191-2021 - page 14

14
Thể thao -
ThứHai 23-8-2021
HA Gia Lai không có cúp vẫn đá giải
AFC Champions League
Ngay trong tuần này, VPF tổ chức cuộc họp trực tuyến
với các CLB thông báo nghị quyết của VFF và cần sự đồng
thuận những nội dung chính. Theo đó, với việc mùa giải
2021 dừng lại, VFF sẽ công nhận vị trí hiện tại trên bảng xếp
hạng V-League để xác định các đội tham gia thi đấu AFC
Champions League và AFC Cup. Theo đó, HA Gia Lai đang
dẫn đầu sau 12 vòng đấu sẽ chơi AFC Champions League,
đội hạng nhìViettel thi đấuAFCCup, cùng đội hạng baThan
Quảng Ninh (do không có nhà vô địch Cúp Quốc gia). Cuộc
chơi tạm dừng mà không có cúp vô địch cho HA Gia Lai vì
chưa đi hết chặng đường, không có đội hạngNhất lên hạng
và không có đội V-League xuống hạng. BầuĐức cũng tiết lộ
không lấy gì làmbuồn phiền, không đá giải này thì chờmùa
giải sau, còn hiện tại ưu tiên lớn nhất là chung tay cùng cả
nước lo chống dịch bệnh COVID-19. Ông bầu phố núi cho
biết hoàn toàn ủng hộ phương án hủy giải.
TT
Khi VPF bị trên đe
dưới búa...
CÔNG TUẤN
H
ồi đầu tháng 8, VPF sau
khi tham khảo ý kiến
của 27 CLB chuyên
nghiệp (V-League và hạng
Nhất) về việc có tiếp tục tổ
chức các giải bóng đá 2021
thì nhận lại phản hồi có hơn
50% (quá bán) chấp thuận
phương án của VPF. Theo
đó, giải hạng Nhất sẽ tái khởi
động từ ngày 20-11-2021
cho đến tháng 3-2022, còn
V-League và Cúp Quốc gia
hoãn đến tháng 2-2022.
Với số đông CLB tán thành
hoặc không có ý kiến, VPF
nhanh nhảu trình VFF ký
quyết định tiếp tục tổ chức các
giải bóng đá chuyên nghiệp
quốc gia vào ngày 6-8. Tuy
nhiên, VPF rất khôn khéo
lảng tránh ý kiến của tám đội
bóng V-League (trong tổng
số 14 đội) phản đối kế hoạch
của mình, nghĩa là chỉ có sáu
CLB đồng tình hoặc không có
ý kiến, đồng nghĩa với mặc
định chấp nhận phương án
của VPF.
Lập luận chống chế của
VPF là nếu các giải đấu của
mùa giải năm 2021 bị hủy
sẽ dẫn đến những hệ lụy
nghiêm trọng: Đối với Công
ty VPF phải bồi thường các
hợp đồng tài trợ đã ký; khả
năng sẽ không kêu gọi được
tài trợ cho các mùa giải sau;
đối với nền bóng đáViệt Nam
bị ảnh hưởng không nhỏ bởi
chất lượng cầu thủ tham gia
các giải đấu mang tầm quốc
tế sẽ bị giảm sút đáng kể…
VPF cũng có đề cập đến
Trần Hoàn to tiếng chỉ trích
VPF: “CLB nào đã đượcVPF
hỏi han, động viên một lời
khi quyết định dời giải đấu?
Khi quyết định dời giải đấu,
VPF đã làm khổ cho các đội
bóng, đó là một quyết định
“sống chết mặc bây, tiền thầy
bỏ túi”…
Ông Hoàn rất nhanh chóng
đặt cược một canh bạc lớn
cho VPF bằng giấy trắng
mực đen hẳn hoi: Nếu giải
đến tháng 2-2022 chưa thi
đấu lại, VPF phải hỗ trợ tài
chính cho CLB Hải Phòng là
20 tỉ đồng (khoảng 30% kinh
phí). Ngược lại, nếu đến tháng
2-2022 diễn ra giải, CLB Hải
Phòng tiếp tục chơi và sẵn
sàng trả kinh phí này.
Cũng trong ngày 20-8, CLB
Nam Định gửi đơn đề xuất
VPF có cách hỗ trợ khó khăn,
với việc nghỉ thi đấu hơn nửa
năm thì cần thêm 15 tỉ đồng.
Giả sửV-League lăn bóng vào
tháng 2-2022 đúng như dự báo
của VPF thì phải được hỗ trợ
30% kinh phí hoạt động và
nếu không đá thì VPF cần hỗ
trợ 50% thiệt hại.
Mới chỉ có hai CLB nói rất
rõ thực tế tình hình của mình,
đủ làmVPFđau đầu, huống hồ
12 đội bóng còn lại cũng yêu
cầu tương tự thì biết những
thiệt thòi họ gánh chịu không
đơn giản như cách nghĩ của
các nhà tổ chức.
Một ngày sau khi có những
lá đơn cầu cứu của các CLB,
Ban chấp hành VFF vội vã
nhóm họp ngày 21-8 rồi ra
nghị quyết: Hủy giải.•
Một ngày sau khi các CLB gửi đơn đề nghị các nhà tổ chức VPF hỗ trợ
kinh phí hoạt động trong hơn nửa nămhoãn V-League,Thường trực và
Ban chấp hành VFF quyết định hủy giải.
Hủy giải làmongmuốn của các CLB, dù sẽ có đội tiếc nuối nhưHAGia Lai đang có cơ hội vô địch
haymột đội có khả năng xuống hạng như Sài Gòn FCmừng thầm. Ảnh: XUÂNHUY
thiệt hại đối với CLB rất nhỏ
là bồi thường hợp đồng tài trợ
nhưng rất thiếu sự hiểu biết
sâu sát về những chi phí phát
sinh về lương, tiền lót tay,
duy trì sinh hoạt cho một bộ
máy khổng lồ.
Mọi sự rắc rối củaVPF xuất
phát từ chính thói quen áp đặt
khiến nhiều CLB rải rác lên
tiếng phản ứngmạnhmẽ. Chủ
tịch CLB Hải Phòng - Văn
Campuchiakhoe sân
bónghiệnđại hướng
đếnđăng cai AFFCup
Tháng 10 này Campuchia sẽ có lễ chuyển giao
thật hoành tráng khu phức hợp thể thao phục vụ
SEA Games 32 - 2023 giữa tập đoàn xây dựng của
Trung Quốc với Campuchia.
Tổ hợp thể thao có tên đầy đủ Morodok Techno
Sport Complex, trong đó có sân vận động quốc gia
có sức chứa 75.000 khán giả, đứng thứ ba Đông
Nam Á (sau sân Bukit Jalil của Malaysia và Bung
Karno của Indonesia) nhưng là sân bóng hiện đại
nhất. Mặt cỏ được đảm bảo là tuyệt vời nhất qua
việc thi công lắp đặt cỏ chỉ lai tạo thích hợp với khí
hậu nóng ẩm Đông Nam Á. Bên cạnh đó là các hạng
mục thi đấu điền kinh đạt chuẩn quốc tế.
Ngoài sân chính, tổ hợp còn có các nhà thi đấu
cầu lông, bóng bàn, thể dục, bóng chuyền, quyền
Anh, vật, bóng rổ, hệ thống bể bơi bao gồm hồ thi
đấu và làm nóng…
Toàn bộ tổ hợp này tọa lạc trên mảnh đất có
diện tích 85 ha cách trung tâm thủ đô Phnom Penh
15 km về hướng đông bắc. Quanh tổ hợp là khu
nhà năm tầng có các phòng chức năng với tổng
cộng 1.300 phòng, khách sạn, siêu thị, các cửa
hiệu thể thao, bảo tàng thể thao, nhà hàng… Cách
tổ hợp vài trăm mét là làng VĐV hiện đại với đầy
đủ tiện nghi.
Tất cả những con đường đến tổ hợp thể thao và
làng VĐV đều có hệ thống giao thông mới và hiện
đại, đáp ứng cho sự kiện thể thao quốc tế không chỉ
Đông Nam Á mà cả châu Á.
Công trình này được khởi công năm 2013 có tổng
giá trị đầu tư 160 triệu USD, do công ty thuộc sở
hữu nhà nước Trung Quốc thi công.
Nhân thời điểm hoàn thành tổ hợp Morodok rất
đẹp này mà các cơ quan cấp bộ Campuchia cũng
như LĐBĐ Campuchia đã thống nhất đi đến việc
thực hiện lễ bàn giao rất hoành tráng, cũng là một
cách tự giới thiệu để kêu gọi xin đăng cai AFF Cup
nếu phải thi đấu tập trung do tình hình dịch bệnh ở
Đông Nam Á.
Nhiều thông tin cho biết phía Campuchia đang nỗ
lực và làm đủ mọi cách để thuyết phục LĐBĐ Đông
Nam Á đưa AFF Cup về sân bóng hiện đại nhất
Đông Nam Á này và đó cũng là hình thức giới thiệu
sân bóng được xem là niềm tự hào của Campuchia.
Cũng cần biết chủ tịch LĐBĐ Đông Nam Á
(AFF) hiện nay là ông Khiev Sameth cũng là
người Campuchia nên việc đưa AFF Cup về càng
gần hơn nữa.
DUY ÂN
VPF rất khôn khéo
lảng tránh ý kiến
của tám đội bóng
V-League (trong tổng
số 14 đội) phản đối
kế hoạch của mình.
Thể thao người khuyết tật Việt Nam hy vọng gì tại Paralympic Tokyo?
Tổ hợp thể thaoMorodok của Campuchia hiện đại nhất
ĐôngNamÁ cơ bản đã hoàn tất. Ảnh: GETTY IMAGES
Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam
gồm bảy VĐV đã có mặt tại Tokyo và chuẩn
bị tranh tài tại Paralympic. Các môn đấu của
đoàn Việt Nam gồm điền kinh, bơi và cử tạ.
Theo chia sẻ của các thành viên trong đoàn
thì khi đặt chân đến Nhật, đoàn Việt Nam đã
gặp được sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt
đang sinh sống, làm việc tại Nhật.
So với Paralympic trước tại Rio thì lần
này hy vọng của đoàn thể thao ít hơn do điều
kiện đầu tư lẫn tập luyện, nhất là trong giai
đoạn phải đối phó với dịch bệnh. Niềm hy
vọng số một Lê Văn Công (môn cử tạ) từng
là nhà vô địch và giữ kỷ lục Paralympic cũng
khó có hy vọng khi suốt thời gian qua anh
phải tập luyện trong điều kiện chờ hồi phục
chấn thương hoàn toàn và ít được đầu tư.
Một thông tin cho biết bản thân Công khi tập
cũng không dám nâng thử những mức tạ xấp
xỉ thành tích của anh tại Rio do sợ tái phát
chấn thương. Điều này khiến hy vọng tái lập
thành tích như năm năm trước sẽ cực khó.
Ngay cả tay bơi Võ Thanh Tùng cũng
không mấy lạc quan trong lần tham dự này
với hy vọng mong manh vào thành tích cũ đã
là thành công so với điều kiện tập luyện và
đầu tư như vừa qua.
Ngày 24-8, đoàn Việt Nam sẽ tham dự lễ
khai mạc và chính thức bước vào các cuộc
tranh tài tại Paralympic Tokyo.
Đ.TR
Lê Văn Công tại Tokyo. Ảnh: TTVN
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook