191-2021 - page 6

6
Thời sự -
ThứHai23-8-2021
phải đóng từ đủ sáu tháng trở lên
trong 12 tháng trước khi sinh con;
2) Người chồng của người mẹ nhờ
mang thai hộ phải đóng BHXH từ
đủ sáu tháng trở lên trong 12 tháng
tính đến thời điểm nhận con.
Liên quan đến chế độ thai sản
dành cho lao động nam khi vợ
sinh con, Thông tư 06/2021 đã bổ
sung một quy định quan trọng làm
rõ trường hợp lao động nào được
hưởng loại trợ cấp này.
Theo đó, người mẹ tham gia
BHXH nhưng không đủ điều kiện
hưởng chế độ thai sản khi sinh con,
mà người cha đã đóng BHXH từ đủ
sáu tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con thì người
cha được hưởng trợ cấp một lần
khi sinh con theo mức trợ cấp một
lần = hai tháng lương cơ sở/con.
Như vậy, trường hợp cả hai
vợ chồng cùng tham gia BHXH
mà người vợ không đủ điều kiện
hưởng chế độ thai sản thì người
chồng đóng BHXH đủ sáu tháng
trong 12 tháng trước khi sinh con
sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi
sinh con bằng hai tháng lương cơ
sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Ngoài ra, Thông tư 06/2021 cũng
bổ sung quy định về thời gian nghỉ
thai sản đối với lao động nam khi vợ
sinh con. Theo đó, nếu nghỉ nhiều
lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc
của lần cuối cùng vẫn phải trong
khoảng thời gian 30 ngày đầu kể
từ ngày vợ sinh con và tổng thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản không quá thời gian quy định.
Chế độ thai sản
khi sinh đôi trở lên
Khoản 6Điều 1Thông tư 06/2021
quy định trường hợp lao động nữ
mang thai đôi trở lên mà khi sinh
nếu có con bị chết hoặc chết lưu
thì thời gian hưởng trợ cấp thai
sản khi sinh con và trợ cấp một
lần khi sinh con được tính theo số
con được sinh ra, bao gồm cả con
bị chết hoặc chết lưu.
Như vậy, chế độ thai sản được
tính theo số lượng con mà lao động
nữ đã sinh ra, không kể còn sống
hay đã chết.
Hiện nay, theo khoản 3 Điều
10 Thông tư 59/2015 thì lao
động mang thai đôi trở lên mà
khi sinh nếu có thai bị chết hoặc
chết lưu thì chế độ thai sản chỉ
giải quyết đối với con còn sống
nhưng thời gian nghỉ việc hưởng
chế độ vẫn được tính theo số con
được sinh ra.
Điều kiện hưởng chế độ
dưỡng sức sau sinh
Theo khoản 1Điều 41Luật BHXH
năm 2014, lao động nữ ngay sau
thời gian hưởng chế độ thai sản,
TRÚCPHƯƠNG
T
ừ ngày 1-9, Thông tư 06/2021
của Bộ LĐ-TB&XH sẽ có hiệu
lực. Thông tư 06/2021 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư
59/2015, hướng dẫn một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH)
về BHXH bắt buộc.
Chúng tôi xin giới thiệu đến
bạn đọc những điểm mới quan
trọng được quy định tại Thông tư
06/2021 về chế độ BHXH đối với
lao động, lao động nữ mang thai.
Thêm trường hợp
chồng được hưởng trợ cấp
khi vợ sinh con
Theo Thông tư 59/2015, người
chồng được nhận trợ cấp một lần
khi vợ sinh con nếu thuộc một
trong hai trường hợp sau: 1) Chỉ
có cha tham gia BHXH thì cha
Từ ngày 1-9, nhiều quy địnhmới có lợi cho người lao động thamgia bảo hiểmxã hội bắt buộc sẽ có hiệu lực.
(Ảnh chụp trước thời điểmdịch COVID-19) Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
trong khoảng thời gian 30 ngày đầu
làm việc mà sức khỏe chưa phục
hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe 5-10 ngày.
Theo khoản 8 Điều 1 Thông tư
06/2021, khoảng thời gian 30 ngày
đầu làm việc được xác định tính từ
ngày hết thời hạn được hưởng chế
độ thai sản mà sức khỏe của người
lao động chưa phục hồi.
Hiện Thông tư 59/2015 không
hướng dẫn về cách tính đối với
khoảng thời gian này.
Thay đổi về tiền lương tính
hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư
06/2021, người lao động tham gia
BHXH bắt buộc khi bị ốm đau, tai
nạn (không phải tai nạn lao động),
nghỉ việc chăm con dưới bảy tuổi
bệnh từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng (bao gồm cả trường
hợp nghỉ việc không hưởng tiền
lương) thì mức hưởng chế độ ốm
đau được tính trên cơ sở mức lương
đóng BHXH của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc.
Thậm chí, nếu các tháng liền
kề tiếp theo người lao động vẫn
tiếp tục bệnh và phải nghỉ việc thì
mức hưởng chế độ ốm đau được
tính trên tiền lương tháng làm căn
cứ đóng BHXH của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc.
Hiện nay, mức hưởng chế độ ốm
đau được tính trên tiền lương tháng
làm căn cứ đóng BHXH của chính
tháng người lao động nghỉ bệnh.•
Người mẹ tham gia
BHXH nhưng không
đủ điều kiện hưởng chế
độ thai sản khi sinh con
mà người cha đã đóng
BHXH từ đủ sáu tháng
trở lên trong thời gian
12 tháng trước khi sinh
con thì người cha được
hưởng trợ cấp một lần.
Trảhồsơvụnữtrưởngđoànthanhtra“vòi tiền”doanhnghiệp
Ngày 22-8, nguồn tin cho biết TAND tỉnh Vĩnh Phúc
vừa đưa ra xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ nữ
trưởng đoàn thanh tra “vòi tiền” doanh nghiệp.
Theo đó, bốn bị cáo bị đưa ra xét xử về tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gồm: Nguyễn
Thị Kim Anh (cựu phó trưởng Phòng Phòng chống tham
nhũng, Thanh tra Bộ Xây dựng), Đặng Hải Anh (cựu
chuyên viên Phòng Thanh tra xây dựng 2), Nguyễn Thị
Kim Liên (cựu cán bộ Phòng Thanh tra xây dựng 3) và
Nguyễn Thùy Linh (cựu cán bộ Phòng Giám sát, kiểm tra
và xử lý sau thanh tra).
Tuy nhiên, sau khoảng nửa ngày làm việc, HĐXX đã
quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vì cho rằng
cần xem xét lại tội danh đối với các bị cáo.
Trước đó, hồi tháng 1-2021, TAND tỉnh Vĩnh Phúc
từng mở phiên tòa để xét xử vụ án này nhưng phải hoãn vì
nhiều người vắng mặt không lý do.
Theo hồ sơ, giữa tháng 6-2019, Nguyễn Thị Kim Anh
cùng Đặng Hải Anh bị bắt quả tang có hành vi nhận tiền
trong quá trình thanh tra công tác quy hoạch, cấp phép,
quản lý xây dựng tại một số dự án ở huyện Vĩnh Tường
(Vĩnh Phúc).
Việc nhận tiền này xuất phát từ động cơ vụ lợi. Bị cáo
Kim Anh dù biết rõ UBND huyện Vĩnh Tường, UBND
các xã, thị trấn không phải là đối tượng thanh tra và không
được thanh tra đối với các dự án, công trình xây dựng
do cấp xã làm chủ đầu tư nhưng vẫn dùng danh nghĩa cá
nhân để yêu cầu báo cáo về các dự án, công trình trên.
Theo cơ quan tố tụng, bị cáo đã không nói rõ đối tượng
thanh tra mà chỉ nêu chung chung về nội dung, phạm vi
thanh tra nhằm mục đích che giấu việc thanh tra vượt
thẩm quyền, phạm vi (ngoài công vụ). Tiếp đó, đoàn thanh
tra gồm bốn người đã bàn bạc, phân công nhiệm vụ cụ thể
trong việc yêu cầu 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh
Tường cung cấp hồ sơ dự án.
Quá trình làm việc, các bị cáo không lập biên bản làm
việc, biên bản xác minh, thậm chí chỉnh sửa kết quả kiểm
tra của các thành viên rồi gửi dự thảo biên bản cho các
chủ đầu tư, doanh nghiệp. Từ đó các bị cáo ép buộc, yêu
cầu các chủ đầu tư, doanh nghiệp phải đưa tiền để bỏ qua
hoặc giảm nhẹ các lỗi vi phạm.
Nhóm cựu cán bộ thanh tra bị cáo buộc chiếm đoạt số
tiền hơn 2 tỉ đồng từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc. Trong đó, cá nhân Nguyễn Thị Kim Anh
chiếm đoạt hơn 1,3 tỉ đồng.
TUYẾN PHAN
5 quyền lợi
mới về BHXH
của người lao
động từ 1-9
Từ ngày 1-9, nhiều quy địnhmới có lợi
cho người lao động thamgia bảo hiểmxã hội
bắt buộc được quy định tạiThông tư 06/2021
của Bộ LĐ-TB&XH sẽ có hiệu lực.
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2021 sửa đổi khoản 1
Điều 2Thông tư 59/2015, bổ sungmột đối tượng được
tham gia BHXH bắt buộc là:
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường,
thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động
quy định tại điểma và điểmb khoản 1Điều 2 Luật BHXH
thì thamgia BHXHbắt buộc theo đối tượng quy định tại
điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.
Tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH quy định
người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, hợpđồng laođộngxác định thời hạn, hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn từđủba thángđếndưới 12 tháng,
kể cảhợpđồng laođộngđược ký kết giữangười sửdụng
lao động với người đại diện theo pháp luật của người
dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làmviệc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ một tháng đến dưới ba tháng.
Như vậy, trường hợp người hoạt động không chuyên
trách ở xã, phường, thị trấn mà đồng thời là người làm
việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một
tháng đến dưới ba tháng, hợp đồng lao động không
thời hạn…thì được thamgia BHXHbắt buộc theonhóm
đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng.
Thêm một đối tượng tham gia BHXH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook