“Những bệnh nhân vào đây,
ai cũng dễ bị sốc tâm lý, nhất
là đối với những người đang
bận tâm về gia đình, con nhỏ.
Họ rất dễ tổn thương, suy sụp
dẫn đến tình trạng bệnh ngày
càng trở nặng nếu không được
giúp đỡ, mở nút thắt trong
lòng” - chị Hà nói.
Trường hợp người vợ có
chồng mất khi đang điều trị ở
BVPhạmNgọc Thạch, người
vợ mất ngủ nhiều ngày, sức
khỏe suy kiệt đã được đưa
xuống cấp cứu. Chính chị Hà
đã mặc đồ bảo hộ nắm tay
an ủi bệnh nhân suốt hơn 1
tiếng đồng hồ ở trong phòng
cấp cứu.
Người vợ sau đó đã ổn
định và được đưa lên phòng
bệnh lại, người con trai của
chị sau đó đã gọi điện thoại
cảm ơn chị Hà.
Theo chị Hà, trong quá
trình giúp đỡ bệnh nhân,
chị đặt bản thân vào vị trí
của người bệnh, một cuộc
gọi đơn giản, không mất bao
nhiêu thời gian với vài lời hỏi
thăm, động viên sẽ là động
lực giúp họ vượt qua khó
khăn để chống dịch. “Mình
không ngại đó là bệnh nhân
mắc COVID-19, mình sẵn
sàng cầm tay, an ủi họ khi
cần thiết” - chị Hà bộc bạch.•
Hơn trăm người
chăm sóc hơn 1.000
bệnh nhân
TheoBSNguyễnThị KimCúc,
Trưởng Phòng kế hoạch tổng
hợp BV dã chiến số 12, hiện BV
đangchămsóchơn1.000bệnh
nhân và đã cho xuất viện hơn
690 bệnh nhân. Về nhân sự, BV
hiện có 28 bác sĩ vừa làm công
tác sàng lọc, lâm sàng và cấp
cứucùng51điềudưỡng,35tình
nguyệnviên, 45dânquân tựvệ.
Tiêu điểm
Bác sĩ, điều dưỡng tại BV dã chiến số 12 ngày đêmcanh chỉ số ôxy trongmáu của bệnh nhân.
Ảnh: NGUYỆTNHI
trọng để đánh giá mức độ
nguy hiểm người bệnh gặp
phải. Bệnh nhân có nồng
độ ôxy giảm phải xử lý cho
thuốc hoặc cho thở ôxy tạm
thời 10-15 phút để kịp thời
hồi phục, còn nếu giảm quá
nhiều hoặc không cải thiện
sau khi thở ôxy tạm thời phải
chuyển phòng cấp cứu xử trí,
theo dõi sát.
Khoa lâm sàng hiện trang
bị 45 máy đo SpO2 để đo
cho bệnh nhân. BS Trần Bá
Tòng, nhóm cấp cứu của BV
dã chiến số 12, chia sẻ tùy
theo mức độ nặng của bệnh
nhân mà sẽ cho thở ôxy râu,
ôxy túi với lưu lượng ôxy cao
hơn hay đến thở máy không
xâm lấnCPAP. Nếu bệnh nhân
suy hô hấp, không can thiệp
sâu được nữa, êkíp sẽ liên hệ
chuyển viện gấp.
“Có thời điểm phòng cấp
cứu có sáu, bảy bệnh nhân
khó thở, cùng nằm thở ôxy,
phải trắng đêm theo dõi sát
bệnh nhân. Có bệnh nhân
chỉ số ôxy giảm xuống còn
60%-70% khiến máy đo
không còn đo được nữa” - BS
Tòng kể.
BS Nguyễn Thị Kim Cúc,
Trưởng Phòng kế hoạch tổng
hợp BV dã chiến số 12, cho
biết: “Những thanh niên trẻ,
khỏe nhưng có dấu hiệu mệt,
khó thở là cẩn thận họ dễ
Các êkíp phải phối
hợp với nhau, đội
lâm sàng, cấp cứu
và kế hoạch tổng
hợp hầu như làm
việc cả ngày lẫn
đêm, liên lạc điều
phối chuyển bệnh.
vào suy hô hấp rất nhanh,
những trường hợp này chúng
tôi luôn đặc biệt lưu tâm và
phải thường xuyên gọi điện
thoại, đo nồng độ ôxy” - BS
Cúc chia sẻ không ít lần đội
phản ứng nhanh tức tốc lên
xử trí cho bệnh nhân thở ôxy
khi bệnh nhân lên cơn khó
thở giữa đêm.
Những trường hợp không tự
đi được, đội dùng cán chuyển
bệnh xuống phòng cấp cứu
dưới tầng trệt để theo dõi sát.
Các êkíp phải phối hợp với
nhau, đội lâm sàng, cấp cứu
và kế hoạch tổng hợp hầu như
làmviệc cả ngày lẫn đêm, liên
lạc điều phối chuyển bệnh.
Điều trị từ căn nguyên
nỗi niềm khiến
bệnh nhân suy sụp
Theo BS Cúc, bệnh nhân
COVID-19 thường có những
Đời sống xã hội -
ThứBảy7-8-2021
Vào điểm nóng điều trị COVID-19 - Bài 3
Vực dậy tinh thần cho FO
hay tin chồng mất
Không chỉ
điều trị và kịp
thời cấp cứu
cho các bệnh
nhân F0 trở
nặng, bệnh
viện dã chiến
số 12 còn chú
trọng tư vấn
tâm lý, giúp
đỡ bệnh nhân
vượt qua nỗi
sợ hãi, lo lắng,
nâng cao thể
trạng để sớm
bình phục.
Xử trí cả các ca phải đặt nội khí quản
Hiện tại, BV dã chiến số 12 đã nâng từ tầng 1 lên tầng 2
và tiếp nhận cả bệnh nhân có triệu chứng và bệnh nền.Thời
gianđầu,mặcdùchỉ tiếpnhậnbệnhnhânkhông triệu chứng
nhưng số ca chuyển nặng không phải là ít, trong đó cómột
nam thanh niên chỉ mới 22 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh. Có
trường hợp đột ngột bị nhồi máu cơ tim, êkíp bác sĩ phải xử
trí đặt nội khí quản, hội chẩn liên viện chuyển lên tầng cao.
Tuy nhiên, trong giai đoạn các BV tầng trên quá tải bệnh
nặng, BV cố gắng giữ lại những ca đáp ứng điều trị. BV đã
chuyển viện hơn 10 ca chuyển biến nặng.
Chuyển việnmột nữ bệnh nhân trở nặng. Ảnh: NGUYỆTNHI
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook