191-2021 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
U
BND TP.HCM đã ban hành
khung kế hoạch thời gian
năm học. Theo đó, bậc tiểu
học sẽ được hướng dẫn kỹ năng,
phương pháp học, củng cố kiến
thức từ ngày 8-9. Các em sẽ bắt
đầu học kỳ 1 với hình thức học
trên Internet từ ngày 20-9.
Phụ huynh lo lắng
“Nghỉ hè lại dịch bệnh, tôi cho
bé về quê với ông bà. Sắp bước vào
năm học mới, TP cho các con học
online. Trong tình hình hiện nay,
tôi không thể đón bé vào học nhưng
giao bé cho ông bà kèm việc học ở
ngoài kia cũng không hiệu quả. Vì
học online thì phải có bố mẹ kèm
cặp, hướng dẫn. Trong khi đó, xin
cho con học tại địa phương cũng
phức tạp” - chị Loan, sống tại TP
Thủ Đức, bày tỏ.
Tương tự, anh LâmThông, sống
tại Hóc Môn, có con năm nay vào
lớp 1 cho biết tới thời điểmnày chưa
thấy trường thông báo con sẽ học
như thế nào, học lớp nào và chuẩn
bị sách vở ra sao. “Trong điều kiện
hiện nay, việc dạy online là hình
thức hợp lý nhất, tuy nhiên sẽ rất
vất vả. Bởi các con còn quá nhỏ để
có thể tự thao tác trên máy, tự học
một mình, vì thế cần có người nhà
kèm cặp” - anh Thông nói.
Anh Thông chia sẻ thêm, do con
anh đã tiếp cận với việc học online
từ trước nên sẽ dễ dàng tiếp thu
hơn những bạn khác. Để học tốt,
bố mẹ phải cho con làm quen với
phần mềm, phải theo sát con học,
quan sát quá trình con ngồi học,
điều chỉnh chỗ ngồi cho con tốt
nhất để tránh việc con ngồi quá
gần màn hình hoặc sai tư thế. Nếu
có thể thì nên cho bé sử dụng máy
tính bảng, máy tính, không dùng
điện thoại vì màn hình quá nhỏ.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh
khác lại có nỗi lo khi chưa mua
được dụng cụ để hỗ trợ cho việc
học của con. “Tôi chỉ có điện thoại
cùi bắp. Mấy tháng rồi dịch bệnh,
nghỉ làm, không biết lấy đâu ra tiền
mua máy để con học trên Internet”
- một phụ huynh sống tại quận Bình
Thạnh chia sẻ.
Không chỉ học sinh lớp 1, nhiều
phụ huynh lớp 2 cũng lo khi năm
nay con học sách giáo khoa mới
nhưng không được học trực tiếp.
Chị Tuyết Nhung, sống tại quận
8, cho biết đến giờ chị vẫn chưa
mua được sách giáo khoa cho con.
Hiện giáo viên chủ nhiệm có gửi
đường link sách điện tử để phụ
huynh tham khảo thêm.
“Sau một thời gian nghỉ học, con
viết chữ xấu đi nhiều, viết chính tả
sai quá trời. Sắp tới con phải học
trên Internet thì không biết thế nào.
Tôi còn phải đi làm, lo việc nhà nên
sợ không có thời gian hỗ trợ cho
con” - chị Nhung nói thêm.
Nên lùi thời gian nhập học
với lớp 1, 2
Bày tỏ lo lắng, hiệu trưởng một
trường tiểu học tại huyện Củ Chi
cho biết mọi thứ cho năm học mới
còn rất ngổn ngang, chưa kể sắp tới
các con còn phải học trên Internet.
Việc học này đối với học sinh lớp
1, lớp 2 sẽ rất căng.
Vị này cho biết nhà trường mới
tuyển sinh đầu cấp được 80%. Hiện
trường đang phải liên hệ với khu
phố để rà soát, bổ sung thêm.
“Để chuẩn bị cho việc dạy học
trên Internet, trường đang chốt
số lượng xem đã tuyển được bao
nhiêu em để chia lớp. Từ đó dựa
trên số điện thoại, giáo viên sẽ tạo
group Zalo thông báo tình hình cho
phụ huynh, qua đó hướng dẫn phụ
huynh cách học. Tuy nhiên, việc
này không đơn giản bởi với lớp 1,
giáo viên và học trò chưa biết mặt
nhau sao dạy. Giáo viên có tiếp cận
học sinh mới nắm được tư chất của
các em, từ đó có phương pháp tác
động phù hợp. Hơn nữa khu vực
này phụ huynh đều là dân lao động,
không rành về công nghệ, lại không
có công cụ để hỗ trợ cho việc học.
Dịch bệnh kéo dài, họ đang phải
lo ăn từng bữa, sao có thể chuyên
tâm lo cho con. Do đó, đối với lớp
1, 2 nên cho các con học chậm lại.
Đến tháng 10 khi dịch ổn, các con
đến trường học tập trung sẽ tốt
hơn vì kiến thức cũng không quá
nhiều” - vị này chia sẻ thêm.
Cùng nỗi lo, ông Phan Văn Cư,
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh
Lộc 1, huyện Bình Chánh, cho biết
trường đang có ba giáo viên bị F0,
một số giáo viên khác đang tham
gia đội tình nguyện chống dịch tại
địa phương. Đến nay, trường mới
tuyển được 80%học sinh lớp 1, đây
cũng là tình trạng chung của huyện.
“Tất cả mọi thứ đều đang rối bời,
Con trai anhLâmThôngđang tậphọconline trênmáy tínhbảng. Ảnh: LT
Ba phương án năm học mới
- Phương án 1: Tình hình dịch được TP khống chế tốt, đến ngày 15-9
được kiểm soát, các cơ sở giáo dục được bàn giao. Trường học tổ chức
dạy - học trênmôi trường Internet trong thời gianđầunămhọc (4-6 tuần).
Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phimbài giảng và đưa lên Internet để
giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ. Tùy trường hợp cụ thể, nhất
là khi các trường được bàn giao, sẽ tổ chức dạy - học trực tiếp.
- Phương án 2: Tình hình dịch được TP khống chế và kiểm soát từ cuối
tháng 9. Từ tháng 10, các cơ sở được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng
chống dịch. Trường học tổ chức dạy - học trênmôi trường Internet trong
thời gian đầu nămhọc (6-10 tuần). Tùy trường hợp cụ thể sẽ tổ chức dạy
học trực tiếp. Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16, có thể sẽ ưu tiên lớp
1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối
khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
- Phương án 3: Tình hình dịch diễn biến phức tạp, đến cuối năm 2021,
TP mới khống chế và kiểm soát tốt. Trường học tổ chức dạy học trên
Internet trong thời gian học kỳ 1 năm học 2021-2022. Riêng lớp 1, sẽ
xây dựng các đoạn phim bài giảng để phụ huynh tương tác, hướng dẫn
trẻ. Tùy trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy học trực tiếp, có thể sẽ ưu tiên
lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các
khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
Bộ GD&ĐT vừa có Công văn 3403/BGDĐT-TCCB trả
lời cho Công văn 35/ĐHSPKT-HĐT của Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật (SPKT) TP.HCM.
Cụ thể, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 2787/
BGDĐT-TCCB về việc không công nhận hiệu trưởng theo
đề nghị của Hội đồng trường Trường ĐH SPKT TP.HCM
đối với PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, nhà trường đã có
công văn giải trình (Công văn 35/ĐHSPKT-HĐT) các vấn
đề theo yêu cầu từ Bộ GD&ĐT. 
Sau khi nhận được công văn giải trình từ phía Hội đồng
trường Trường ĐH SPKT TP.HCM, Bộ GD&ĐT có công
văn phúc đáp do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ký, đề cập
ba vấn đề sau: 
Yêu cầu Trường ĐH SPKT TP.HCM thực hiện nghiêm
Nghị quyết 209 ngày 24-6-2021 của Ban cán sự đảng Bộ
GD&ĐT về công tác cán bộ của trường và Công văn 2787
ngày 6-7-2021 của Bộ GD&ĐT;
Hội đồng trường xem xét trách nhiệm của chủ tịch hội
đồng trường trong việc ký Thông báo 07/TB-HĐT ngày
16-3-2021 không đúng với quy định, báo cáo Bộ GD&ĐT
trước ngày 31-8.
Trường ĐH SPKT TP.HCM cần giải quyết dứt điểm đơn
thư của viên chức theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành; xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra
sai phạm (nếu có); báo cáo Bộ GD&ĐT ngay sau khi có
kết quả giải quyết.
TX
Đời sống xã hội -
ThứHai 23-8-2021
Lớp 1, 2 học online: Bộn bề lo âu
Nhiều phụ huynh lo lắng trước việc học online cho học sinh lớp 1, 2, không biết các con sẽ học như thế nào?
Trường học cũng băn khoăn làm sao việc dạy trở nên hiệu quả trong tình hình hiện nay.
sắp tới các con phải học trực tuyến.
Nhà trường cũng đang chuẩn bị ghi
hình theo chỉ đạo của sở nhưng tôi
lo nhất là học sinh lớp 1, 2. Năm
ngoái, việc dạy học online đã triển
khai nhưng ở giai đoạn cuối kỳ, năm
nay thực hiện ngay từ đầu năm học
khi cô và trò chưa tiếp cận nhau
nên rất khó để có thể đạt hiệu quả.
Tôi chỉmongdịchổn, theophương
án của sở, học sinh các lớp 3, 4, 5
tiếp tục học trực tuyến; lớp 1, 2 sẽ
đến trường học trực tiếp, thực hiện
chia nhỏ lớp thì tốt hơn. Bởi lứa tuổi
các em, chỉ có học tập trung mới
phát huy hiệu quả” - ông Cư bày tỏ.
Đề cập đến vấn đề này, hiệu
trưởng một trường tiểu học tại TP
Thủ Đức cho hay trường đang chỉ
đạo giáo viên lập group Zalo để
liên hệ với phụ huynh. Trong tuần
này, giáo viên sẽ gửi đến phụ huynh
bảng khảo sát về việc học online,
như phụ huynh biết phần mềm dạy
học nào, gia đình có phương tiện
gì để hỗ trợ con, phụ huynh rảnh
thời gian nào để học cùng con…
Từ đó, trường sẽ tổng hợp để đưa
ra phương án dạy học phù hợp nhất.
Vị hiệu trưởng này thừa nhận
dạy online đối với lớp 1 ngay từ
thời điểm đầu năm chồng chất khó
khăn. Vì các em giống như một tờ
giấy trắng, các em cần được giáo
viên cầm tay chỉ việc từ việc cầm
bút, cách ngồi, cách viết chữ. Tuy
nhiên, giờ đây cô trò chỉ giao tiếp
qua màn hình nên việc tiếp thu kiến
thức không phải dễ dàng.
“Điều tôi lo nhất là những gia
đình không có phương tiện để học
mà trường hợp này ở trường tôi
không hiếm. Thậm chí, có những
em chỉ sống với ông bà nội/ngoại
vì bố mẹ ly hôn. Tôi không biết các
con sẽ học như thế nào. Với trường
hợp trên, tôi có thể in tài liệu ra bản
giấy nhờ dân phòng đưa đến cho các
em. Tuy nhiên, ai sẽ là người hướng
dẫn các emcách học. Đó cũng là vấn
đề” - vị này băn khoăn.•
Yêu cầu xem xét trách nhiệm của chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
“Điều tôi lo nhất là
những gia đình không
có phương tiện để học
mà trường hợp này ở
trường tôi không hiếm.
Thậm chí, có những em
chỉ sống với ông bà nội/
ngoại vì bố mẹ ly hôn.”
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook