229-2021 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư6-10-2021
LÊÁNH-VŨHỘI
T
rong những ngày qua và
dựkiến thời gian tới,Đồng
Nai và Bình Dương sẽ có
khoảng vài ngàn lao động về
quê mỗi ngày. Điều này gây
lo lắng sẽ thiếu hụt lao động
khi toàn bộ các doanh nghiệp
(DN) hoạt động trở lại.
Hai tỉnh trọng điểmnàymột
mặt tăng cường chống dịch,
một mặt xây dựng kế hoạch
để giữ chân người lao động.
Gấp rút cho doanh
nghiệp hoạt động
Ngày 5-10, CSGT tỉnh
Đồng Nai đã tổ chức dẫn
đường đưa khoảng 20.000
người ở các tỉnh miền Tây,
miền Trung và Tây Nguyên
về quê bằng xe máy.
Trong những ngày tiếp theo,
khoảng 15.000 người tiếp tục
đăng ký về quê.
ÔngQuảnMinhCường, Phó
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn
đại biểuQuốc hội tỉnh, đặt vấn
đề: “Tại sao Bình Dương dịch
bệnh nặng hơn Đồng Nai mà
nay đã tạo điều kiện cho DN
phục hồi sản xuất đến 80%,
còn ta chỉ 30%. Tôi đề nghị
phải xem lại việc này”.
Ông cho rằng mấu chốt là
phải có kế hoạch nhanh chóng
đưa các nhà máy trở lại hoạt
động, giải quyết việc làm cho
công nhân. “Khi có việc làm,
có thu nhập thì công nhân sẽ
không về quê nữa mà sẽ tiếp
tục ở lại an tâmsản xuất” - ông
Đồng Nai cũng chuẩn bị
lập tổ công tác hỗ trợ DN
phục hồi sản xuất, xây dựng
phương ánđưa rước côngnhân
từ các tỉnh trở lại Đồng Nai,
rà soát các khu nhà trọ, đảm
bảo điều kiện ăn ở, phòng
dịch tốt hơn cho công nhân.
Đến ngày 3-10, Ban quản lý
các khu công nghiệp (KCN)
Đồng Nai đã có văn bản chấp
thuận cho khoảng 28 DN
trong các KCN trên địa bàn
tỉnh cho lao động đi, về hằng
ngày với hơn 5.000 người.
Bình Dương kêu gọi
bà con ở lại
Đến ngày 5-10, vẫn tiếp
tục có nhiều người rời Bình
Dương về quê.
Theo tính toán sơ bộ của
tỉnh Bình Dương, tới đây
“Với số lượng người dân
về quê như thế này, rất có thể
trong thời gian tới một số DN
sẽ thiếu lao động. Liên đoàn
Lao động tỉnh Bình Dương
sẽ chỉ đạo các công đoàn cơ
sở tiếp tục vận động người
dân quay lại Bình Dương làm
việc khi các DN phục hồi sản
xuất” - bà Loan nói.
Đại diện Ban quản lý các
KCN tỉnh Bình Dương cho
biết hiện nay có hơn 1.500DN
trong các KCN đang sản xuất
với hơn 210.000 công nhân.
Hiện nay, các DN đang từ
sản xuất “ba tại chỗ” chuyển
dần sang “sản xuất ba xanh”.
Ngoài ra, các DN đăng ký sản
xuất cũngđangdần tăng trở lại.
TheoôngVõVănMinh,Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Dương,
từ đầu tháng 10-2021, Bình
Dươngđã trởvề trạng thái bình
thường mới. Tất cả DN ở địa
bàn vùng xanh tổ chức hoạt
động lại bình thường. Người
dân, người laođộngđược phép
di chuyển đi lại để làm việc.
“Theo dự báo, từ nay đến
cuối tháng, số lượng các DN
hoạt động trở lại rất cao. Tiếp
đó, các DN từ hoạt động “ba
tại chỗ” sẽ quay về hoạt động
bình thường” - ôngMinh cho
biết. Đây là cơ hội cho người
lao động trong thời gian dài
mất việc làm vì dịch bệnh sẽ
có việc làm trở lại.•
ĐồngNai, BìnhDươnggiải bài toán
thiếu hụt lao động
nói và lưu ý phải hướng dẫn
cụ thể, chi tiết, phục hồi sản
xuất khi nới lỏng giãn cách
để người dân và DN dễ hiểu,
dễ áp dụng.
Phó Bí thư thường trực
Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cũng
cho rằng cần tính toán kỹ đến
bài toán di dân hiện nay, nếu
tiếp tục diễn ra thì sẽ thiếu
hụt lao động sản xuất. Muốn
giải quyết được bài toán này
phải nhanh chóng nới lỏng
hoạt động sản xuất, tạo ra
công ăn việc làm, đồng thời
có phương án sẵn sàng xử lý
nếu phát sinh F0 trong DN.
“Việc mở cửa trở lại các
hoạt động kinh tế sớm chừng
nào tốt chừng ấy, giúp công
nhân an tâm ở lại sản xuất,
giảm tình trạng công nhân tự
ý bỏ về quê như những ngày
qua” - ông Sơn nói.
Hiện Đồng Nai đang tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất như không kiểm
soát giấy đi đường của công
nhân mà chỉ cần đeo thẻ do
DN cấp để làm cơ sở đi lại.
Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện
an sinh xã hội cho lao động.
khi các công ty, DN đồng
loạt bước vào hoạt động sản
xuất thì sẽ xảy ra tình trạng
thiếu hụt lao động.
Bà Nguyễn KimLoan, Chủ
tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Bình Dương, cho biết: Thời
gian dịch bệnh kéo dài khiến
công nhân bị mất việc rất
nhiều, cácDNđềumuốn chăm
lo cho công nhân nhưng chỉ
cầm cự trả lương từ 14 ngày
đến một tháng. Sau thời gian
này, các DN cũng không thể
gồng gánh nổi.
Cũng theobàLoan, hiện liên
đoàn đang khảo sát lại nhu cầu
lao động tại các công ty, DN
trên địa bàn tỉnh Bình Dương
và tiếp tục vận động, cố gắng
hỗ trợ những người lao động
gặp khó khăn để họ tiếp tục
ở lại Bình Dương làm việc.
Tiêu điểm
Mong bà con ở lại
Bình Dương
Chính quyền và nhân dân
tỉnh Bình Dương đã trải qua
giai đoạn khó khăn nhất của
đại dịch. Đến thời điểm này,
cuộc sống đang dần trở lại
bình thường nên rất mong
người dân cố gắng vượt qua
khó khăn, ở lại để laođộng, sản
xuất. DN thì có đủ công nhân,
người laođộng thì có thunhập
để ổn định.
Sắp tới, tỉnh Bình Dương
cũng sẽ có phương án mở cửa
đón người lao động đã về quê
quay lại Bình Dương sản xuất,
khi cácDNđãđi vàohoạt động,
cuộc sống trở lại bình thường
hoàn toàn.
Ông
VÕVĂN MINH
, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương
Ngoài việc tiếp tục chăm lo an sinh, BìnhDương vàĐồngNai đang nỗ lực để các doanhnghiệp sớmhoạt động
trở lại nhằmgiữ chân công nhân.
Đồng Nai chuẩn bị
lập tổ công tác hỗ
trợ DN, xây dựng
phương án đưa
rước công nhân từ
các tỉnh trở lại, rà
soát các khu nhà trọ
để đảm bảo phòng
chống dịch tốt hơn.
Người lao động trên địa bàn tỉnhĐồngNai về quê. Ảnh: VŨHỘI
Hội nghị Trungương4 cho chủ trươnggói kích thíchkinh tế
Ngày 5-10, Hội nghị Trung ương 4 tiếp tục làm việc.
Các đại biểu dành trọn buổi sáng thảo luận tại hội trường
về các báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế
hoạch năm 2022, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
năm 2021 và dự toán năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân
sách 2022-2024, công tác phòng chống dịch COVID-19
thời gian qua và quan điểm, chủ trương, giải pháp thời
gian tới.
Trong ngày đầu hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về
các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
Tin từ các đại biểu, đại dịch COVID-19, công tác phòng
chống dịch và các ảnh hưởng tiêu cực của nó tới đời sống
xã hội là vấn đề trọng tâm của phần thảo luận này.
“Dịch bệnh nguy hiểm, làm chết nhiều người nhưng
chúng ta không thể đóng cửa mãi, mà phải chuyển hướng
để còn tiếp tục phát triển kinh tế. Chuyển hướng chiến
lược như Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo thì đúng rồi
nhưng kèm theo sẽ là những rủi ro, thách thức. Vì vậy, Bộ
Chính trị thấy cần phải báo cáo trung ương để thống nhất
nhận thức” - một bí thư tỉnh ủy cho hay.
Về các báo cáo kinh tế - xã hội, thông tin từ hội nghị
cho biết Chính phủ có đặt vấn đề xin chủ trương một gói
kích thích kinh tế lớn. Nếu trung ương đồng thuận, ủng hộ
thì Chính phủ sẽ hoàn thiện phương án để trình Quốc hội
quyết định trong kỳ họp cuối năm, dự kiến khai mạc ngày
20-10 tới.
Theo dự báo của Chính phủ, nếu nỗ lực và gặp thuận
lợi, mức tăng trưởng quý IV trở lại 7,06%-8,84% thì GDP
cả năm 2021 mới chạm mức 3%-3,5% nên gói kích thích
lớn là cần thiết.
Góp ý về vấn đề này, có đại biểu cho rằng gói kích
thích kinh tế chỉ có thể xây dựng nếu Quốc hội tới đây
nới trần nợ công, cân nhắc chỉ số lạm phát để nới lỏng
chính sách tín dụng, tài khóa. Trên cơ sở đó, Chính phủ
mới hình thành từng gói nhỏ, chẳng hạn đầu tư cơ sở
hạ tầng, chuyển đổi số… Ngoài ra, phải có sự nới lỏng
chính sách tiền tệ thì các ngân hàng thương mại mới
mạnh dạn khoanh nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp vay để
phục hồi sản xuất.
Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng
Nai cho thấy dịch bệnh lây lan mạnh chủ yếu từ các
khu dân cư, nhà trọ lụp xụp, điều kiện sống khó khăn
của công nhân chứ không phải trong nhà máy, khu
công nghiệp. Đây cũng là thách thức lâu nay mà khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam chưa khắc phục
được.
Vậy nên trong chương trình kích thích kinh tế lớn tới
đây, nếu có một gói riêng hỗ trợ lãi suất cho các dự án nhà
ở công nhân, nhà ở xã hội thì đó không chỉ là giải pháp
bền vững để thích ứng an toàn với dịch bệnh, mà còn cải
thiện đời sống công nhân, thu hút lao động trở lại với các
khu vực công nghiệp phát triển.
Kết thúc mảng nội dung kinh tế - xã hội, buổi chiều,
Ban chấp hành Trung ương thảo luận ở tổ, đánh giá năm
năm thực hiện Nghị quyết 4 khóa XII về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng…
Ở nhóm nội dung này, Bộ Chính trị đề nghị theo
hướng Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII kế thừa kinh
nghiệm tốt Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII thống
nhất ban hành kết luận thúc đẩy, thực hiện tốt hơn nữa
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ
thống chính trị. Cùng với phòng chống tham nhũng thì
đẩy mạnh phòng chống suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo
đức lối sống…
Hôm nay, hội nghị sẽ tiếp tục chương trình.
NGHĨA NHÂN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook