229-2021 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư6-10-2021
Các nước bắt đầu chạy đua
đặt hàng thuốc điều trị COVID-19
VĨ CƯỜNG
G
ần đây, nỗ lực đẩy lùi đại
dịch toàn cầu có bước
tiến triển mới đầy tích
cực với việc hãng dược Mỹ
Merck & Co thông báo đã
phát triển thành côngmột loại
thuốc đặc trị COVID-19 dạng
uống, có thể làm giảm một
nửa nguy cơ trở nặng nhập
viện và tử vong. Molnupiravir
là một loại thuốc kháng virus,
hiện vừa hoàn tất giai đoạn
thử nghiệm thứ ba.
Molnupiravir - niềm
hy vọng vượt đại dịch
Đài
CNBC
dẫn phân tích
sơ bộ về kết quả nghiên cứu
thử nghiệm giai đoạn 3 với
775 bệnh nhân COVID-19 do
Merck&Cocôngbốngày1-10
cho thấy chỉ có 7,3%số người
được dùng thuốcMolnupiravir
phải nhập viện trong vòng 29
ngày, trong khi con số này ở
những người dùng giả dược là
14,1%. Không có ca tử vong
nào được ghi nhận ở những
bệnh nhân dùngMolnupiravir
trong vòng 29 ngày, trong khi
ở những người dùng giả dược
là tám ca.
Thử nghiệm nói trên được
tiến hành tại hơn 170 địa điểm
ở một loạt quốc gia và vùng
lãnh thổ gồm Mỹ, Brazil, Ý,
Nhật, NamPhi, Guatemala và
Đài Loan. Những người tham
giađềuchưađược tiêmvaccine
ngừaCOVID-19vàmắc ít nhất
một bệnh nền như tiểu đường,
bệnh tim mạch hoặc béo phì.
“Đây là những kết quả rất
khả quan, vượt xa mong đợi
của giới nghiên cứu. Thuốc
Molnupiravir thực sự là điều
mà cả thế giới nên trông đợi
và hy vọng sau nhiều tháng
chìm trong cuộc chiến chống
đại dịch. Nó mở ra cánh cửa
hy vọng về phương pháp điều
trị COVID-19 hiệu quả cho
bệnh nhân và giờ là lúc các
bên cần phối hợp với nhau để
giúp người dân tại các nước
đang phát triển cũng có điều
kiện tiếp cận loại thuốc này”
- theo Giám đốc tổ chức Sức
khỏe toàn cầu (UNITAID)
Philippe Duneton.
Trong ngày 1-10, Merck &
Co cũng cho biết có kế hoạch
xin các cơ quan thẩm quyền
y tế ở Mỹ cấp phép đưa thuốc
vào sử dụng khẩn cấp ở Mỹ
càng sớm càng tốt. Nếu được
cấp phép, Molnupiravir có thể
là loại thuốc đặc trị COVID-19
dạng uống đầu tiên.
Dù chưa được cấp phép
nhưngMerck&Co đã bắt đầu
sản xuất thuốc Molnupiravir.
Hãngdựkiếnsẽsảnxuấtkhoảng
10 triệu liệu trình điều trị vào
cuối năm 2021, mà số lượng
sẽ nhiều hơn trong năm 2022.
Cuộc đua đặt trước
thuốc Molnupiravir
Khả năng tới tháng 12 các
cơ quan có thẩm quyền y tế
Mỹ mới phê duyệt lưu hành
thuốcMolnupiravir, tuy nhiên
cuộc đua đặt trước đã bắt đầu.
Chính phủ Mỹ đã đặt mua
1,7 triệu liệu trình điều trị
với giá 700 USD/liệu trình
và hãng đã đồng ý sẽ cung
cấp một khi Cơ quan Quản lý
thực phẩm và dược phẩmMỹ
(FDA) đồng ý cấp phép khẩn
cấp hay cấp phép chính thức.
Merck&Co cũngđã bắt đầu
đàmphán bán thuốc với chính
phủ nhiều nước. Ủy ban châu
Âu đang tính đặt mua cho cả
khối. Úc sẽ đặt mua 300.000
liều thuốc Molnupiravir để
bổ sung vào kho thuốc điều
trị COVID-19 của nước này,
theođài
ABC
ngày5-10.Trước
Molnupiravir,Úcđãcấpphépsử
dụnghailoạithuốctrịCOVID-19
Thử nghiệm lâm sàng cho kết quả
khả quan
TạiViệt Nam, Molnupiravir và Remdesivir đangđược Bộ
Y tế chophép sửdụngđiều trị thửnghiệmchobệnhnhân
COVID-19. Trong đó, thuốc Remdesivir được sử dụng cho
bệnh nhân nặng; còn thuốc Molnupiravir là thuốc viên
đượcphát điều trị tại nhà chocác ca F0 có triệuchứngnhẹ.
Thông tin từ cổng thông tin chính thức của Bộ Y tế
cũng khẳng định các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố
tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn,
khả năng dung nạp. Thuốc giảm tải lượng virus rõ rệt và
làm sạch virus ở bệnh nhân nhẹ và vừa sau năm ngày
điều trị, đồng thời giảm tỉ lệ nhập viện và giảm tử vong.
Theotrangtin
BusinessInsider
,
cáctintứcvềhiệuquảthửnghiệm
thuốc kháng virus dạng uống
Molnupiravir
của Merck & Co
vừa qua đã giúp giá cổ phiếu
nhà sản xuất tăng vọt. Cụ thể,
cổ phiếu của Merck & Co tăng
12,3% trong phiên giao dịch
ngày 4-10, mức cao nhất kể từ
tháng 2-2020. Trong khi đó, cổ
phiếu của các hãng sản xuất
vaccinenhưModerna,BioNTech
hay Pfizer giảmmạnh với mức
giảm trung bình 5%-16%.
Tiêu điểm
Merck & Co dự
kiến sẽ điều chỉnh
giá bán thuốc
Molnupiravir phù
hợp ở từng quốc gia.
53.245
là số ca tử vong vì COVID-19
trên toàn cầu ghi nhận trong
tuần tính từ ngày 27-9 đến
3-10 với trung bình 7.606
ca/ngày, theo thống kê của
hãng tin
AFP
. Đáng chú ý,
đây là số ca tử vong trong
tuần thấp nhất kể từ tháng
1-2020, cho thấy đại dịch
COVID-19 tiếp tục xu hướng
hạ nhiệt từ cuối tháng 8.
Giới chức nhiều nước hy
vọng xu hướng hạ nhiệt của
đại dịch sẽ tiếp tục, dù có
chênh lệch lớn trong chiến
dịch tiêm chủng giữa các
khu vực.
PHẠM KỲ
khác là Sotrovimab của hãng
dược Anh GlaxoSmithKline
và Remdesivir của hãng dược
Mỹ Gilead Sciences. Tuy
nhiên, hai loại thuốc này đều
được bào chế dưới dạng dung
dịch nên cần phải truyền tĩnh
mạch, vì thế không thuận tiện
nhưMolnupiravir dạng uống.
Một ngày trước, hãng tin
Reuters
dẫn lời một quan chức
Thái Lan cho biết chính phủ
nước này vừa đàm phán với
Merck & Co để mua 200.000
liệu trình điều trị bằng thuốc
Molnupiravir, dự kiến sẽ được
giao trước tháng 12 năm nay.
Ngoài Thái Lan, các quốc gia
và vùng lãnh thổ khác ở châu
Á như Hàn Quốc, Malaysia
và Đài Loan cũng đang đàm
phán để đặt mua. Trong khi
đó, Philippines - quốc gia đã
bắt đầu cho dùng thử nghiệm
Molnupiravir cũng kỳ vọng
kết quả thử nghiệm khả quan
để giúp họ sớmđưa loại thuốc
này vào sử dụng chính thức.
Dù vậy, tất cả quốc gia và
vùng lãnh thổ này đều từ chối
cung cấp thêm thông tin chi
tiết về quá trình đàm phán với
Merck & Co.
Giámđốc tổ chức Sức khỏe
toàn cầu Duneton cho biết
UNITAID đang phối hợp với
nhiều tổ chức quốc tế khác để
hoàn tất thỏa thuận cung cấp
nhiều lô thuốc Molnupiravir
cho các nước đang phát triển,
cũng như đàm phán về khả
năng nới lỏng vấn đề bản
quyền thuốc để rộng đường
tiếp cận hơn nữa.
Ngoài ra, theo trang tin
Livemint
, Merck & Co hồi
đầu năm nay cũng đã ký thỏa
thuận chuyển giao công nghệ
chonămnhà sảnxuất thuốcgốc
tại ẤnĐộ. Động thái này được
cho là sẽ giúp hơn 100 quốc
gia thu nhập trung bình và thấp
dễmua đượcMolnupiravirmà
không lo ngại phải tranh giành
nguồn cung như với vaccine.
Ngoài ra, Merck & Co cũng
dự kiến sẽ điều chỉnh giá bán
phù hợp ở từng quốc gia theo
các tiêu chí đánh giá củaNgân
hàng Thế giới (WB).•
Ngày 4-10, phát biểu trong một sự kiện do
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế
Mỹ (CSIS) tổ chức, đại diện thương mại Mỹ
Katherine Tai đề cập một số nội dung đáng
chú ý trong chính sách thương mại thời gian
tới của Mỹ đối với Trung Quốc (TQ), tờ
South
China Morning Post
đưa tin.
Bà Tai cho hay sau nhiều tháng đánh giá, chính
quyền Tổng thống Joe Biden kết luận thỏa thuận
thương mại giai đoạn 1 mà hai bên ký kết hồi
tháng 1-2020 vẫn chưa giải quyết triệt để những
lo ngại về các hành vi bất bình đẳng thương mại
của TQ, đồng thời đánh giá Bắc Kinh cũng chưa
thực hiện một số cam kết trong thỏa thuận. Thời
gian tới chính quyền Tổng thống Biden sẵn sàng
triển khai tất cả công cụ sẵn có và tìm hiểu khả
năng phát triển những công cụ mới để tự bảo vệ
trước những thiệt hại do sự cạnh tranh không lành
mạnh của TQ gây ra. Bà Tai dự định sẽ tiến hành
một số cuộc trao đổi “thẳng thắn” với người đồng
cấp TQ trong những ngày tới, trong đó có nội
dung thảo luận về việc TQ phải thực hiện thỏa
thuận giai đoạn 1.
Theo giới chuyên gia, phát ngôn của bà Tai
cho thấy chính quyền ông Biden không quá khác
biệt so với chính quyền người tiền nhiệm Donald
Trump về quan điểmTQ là mối đe dọa về kinh
tế và an ninh ngày càng lớn. Do vậy, GS George
Magnus thuộc ĐH Oxford (Anh) đánh giá chính
quyền ông Biden nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục
theo đuổi chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”
nhằm tăng ảnh hưởng trong việc đối phó với TQ.
“Những vấn đề thương mại căng thẳng chẳng
hạn như việc xem xét sự tuân thủ thỏa thuận giai
đoạn 1 của TQ, đóng vai trò như “cây gậy” và
việc đánh giá quá trình dỡ bỏ một số loại thuế
đóng vai trò như “củ cà rốt”. Ông ấy vẫn sẽ tiếp
tục giữ nguyên các hàng rào thuế quan lên hàng
TQ chừng nào Bắc Kinh vẫn còn chưa chịu
khuất phục” - ông Magnus nhận định.
Ngoài các loại thuế quan, Tổng thống Biden
cũng sẽ có thể duy trì các biện pháp hạn chế đối
với việc các công ty TQ tiếp cận công nghệ Mỹ,
đồng thời mở rộng danh sách các quan chức TQ
bị trừng phạt liên quan đến vấn đề Hong Kong.
Dù vậy, đứng từ một khía cạnh khác, Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc ĐH Phúc
Đán (TQ) Wu Xinbo cho rằng việc Mỹ mất
gần chín tháng để đánh giá chính sách thương
mại với TQ đã bộc lộ những hạn chế nhất
định của chính quyền ông Biden.
“Sự trì hoãn cho thấy dấu hiệu có sự chia rẽ
bên trong chính quyền ông Biden khi một bên
coi những biện pháp thuế quan gây tổn hại cho
các lợi ích của Mỹ và bên kia vẫn coi thuế quan
là một công cụ hữu hiệu” - theo ông Xinbo.
PHẠMKỲ
Nhiềunước đã vào cuộc đàmphánđặtmua thuốc kháng virus dạng uốngMolnupiravir của hãngMerck&Co
dù thuốc chưa được cấp phép.
Thuốc kháng virusMolnupiravir dạng uống đang là niềmhy vọng giúp chiến thắng đại dịch
COVID-19. Ảnh: SHUTTERSTOCK
KhảnăngôngBiden sẽ dùng“cây gậy và củ cà rốt”
về thươngmại với TrungQuốc
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook