178-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy7-8-2021
giấy tờ. Bà S. yêu cầu bà phải trả
10 triệu đồng tiền lãi thì mới trả lại
giấy nợ cho bà.
Lo sợ sau này bà S. sử dụng giấy
nợ này kiện bà đòi nợ nên bà khởi
kiện yêu cầu bà S. trả lại cho bà
giấy nợ ngày 29-7-2020 với số tiền
400 triệu đồng.
Sau đó, bà Đ. có đơn khởi kiện
bổ sung, yêu cầu bà S. bồi thường
thiệt hại khoản chi phí đến tòa là
9 triệu đồng. Trong đó, tiền thu
nhập bị mất trong thời gian đến
tòa giải quyết vụ án là 8 triệu đồng
và chi phí làm đơn khởi kiện là 1
triệu đồng.
Còn bà S. thì cho rằng vào khoảng
tháng 7-2020, bà có cho bà Đ. vay
tiền nhưng không nhớ bao nhiêu.
Khi vay, bà Đ. có viết giấy nợ giao
cho bà giữ. Do bà Đ. chưa trả tiền
nên bà không trả lại giấy nợ cho
bà Đ. và không cung cấp giấy nợ
cho tòa án. Đồng thời, bà S. cho
biết không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà Đ.
Xử sơ thẩm, TAND TPTây Ninh
tuyên xử không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà Đ. và miễn nộp tiền
án phí dân sự sơ thẩm cho bà Đ.
Sau đó, bà Đ. kháng cáo yêu cầu
tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà.
Phúc thẩm đình chỉ giải
quyết vụ án
Tòa phúc thẩm cho rằng trước
khi thụ lý vụ án, cấp sơ thẩm nên
giải thích cho bà Đ. rõ là hiện bà
S. chưa khởi kiện bà, quyền và lợi
ích hợp pháp của bà chưa bị xâm
phạm, đồng thời hướng dẫn bà Đ.
nhờ chính quyền địa phương gặp
bà S. giải quyết.
Theo tòa phúc thẩm, tòa sơ thẩm
xác định việc khởi kiện đòi lại giấy
nợ là vụ án tranh chấp khác về dân
sự theo khoản 14 Điều 26 BLTTDS
để thụ lý giải quyết là không chính
xác. Bởi vì đối tượng tranh chấp
không phải là giấy tờ có giá theo
quy định tại khoản 1 Điều 105
BLDS 2015, điểm 8 Điều 6 Luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam mà
chỉ là chứng cứ trong giao dịch
dân sự cụ thể.
Cạnh đó, tòa phúc thẩm cho
rằng tòa sơ thẩm viện dẫn khoản 2
Điều 4 BLTTDS và khoản 2 Điều
14 BLDS quy định “tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân
sự vì lý do chưa có điều luật để áp
dụng” là không đúng.
Theo tòa phúc thẩm, theo hướng
dẫn của quy phạm này, khi chưa
có điều luật áp dụng thì áp dụng
tập quán, tương tự pháp luật. Việc
đòi lại giấy nợ chưa được cơ quan,
tổ chức hay cộng đồng dân cư tại
địa phương thừa nhận và áp dụng
rộng rãi nên không được xem là tập
quán và cũng chưa có quy phạm
pháp luật nào để so sánh áp dụng
NHẪNNAM
T
AND tỉnh Tây Ninh vừa đưa ra
xét xử phúc thẩm vụ án tranh
chấp khác về dân sự, bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản
bị xâm phạm giữa nguyên đơn là bà
Đ. và bị đơn là bà S. do có kháng
cáo của nguyên đơn.
Trả tiền nhưng không
được trả giấy nợ
Theo hồ sơ, bà Đ. trình bày ngày
29-7-2020, bà có vay của bà S. số
tiền 400 triệu đồng để trả nợ cho
ngân hàng. Khi vay, hai bên thỏa
thuận tiền lãi mỗi ngày là 4.000
đồng/1 triệu đồng. Thời hạn trả nợ
là khi nào ngân hàng cho vay lại thì
bà Đ. trả tiền cho bà S. Bà Đ. viết
giấy xác nhận nợ, giao cho bà S. giữ.
Trong buổi sáng 29-7-2020, bà
Đ. đã trả nợ xong cho ngân hàng.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, ngân
hàng cho bà vay lại số tiền 400
triệu đồng nên bà đã trả cho bà S.
số tiền gốc 400 triệu đồng và 2 triệu
đồng tiền lãi.
Tuy nhiên, bà S. chỉ nhận tiền gốc,
không nhận tiền lãi. Khi bà Đ. trả
tiền cho bà S., hai bên không làm
Hy hữu
kiện chủ nợ
đòi… giấy nợ
Trả nợ nhưng vì chủ nợ không đưa lại
giấy nợ nên người phụ nữ khởi kiện
đòi giấy nợ vì sợ sau này chủ nợ sẽ dùng
giấy đó để đòi nợ.
tương tự theo quy định tại Điều
5, 6 BLDS.
Ngoài ra, các đương sự cũng
không cung cấp “đối tượng tranh
chấp” nên không thể nhận biết
được giấy nợ hình thức, nội dung
như thế nào; số tiền vay là bao
nhiêu, lãi suất và các thỏa thuận
khác ra sao, không có cơ quan, tổ
chức nào lưu giữ. Do đó, vụ việc
này thuộc trường hợp trả đơn khởi
kiện do không thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án.
Tòa phúc thẩm cũng cho rằng
tòa sơ thẩm xác định việc bà Đ.
yêu cầu bà S. bồi thường tiền thu
nhập bị mất là quan hệ bồi thường
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là
không đúng. Theo tòa phúc thẩm,
quan hệ này phát sinh từ yêu cầu
đòi giấy nợ và không có căn cứ thụ
lý theo luật định.
Từ đó, tòa phúc thẩm cho rằng tòa
án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết yêu
cầu khởi kiện của bà Đ. là không
đúng thẩm quyền nên quyết định
hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và đình
chỉ giải quyết vụ án.•
HĐXX cho rằng việc đòi
lại giấy nợ chưa được cơ
quan, tổ chức hay cộng
đồng dân cư tại địa
phương thừa nhận và áp
dụng rộng rãi nên không
được xem là tập quán và
cũng chưa có quy phạm
pháp luật nào để so sánh
áp dụng tương tự theo quy
định tại Điều 5, 6 BLDS.
Truynãnguyên1 trưởngvănphòng luật sư
Sau tám năm, vụ án đã được đưa ra xét xử nhưng một
nguyên cộng tác viên (CTV) một tờ báo và trưởng một
văn phòng luật sư (VPLS) vẫn đang lẩn trốn.
Ngày 6-8, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM phát lệnh
truy nã với nguyên CTV một tờ báo là Lưu Văn Thọ (62
tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) về tội môi giới hối lộ và
Trần Lê Tiến (42 tuổi, trưởng VPLS Khánh Trần, quê Hà
Tĩnh) về tội đưa hối lộ.
Theo kết quả điều tra, tám năm trước, anh Th.
đến VPLS Khánh Trần (quận Gò Vấp) để gặp Trần
Lê Tiến. Tại đây, anh này nhờ Tiến bào chữa cho
người thân của mình bị xét xử về tội cướp tài sản
tại phiên phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Dương
ngày 9-12-2013.
Sau khi nhận hồ sơ, Tiến là LS nhưng không trực tiếp
nghiên cứu mà nhờ Lưu Văn Thọ giúp đỡ. Nhận được hồ
sơ do Tiến chuyển cho, Thọ cũng không trực tiếp nghiên
cứu mà nhờ Thiệu Quang Đạt (55 tuổi, ngụ quận Bình
Thạnh, TP.HCM) giúp đỡ.
Sau khi nhận được hồ sơ từ Thọ, Đạt nhờ LS, thẩm
phán quen biết tư vấn. Đạt được tư vấn rằng bản án sơ
thẩm đã xét xử đúng, không có oan sai. Tuy nhiên, Đạt lại
thông báo cho Thọ biết đã trao đổi với phía TAND tỉnh
Bình Dương là ba bị cáo bị oan và sẽ được tuyên vô tội,
trả tự do tại tòa.
Thọ báo cho Tiến biết nội dung trên. Sau đó, Tiến trao
đổi với anh Th. rằng đã nghiên cứu hồ sơ vụ án, thấy các
bị cáo bị oan nên sẽ nhận bào chữa tại phiên phúc thẩm để
các bị cáo được tuyên vô tội, được trả tự do với mức thù
lao 1,2 tỉ đồng.
Đến ngày 23-10-2013, tại VPLS, Tiến ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý với số thù lao như trên. Nhận được tiền
thù lao, Tiến giữ lại 300 triệu đồng và chuyển cho Thọ
900 triệu đồng. Thọ chuyển cho Đạt 735 triệu đồng.
Sau khi nhận tiền, Đạt báo là LS không cần tham gia
phiên tòa phúc thẩm.
Kết quả xét xử, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên y
án sơ thẩm. Lúc này, Thọ liên lạc với Đạt và được cho
biết do có thanh tra nên tòa không làm theo yêu cầu
được, nếu muốn được đặc xá dịp 30-4 tới thì phải đưa
thêm tiền.
Sau đó, Tiến đưa cho Thọ số tiền 350 triệu đồng nhưng
Thọ chỉ đưa cho Đạt 200 triệu đồng. Đến ngày 30-4-2014,
các bị cáo vẫn không được trả tự do như hứa hẹn.
Tuy nhiên, bộ ba Tiến, Thọ, Đạt nhiều lần tránh không
trả lại tiền cho anh Th. Do đó, anh Th. đã làm đơn tố cáo
LS Tiến đến cơ quan công an.
Tại cơ quan điều tra, Đạt khai nhận toàn bộ hành vi
phạm tội như nội dung trên. Đồng thời, Đạt thừa nhận
không có hiểu biết về pháp luật nhưng vì mục đích vụ
lợi cá nhân nên đã có hành vi gian dối, đưa thông tin
sai sự thật nhằm chiếm đoạt 935 triệu đồng. Người
này sau đó bị tòa tuyên phạt bảy năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Trong quá trình điều tra, Thọ và Tiến đã bỏ trốn, đi
đâu không rõ. Để phục vụ điều tra, Cơ quan CSĐT
Công an TP.HCM phát thông báo Lưu Văn Thọ và Trần
Lê Tiến đang trốn ở đâu, hãy nhanh chóng đến đầu thú
tại Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP.HCM, địa chỉ
674 Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, TP.HCM hoặc
cơ quan công an, VKSND nơi gần nhất để được hưởng
khoan hồng.
NGUYỄN TÂN
Tiến
(trái)
và Thọ đang bị truy nã. Ảnh: CA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook