191-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai23-8-2021
tiền bồi dưỡng họp, hội thảo…
TheoTSPhươngDiệp, Nghị quyết
27 nêu khá rõ là sẽ giao khoán quỹ
lương cho cơ quan, đơn vị chi trả.
Do đó, để việc chi trả đạt hiệu quả
thì nên trao quyền tự quyết cho đơn
vị công lập chưa tự chủ.
Mặt khác, TS Diệp cũng cho
rằng việc bỏ các khoản chi ngoài
lương cần phải cân đối với sự tăng
lên tương xứng của tiền lương để
đáp ứng được nhu cầu đời sống
của cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang. Nếu không cân
nhắc và tính toán thỏa đáng thì sẽ
làm xuất hiện tình trạng chảy nhân
lực từ khu vực nhà nước sang khu
vực ngoài nhà nước.•
TAND Tối cao vừa ban hành Công văn 02/TANDTC-
PC ngày 2-8, giải đáp một số vướng mắc khi xét xử, trong
đó có nêu một số vấn đề trong giải quyết các vụ án dân sự.
Một vướng mắc được nhiều tòa án nêu ra là tòa có được
thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện về việc buộc người
chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) không.
Bởi lẽ theo Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày
21-9-2011 của TAND Tối cao, về thẩm quyền giải
quyết các yêu cầu trả lại GCN quyền sở hữu tài sản thì
GCNQSDĐ không phải là giấy tờ có giá, nếu có yêu cầu
tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ
này thì tòa không thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015 thì “tòa
án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do
chưa có điều luật áp dụng”.
Về vấn đề này, TAND Tối cao giải đáp:
Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2010 quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác
nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá
với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất
định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định
giấy tờ có giá là: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận
QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
hợp pháp của người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Mục 1 Phần I Công văn 02/GĐ-TANDTC ngày
19-9-2016 của TAND Tối cao giải đáp một số vấn đề về tố
tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn: “GCNQSDĐ
là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính
2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”.
Theo đó, GCNQSDĐ là quyết định hành chính, không
phải là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ” cho nên
không phải là giấy tờ có giá. Do vậy, hướng dẫn tại Công
văn 141/TANDTC-KHXX xác định GCNQSDĐ không
phải là giấy tờ có giá vẫn phù hợp với Bộ luật Dân sự
2015 và các quy định pháp luật khác đang có hiệu lực.
Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu,
chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có
hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành
vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, nếu có yêu cầu tòa án giải quyết buộc người
chiếm giữ trả lại GCNQSDĐ, chấm dứt hành vi cản trở
thực hiện quyền của người sử dụng đất thì TAND sẽ thụ
lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 26 BLTTDS
2015.
NGÂN NGA
TRÚCPHƯƠNG
T
heo Nghị quyết 27/2018 của
Bộ Chính trị về cải cách chính
sách tiền lương được thực
hiện từ tháng 7-2022, tiền lương
của cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang sẽ được trả
theo vị trí việc làm.
Cách tính lương theo lương cơ
sở và hệ số lương như hiện nay sẽ
bị bãi bỏ, thay vào đó là các bảng
lương mới phản ánh đúng năng lực
và khả năng đáp ứng công việc của
cán bộ, công chức, viên chức…
Nhận lương theo
chất lượng công việc
Về tinh thần cải cách tiền lương
tại Nghị quyết 27, TS Đoàn Thị
Phương Diệp, giảng viên Trường
ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, nhận
định: Nghị quyết 27 sẽ mang lại
những cải tiến về tiền lương mạnh
mẽ trong khu vực nhà nước.
Hiện tại, việc trả lương cho người
làm việc tại các doanh nghiệp (DN),
tổ chức ngoài nhà nước và việc trả
lương cho cán bộ, công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang có sự khác
nhau. Cụ thể là cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang sẽ
được trả lương trên cơ sở ngạch,
bậc được quy định trong các bảng
lương do Nhà nước quy định.
Trong khi đó, ở khu vực ngoài
nhà nước, tiền lương trả cho người
lao động theo thang, bảng lương do
DN xây dựng trên cơ sở thỏa thuận
dựa vào năng lực, yêu cầu và mức
độ đáp ứng công việc của người lao
động cũng nhưmức độ phức tạp của
công việc/nghề nghiệp.
Theo Nghị quyết 27, cơ cấu tiền
lương mới của cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang được
tính toán với 70% tổng quỹ lương là
lương cơ bản, 30% tổng quỹ lương
là các khoản phụ cấp và bổ sung
tiền thưởng.
Đặc biệt, lương được trả không
theo thâm niên mà theo chất lượng
lao động và công việc sẽ giúp cho
cơ cấu tiền lương khu vực nhà nước
gần hơn với khu vực ngoài nhà nước.
Cán bộ giải
quyết thủ tục
hành chính
cho người
dân tại Bộ
phận tiếp
nhận và trả
kết quả khu
vực 3, TP Thủ
Đức, TP.HCM.
Ảnh:
HOÀNGGIANG
Cách tính lương mới
từ tháng 7-2022 sẽ kích
thích cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ
trang sáng tạo, nỗ lực
nhiều hơn cho công việc,
vì có đạt được kết quả tốt
thì thu nhập mới cao.
Làmgì khi bị chiếmgiữgiấy chứngnhậnquyền sửdụngđất?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, không phải là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ”,
nếu kiện đòi lại giấy bị chiếmgiữ thì tòa sẽ thụ lý.
Từ tháng 7-2022, công chức không
được hưởng thu nhập ngoài lương
Nghị quyết 27/2018 của Bộ Chính trị hướng đến khoán quỹ lương; bãi bỏ các khoản chi ngoài lương
của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có nguồn gốc từ ngân sách.
“Đây là một chủ trương đúng đắn
trong bối cảnh hiện đại hóa bộ máy
nhà nước như hiện nay. Cách tính
lương mới này sẽ kích thích cán bộ,
công chức, viên chức, lực lượng vũ
trang sáng tạo, nỗ lực nhiều hơn
cho công việc, vì có đạt được kết
quả tốt thì thu nhập mới cao” - TS
Phương Diệp nhận xét.
Cần giao quyền tự quyết
cho đơn vị công lập
Nghị quyết 27 cũng hướng đến
thực hiện khoán quỹ lương gắn với
mục tiêu tinh giản biên chế cho các
cơ quan, đơn vị; đồng thời bãi bỏ
các khoản chi ngoài lương của cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng
vũ trang có nguồn gốc từ ngân sách
như tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi
dưỡng xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật, đề án; hội thảo...
Về vấn đề này, TS Đoàn Thị
Phương Diệp cho rằng hiện nay
không ít đơn vị sự nghiệp công lập
tự chủ đã không còn chi các khoản
Tiêu điểm
Lương tối thiểu vùng
bảo đảm mức sống tối
thiểu của người lao động
TheoNghị quyết 27,mức lương
tối thiểu vùngphải bảođảmmức
sống tối thiểu củangười laođộng
và gia đình họ.
Mức lương tối thiểu vùng dựa
vào mối quan hệ với các yếu tố
của thị trường lao động và phát
triển kinh tế - xã hội (cung - cầu
laođộng, tốc độ tăng trưởng kinh
tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất
lao động, việc làm, thất nghiệp,
khả năng chi trả của DN...).
CácDN(kểcảDN100%vốnnhà
nước) được tự quyết chính sách
tiền lương và trả lương không
thấp hơnmức lương tối thiểu do
Nhà nước công bố.
Chiều 17-8, trongphiênhọp thứ2 củaỦy banThường
vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn
mạnh dứt khoát cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2022
vì lương là một nội dung để kích thích kinh tế, đầu tư.
Chủ tịchQuốc hội nêu rõ: Nghị quyết của trung ương
đã khẳng định khi thực hiện cải cách tiền lương thì tất
cả cơ chế đặc thù phải được bãi bỏ, không thể có công
chức loại 1, loại 2, loại 3 nữa.
Về vấnđềdịchbệnhCOVID-19 ảnhhưởngđếnnguồn
tài chính để cải cách tiền lương, Chủ tịch Quốc hội cho
rằng: “Quyết tâm vẫn làm được vì vẫn còn nguồn dư
cho cải cách tiền lương”.
Đồng thời, theo Nghị quyết Kế hoạch tài chính và
vay trả nợ năm năm (2021-2025), Quốc hội cũng yêu
cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để tăng lương hưu,
lương cơ sở từ ngày 1-7-2022.
(Theo
TTXVN
)
Không có công chức loại 1, 2, 3 từ tháng 7-2022
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook