214-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy18-9-2021
Tiêu điểm
Kinh nghiệm từ Singapore
Từ năm 2002, Singapore đã đầu tư vào hệ thống giao thông
công cộng hơn 17 tỉ đô la Singapore. Chính phủ nước này đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường hầm tàu ​điện ngầm, các
ga đường sắt, hệ thống báo hiệu tàu hỏa, trạm xe buýt…
Chính phủ Singapore cũng đưa ra nhiều kế hoạch trợ giá
vé cho học sinh, sinh viên, người dân có thu nhập thấp, người
khuyết tật…, đồng thời cũng có các biện pháp giúp họ thích
nghi với việc tăng giá vé.
Sự hỗ trợ về mặt tài chính của nước này đã góp phần giữ
mức giá vé giao thông công cộng ở mức chấp nhận được. Các
công ty khai thác vận tải công cộng chịu chi phí hoạt động
trong việc vận hành hệ thống và những chi phí này được thu
hồi chủ yếu từ việc bán vé.
Nhờ đó, hệ thống vận tải hành khách công cộng đã đóng vai
trò chủ đạo trong hệ thống giao thông đô thị của Singapore.
Cụ thể, đường sắt đô thị đảm nhận 3,4 triệu chuyến đi/ngày
đêm; xe buýt đảm nhận 4,3 triệu chuyến đi/ngày đêm, đảm
nhận 52% nhu cầu về giao thông đô thị.
Sở Xây dựng TPĐà Nẵng vừa gửi văn bản cho Sở TT&TT
cùng các chủ đầu tư (CĐT) liên quan việc rao bán dự án bất
động sản (BĐS) trên mạng.
Cụ thể, Sở Xây dựng TPĐà Nẵng nhận được thông tin quảng
cáo, rao bán căn hộ chung cư tại dự án khu căn hộAsiana do
Công ty TNHHAsiana Paramount làm CĐT và dự án chung cư
nhà ở xã hội tại lô B4-1 thuộc dự án khu đô thị Xanh Bàu Tràm
Lakeside (cùng thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu)
do Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm CĐT.
Sở Xây dựng TPĐà Nẵng khẳng định tại thời điểm này, cả
hai dự án nói trên chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo
quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Trường hợp các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo
quy định và trên cơ sở đề nghị của CĐT, Sở Xây dựng sẽ đăng
tải thông tin trên trang thông tin điện tử của sở (http:/sxd.danang.
gov.vn).
Sở Xây dựng TPĐà Nẵng yêu cầu hai CĐT nói trên triển khai
thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật về đầu tư, đất đai,
bảo vệ môi trường…và các quy định pháp luật có liên quan khác.
CĐT chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy
ra sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS tại dự
án. Các CĐT cũng phải thực hiện việc huy động vốn theo đúng
quy định pháp luật về nhà ở và kinh doanh BĐS.
Đồng thời, các CĐT phải thực hiện việc kinh doanh BĐS hình
thành trong tương lai theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh
BĐS năm 2014 và điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 99 năm
2015 của Chính phủ.
Riêng Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng phải thực
hiện trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án nhà
ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
trên địa bàn TP theo đúng quy định tại Nghị định 49/2021, Nghị
định 100/2015; hướng dẫn của Sở Xây dựng tại Công văn 5638
ngày 23-7-2021 và các quy định pháp luật liên quan.
Sở Xây dựng TPĐà Nẵng cũng đề nghị Sở TT&TT kiểm tra,
xử lý các hoạt động đăng tải thông tin, quảng cáo, rao bán... liên
quan đến dự án khi chưa đảm bảo các điều kiện quy định.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng TPĐà Nẵng đề nghị các tổ chức,
cá nhân chỉ thực hiện giao dịch BĐS tại các dự án đã đủ điều
kiện đưa vào kinh doanh theo các quy định nói trên.
Các tổ chức, cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật khi để xảy ra sai phạm trong việc kinh doanh BĐS.
TẤNVIỆT
ĐàNẵng cảnhbáo việc rao bán cănhộ chưađủđiềukiệnkinhdoanhdựán
TP.HCM: Phát triểnđồngbộ
giao thông công cộng 10nămtới
Với số dân gần chục triệu người đòi hỏi TP.HCMphải có hệ thống giao thông công cộng đồng bộ,
nhằmgiải quyết câu chuyện ùn tắc, ô nhiễm, tai nạn giao thông.
LINHPHƯƠNG
T
rong đề án tăng cường vận
tải hành khách công cộng
kết hợp với kiểm soát xe
cơ giới cá nhân trên địa bàn
TP.HCMgiai đoạn 2020-2030
(mới được TP phê duyệt), Sở
GTVT TP.HCM đưa ra các
nhóm chiến lược cho từng
loại hình giao thông công
cộng nhằm phát triển đồng
bộ mạng lưới giao thông này.
Phát triển nhiều
loại hình giao thông
công cộng
Theo Sở GTVT TP.HCM,
TP sẽ phát triển mạng lưới vận
tải hành khách công cộng bằng
xe buýt đến năm 2030 nhằm
hình thành mạng lưới tuyến
buýt hoạt động hiệu quả.
Cụ thể, từ nay đến năm2025,
TP phát triển bình quân 8-12
tuyến xe buýt/năm, nâng tổng
số tuyến lên 172-192 tuyến
với khoảng 2.800-3.100 xe.
Giai đoạn 2026-2030, tối ưu
hóa mạng lưới tuyến, phát
triển mở mới bình quân 10-15
tuyến/năm; đến năm 2030
có 222-267 tuyến với 3.600-
4.200 xe.
TP sẽ mở rộng mạng lưới
tuyến xe buýt kết nối đến khu
vực có nhu cầu đi lại lớn như
khu đô thị mới Tây Bắc Củ
Chi, Thủ Thiêm, Khu công
nghiệp Hiệp Phước - Nhà Bè,
Khu công nghệ cao - quận 9.
Ngoài ra, tổ chức các tuyến
buýt kết nối với Cảng hàng
không Tân Sơn Nhất đến các
tỉnh lân cận như Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trước mắt, năm 2022, TP
sẽ thí điểm mở mới 3-5 tuyến
vận tải cỡ nhỏ xe 12-17 chỗ,
xe dưới 12 chỗ (mini-bus),
số lượng 30-55 xe. Giai đoạn
đến năm 2025, mở mới 10-12
tuyến với 100-130 xe.
Giai đoạn từ nay đến năm2030, TP.HCMsẽ phát triển đồng bộmạng lưới xe buýt. Ảnh: LINHPHƯƠNG
TSVõKimCương:
NếuTP.HCMkhông
phát triểnđược giao
thông công cộng,
khônggiải tỏađược ùn
tắc, kẹt xe thì không thể
phát triển thànhhình
mẫuđô thị.
Tổng kinhphí thực hiệnđề án
tăng cường vận tải hành khách
côngcộngkết hợpvới kiểmsoát
xe cơ giới cá nhân trên địa bàn
TP giai đoạn 2020-2030 dự kiến
gần 393.800 tỉ đồng. Trong đó,
ngân sáchnhà nước hơn47.600
tỉ đồng, còn lại là các nguồn lực
từ xã hội hóa hoặc vốn ODA.
Giai đoạn 2022-2025, hệ
thống vé cho vận tải bằng xe
buýt sẽ tích hợp khả năng thanh
toán với hệ thống metro và
một số loại hình vận tải hành
khách công cộng khác.
Đáng chú ý, những năm tới,
TP ưu tiên mạnh mẽ nguồn
lực đảm bảo hoàn thành đúng
tiến độ, đưa vào khai thác ba
tuyến metro số 1, 2, 5 (metro
số 1 vào năm 2022; metro số
2 năm 2026; metro số 5 năm
2027) và hoàn thành 3-4 tuyến
xe buýt nhanh BRT giai đoạn
2026-2030.
Về giao thông thủy, TP phát
triển đa dạng hóa các loại hình
vận tải thủy như taxi, buýt...
để phục vụ vận tải hành khách
đô thị và du lịch trên các tuyến
sông như Vàm Thuật, Soài
Rạp; kênh Tàu Hủ - Lò Gốm,
kênh Đôi…
Ngoài những kế hoạch phát
triển trên, TP.HCMcũng đầu tư
các bến bãi xe buýt, phát triển
các đầu mối trung chuyển xe
buýt. Từ đó, tạo các điểm thu
hút và hình thành các khu nhà
chờ kết hợp bãi đỗ xe để kết
nối vận tải hành khách công
cộng với giao thông cá nhân.
Cạnh đó, TP còn có kế hoạch
đầu tư theo hình thức xã hội
hóa hệ thống xe đạp công cộng,
xe máy điện công cộng.
Xương sống giao
thông công cộng
vẫn nên là xe buýt
Theo Sở GTVT, đến năm
2030, mục tiêu của hệ thống
vận tải hành khách đô thị phải
đạt được 25,48% nhu cầu giao
thông đô thị. Trong đó, việc
lựa chọn xe buýt là phương
thức vận tải chủ đạo giải quyết
các vấn đề về giao thông đô
thị đến năm 2030 là phương
án phù hợp nhất.
Góp ý cho kế hoạch phát
triển giao thông công cộng
TP.HCM, PGS-TS Nguyễn
Minh Hòa nhận định TP có
gần chục triệu dân, nhu cầu đi
lại rất lớn thì nên triển khai xe
buýt mini cùng kết hợp gom
khách đến các tuyến xe lớn trên
40 chỗ. Để giải được bài toán
này, TPphải tính toán đến đồng
bộ các tuyến xe buýt, không
nên chạy rời rạc, người dân
sẽ khó tiếp cận. TP cần quy
định xe nào đường dài, xe nào
đường trung và quy định điểm
đậu cách xa nhau.
“Trong định hướng 10 năm
TP phát triển xe buýt mini
17 chỗ là vẫn còn lớn, cần
nghiên cứu đưa vào sử dụng
xe khoảng 10 chỗ, thậm chí là
6-7 chỗ để có thể đi vào hầu
hết các hẻm, đường nhỏ để
đón khách. Ở Thái Lan, loại
hình này phát triển rất hiệu
quả như xe tuk tuk, có thể đảm
nhận 60% nhu cầu sử dụng xe
công cộng” - PGS-TS Nguyễn
Minh Hòa góp ý.
TS Võ KimCương, nguyên
Phó Kiến trúc sư trưởng
TP.HCM, cho rằng việc phát
triển giao thông công cộng từ
nay đến năm 2030 TP vẫn nên
lấy xương sống là hệ thống
xe buýt. Tuy nhiên, TP.HCM
phần lớn có cấu trúc đường
hẻm, không phù hợp cho giao
thông công cộng mà phù hợp
với xe máy.
“Do đó,TPphải thay đổi thiết
kế đô thị, không gian đô thị như
phải có đường đi bộ, đi xe đạp
thì mới phát huy được hiệu quả
giao thôngcôngcộng.Một trong
những giải pháp quan trọng để
phát triển giao thông công cộng
là quan tâm đến mối quan hệ
giữa giao thông, nhu cầu đi lại
và quy hoạch không gian, sử
dụng đất” - ông Cương góp ý.
Ông Cương nhận định sau
khi các dự ánmetro hoàn thành,
đưa vào sử dụng thì hệ thống xe
buýt sẽ đóng vai trò là trục kết
nối với các phương tiện vận tải
này.Dođó, nếuTP.HCMkhông
phát triển được giao thông công
cộng, không giải tỏa được ùn
tắc, kẹt xe thì không thể phát
triển thành hình mẫu đô thị.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook