178-2021 - page 9

9
Ngày 6-8, Công an TP Đà Nẵng có văn bản hướng dẫn về
việc kiểm tra, xử lý các trường hợp người dân ra ngoài khi
không cần thiết. Theo đó, có 10 trường hợp được phép ra
đường và qua các chốt kiểm soát dịch tại Đà Nẵng.
Cụ thể là các trường hợp sau: Xe cứu thương, xe cứu hỏa,
xe công an đang thực thi nhiệm vụ; xe có phù hiệu ưu tiên;
đoàn xe đưa tang; người mang trang phục công an, quân đội
(hoặc xuất trình thẻ ngành công an, quân đội); người có thẻ
nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản.
Người có giấy đi đường (loại một dấu): Đối với cán bộ các
cơ quan Đảng, chính quyền của cả trung ương, địa phương;
người có giấy đi đường (loại hai dấu): Các trường hợp còn
lại (có thêm xác nhận của Ban quản lý Khu công nghệ cao và
các khu công nghiệp hoặc UBND các xã, phường).
Người có giấy đi chợ đúng thời gian và cung đường đến
chợ được ghi trên phiếu; người có giấy mời tiêm vaccine hoặc
thông báo về việc mời đi tiêm vaccine, giấy hẹn tái khám chữa
bệnh, lịch chạy thận và một số trường hợp cấp bách khác;
người có giấy mời, giấy triệu tập đương sự đối với các vụ án,
vụ việc cấp thiết phải xử lý, không thể trì hoãn được.
Đây là quy định chung cho toàn TP Đà Nẵng, không áp
dụng đối với các khu vực đang cách ly, phong tỏa cứng.
Công an TP Đà Nẵng cho hay các trường hợp không đáp
ứng các yêu cầu nêu trên, các chốt kiểm soát, lực lượng
tuần tra nhắc nhở người dân quay lại. Trường hợp cố tình có
hành vi chống đối thì xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp
xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các giấy đi đường để trống thông tin, các chốt sẽ
thu hồi và tiến hành xử lý nghiêm theo quy định. Khi đó,
các chốt lập biên bản, thu giữ giấy tờ và mời làm việc sau
để tránh gây ùn tắc tại chốt.
Công an TP Đà Nẵng cũng yêu cầu các chốt kiểm soát
tuyệt đối không để người, phương tiện ra vào khu vực
phong tỏa cứng, trừ trường hợp phục vụ phòng chống dịch,
đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, cứu
hộ cứu nạn, cấp cứu. Công an các quận/huyện, phường/xã
được yêu cầu thành lập các tổ xử lý để tiếp nhận, lập biên
bản các trường hợp vi phạm được phát hiện tại các chốt.
TẤN VIỆT
Công an kiểmtra giấy đi đường của người dân. Ảnh: TẤNVIỆT
Hoàn thiện thêm đồ án quy hoạch phân khu
sông Đuống
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
chiều 6-8, ông LưuQuangHuy,Viện trưởng
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, cho hay: “Chúng tôi đang rà soát các ý
kiến của Bộ NN&PTNT để sớm hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch phân
khu đô thị sông Hồng. Đương nhiên, phần đê điều, an toàn phòng chống
lũ Bộ NN&TPNT yêu cầu, trong đó có việc di dời các khu dân cư Bắc Cầu,
Bồ Đề (quận Long Biên) thì đồ án phải quy hoạch, phải tuân thủ, không
thể làm khác”.
Ông Huy cũng cho hay ngoài quy hoạch sông Hồng, các cơ quan, đơn
vị chuyên môn của Hà Nội cũng được giao cùng lúc hoàn thiện đồ án quy
hoạch phân khu sông Đuống. Sau đó, UBNDTP Hà Nội sẽ xin ý kiến của Bộ
Xây dựng về hai đồ án quy hoạch này trước khi phê duyệt.
TRỌNGPHÚ
M
ới đây, Văn phòng UBND
TP Hà Nội vừa có thông
báo ý kiến chỉ đạo của Phó
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương
Đức Tuấn về việc nhanh chóng hoàn
thiện hồ sơ đồ án quy hoạch phân
khu đô thị sông Hồng, sau khi Bộ
NN&PTNT cho ý kiến về một số
vướng mắc mà TP đề xuất tháo gỡ
trong việc thực hiện quy hoạch này.
Cuối năm 2021 sẽ phê duyệt
quy hoạch sông Hồng
Theo đó, SởQH-KTđược giao chủ
trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây
dựng, Sở NN&PTNT nghiên cứu,
tiếp thu ý kiến của Bộ NN&PTNT,
hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch
phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ
1/5000, đoạn từ cầu Hồng Hà đến
cầu Mễ Sở. Đồng thời tham mưu,
báo cáo UBND TP, dự thảo văn bản
xin ý kiến Bộ Xây dựng theo đúng
quy trình, quy định và chỉ đạo của
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Sở NN&PTNT được giao chủ trì
cùng các đơn vị liên quan rà soát các
phương án phòng chống lũ, củng cố
đê điều trên địa bàn. Sở KH&ĐT chủ
trì, khẩn trương triển khai công tác
lập quy hoạch TP, trong đó có tích
hợp phương án phòng chống lũ và đê
điều để báo cáo UBND TP…
Liên quan đến quy hoạch này, Phó
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương
Đức Tuấn cho biết thời gian qua Hà
Nội đã tập trung hoàn thiện các quy
hoạch phân khu đô thị, trong đó có
quy hoạch phân khu đô thị sôngHồng.
Quy hoạch này liên quan đến lĩnh vực
quản lý của nhiều bộ, ngành. Vừa
qua, Bộ NN&PTNT có văn bản trả
lời, trên cơ sở đồng thuận cao, song
yêu cầu tuân thủ phương án phòng
chống lũ. Tới đây, UBND TP xin ý
kiến của Bộ Xây dựng, sau đó báo
cáo Thành ủy, tiếp đó sẽ thực hiện
phân cấp theo thẩm quyền.
“TP sẽ tập trung hoàn thiện đồ án
với mong muốn sớm phê duyệt vào
cuối năm 2021, từ đó có cơ sở để
cải tạo chỉnh trang đô thị, tạo thêm
động lực cho thủ đô phát triển” - phó
chủ tịch UBND TPHà Nội cho biết.
Các khu dân cư, bãi sông
nào được giữ lại?
Trước đó, vào tháng 5-2021, TP
Hà Nội gấp rút
hoàn chỉnh quy hoạch
sông Hồng
Sau khi có ý kiến của BộNN&PTNT, UBNDTPHà Nội đã yêu
cầu các cơ quan liên quan gấp rút tiếp thu, hoàn thiện đồ án quy
hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đoạn từ cầuHồng Hà tới cầu
Mễ Sở…
Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Bộ
NN&PTNT về một số vướng mắc
trong thực hiện quy hoạch phân
khu đô thị sông Hồng. Ngày 14-7,
Bộ NN&PTNT đã có văn bản cho
ý kiến về các kiến nghị của Hà Nội.
Theo đó, bộ này nhất trí với đề nghị
của Hà Nội về việc nâng cấp đê hiện
có thành đường chính và xây dựng
hai tuyến đường ven sông, chạy dọc
các khu dân cư đảm bảo an toàn
chống lũ, kết hợp đáp ứng yêu cầu
về giao thông.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT thống
nhất giải pháp quy hoạch xây dựng
về đường giao thông trên nguyên
tắc không thu hẹp không gian thoát
lũ, không nâng cao các tuyến đê bối
hiện có, không xây dựng đê bối mới.
Tuy nhiên, theo bản đồ quy hoạch,
phương án đề xuất xây dựng hai tuyến
đường ven sông được kết hợp chức
năng là đê ngăn lũ với cao trình mặt
đường +12,0 (trên mức lũ báo động
3) tương tự việc hình thành đê bối
mới là không phù hợp.
Về đề nghị không di dời các khu dân
cư Bắc Cầu, Bồ Đề, Bộ NN&PTNT
cho rằng Quy hoạch 257 đã xác định
một số khu dân cư nằm sát bờ sông,
thuộc khu vực lòng sông co hẹp,
tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở
gây mất an toàn, khi có lũ cần phải
di dời, trong đó có khu dân cư Bắc
Cầu, Bồ Đề.
Mặt khác, trong quá trìnhTPrà soát
điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ
chi tiết trên địa bàn, đã xác định các
khu dân cư trên cần từng bước di dời
để đảmbảo an toàn. Vì vậy, bộ này đề
nghị thựchiện theoQuyhoạch257 - tức
di dời khu dân cư Bắc Cầu - Bồ Đề.
Riêng đối với các khu dân cư hiện có
thuộc bãi sông Hữu Hồng (thuộc các
quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm,
Hai Bà Trưng), Bộ NN&PTNT cho
rằng việc đề nghị bổ sung danh mục
giữ lại, cải tạo chỉnh trang, tái thiết là
cần thiết, phù hợp vì các khu dân cư
này chưa được xem xét cụ thể trong
Quy hoạch 257. Bộ đề nghị Hà Nội rà
soát, báo cáo Thủ tướng quyết định.
Bộ cũng thống nhất với đề nghị
của Hà Nội về việc giữ lại khu dân
cư Kim Lan - Văn Đức vì đây là
khu dân cư hiện có thuộc bãi sông
Xuân Quan, Phụng Công, thị trấn
Văn Giang (thuộc cả Hà Nội lẫn
Hưng Yên) đã được xác định trong
Quy hoạch 257.
Về đề nghị hướng dẫn xác định
ranh giới, quy mô, diện tích bờ sông
bãi nổi, Bộ NN&PTNT cho hay ba
khu bãi sông Tàm Xá - Xuân Canh,
Thượng Cát - Liên Mạc, Chu Phan
- Tráng Việt là khu vực được phép
xây dựng và có thể nghiên cứu nhưng
hồ sơ bộ nhận được không có thông
số cụ thể về diện tích quy hoạch xây
dựng tại các khu vực bãi sông nêu
trên. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cho
rằng với bãi Tàm Xá - Xuân Canh,
tổng diện tích đất xây dựng đã vượt
quá đất được xây dựng và chưa quy
hoạch xây dựng về phía tuyến đê
hiện tại theo Quy hoạch 257.
Đối với bãi Thượng Cát - Liên
Mạc, Chu Phan - Tráng Việt, tổng
diện tích đất quy hoạch xây dựng
vượt quá 5% phần diện tích bãi
sông có thể nghiên cứu xây dựng.
Đồng thời, một số diện tích đất quy
hoạch xây dựng nằm ngoài phạm vi
phần bãi sông có thể nghiên cứu xây
dựng theo Quy hoạch 257 là không
phù hợp.•
Khu dan cu Bắc Cầu (quan Long Biên) thuộc diện phải di doi khi thực hiện quy hoạch songHồng. Ảnh: TRỌNGPHÚ
“TP sẽ tập trung hoàn
thiện đồ án với mong
muốn sớm phê duyệt vào
cuối năm 2021, từ đó có cơ
sở để cải tạo chỉnh trang
đô thị, tạo thêm động lực
cho thủ đô phát triển” -
phó chủ tịch UBND TP
Hà Nội cho biết.
10 trường hợp được ra đường trong thời gian Đà Nẵng giãn cách
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook