255-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu 5-11-2021
Tổ chức lại cuộc sống cho người dân
ven kênh rạch
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về
chương trình kế hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị giai đoạn
2021-2025, trong đó có việc di dời và tổ chức lại cuộc sống cho
người dân sống trên và ven kênh rạch trên địa bàn TP.HCM.
Trong giai đoạn 2021-2025, TP sẽ tập trung thực hiện mục
tiêu kép vừa giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiệnmôi trường
vừa di dời nhà ven và trên kênh rạch để chỉnh trang đô thị. Một
số tuyến kênh rạch được đề xuất cải tạo là rạch Xuyên Tâm (từ
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) qua địa bàn
hai quận Bình Thạnh, Gò Vấp và cải tạo kênh Hy Vọng, thuộc
quận Tân Bình.
Nhiều kênh rạch
ở TP.HCMđược
thay áomới
SởTN&MTTP.HCMsẽ kiểmtrađịnhkỳ và kiểmtrađột xuất đối với các
điểmtậpkết rác, trạmtrung chuyển, chất lượng vệ sinhđườngphố, kênh rạch.
Đầutư140 lànthuphí
khôngdừng trên4cao tốc
Có ba phương án để Tổng công ty Đầu tư
phát triển đường cao tốc Việt Nam tiếp thu,
hoàn thiện và báo cáo Bộ GTVT.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC) vừa đưa đề xuất ba phương án đầu tư hệ
thống thu phí không dừng (ETC) trên bốn tuyến cao tốc
do VEC quản lý là: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào
Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây.
Cụ thể, theo báo cáo của Ban kế hoạch - kinh doanh
thuộc VEC, tổng số làn thu phí của bốn tuyến cao tốc
VEC đang quản lý, khai thác là 212 làn. Cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình có 40 làn (15 làn ETC đã đưa vào vận
hành từ ngày 10-6-2020); Nội Bài - Lào Cai có 81 làn
(bao gồm tám làn nút giao Phố Lu, dự kiến đưa vào khai
thác từ tháng 12-2021); Đà Nẵng - Quảng Ngãi có 50 làn;
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có 41 làn (trong đó
tám làn ETC khai thác từ tháng 8-2017).
Theo VEC, qua thời gian theo dõi lượng phương tiện
sử dụng dịch vụ ETC trên các tuyến cao tốc VEC và năng
lực thông qua của hệ thống ETC so với hệ thống thu phí
hiện tại, dự kiến tổng số làn được phân kỳ đầu tư trên bốn
tuyến cao tốc VEC đang khai thác là 140 làn.
Cụ thể: Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ đầu tư 12 làn;
Nội Bài - Lào Cai: 70 làn (có bốn làn ở nút giao Phố Lu);
Đà Nẵng - Quảng Ngãi: 36 làn; TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây: 22 làn. Trong quá trình khai thác, vận hành,
tùy theo nhu cầu thực tế sẽ bổ sung các làn ETC (nếu cần
thiết).
VEC cũng đưa ra ba phương án đầu tư hệ thống ETC.
Phương án 1: Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, giao cho VEC quản lý khai thác hệ thống Back-
end và Front-end. Theo phương án này sẽ không làm
ảnh hưởng đến phương án tài chính các dự án đường
cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, giúp nâng cao năng lực
tài chính cho VEC. Đây cũng là phương án tốt nhất cho
doanh nghiệp tại thời điểm này. Tuy nhiên, phương án
phụ thuộc vào cân đối nguồn vốn của các bộ, ngành và
vướng mắc về Luật Đầu tư công về giao vốn và tài sản
cho doanh nghiệp.
Phương án 2, sử dụng nguồn thu phí tại các dự án của
VEC để đầu tư. Phương án này có ưu điểm là VEC chủ
động xây dựng phương án và triển khai các thủ tục đầu
tư, tự chủ về mặt quản lý thu phí và đảm bảo vận hành
đồng bộ hệ thống ETC với hệ thống quản lý khai thác
trên các tuyến đường cao tốc của VEC…
Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không
bảo đảm việc cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước đã
được phân bổ và rút ngắn các thủ tục triển khai lập, phê
duyệt dự án đầu tư hệ thống ETC thì phương án 2 là khả
thi hơn.
Phương án 3, các nhà đầu tư đầu tư toàn bộ hệ thống
ETC, VEC thuê lại sử dụng nguồn thu phí tại các dự án
của VEC. Phương án này VEC sẽ sử dụng một phần chi
phí vận hành khai thác hằng năm để chi trả cho phí dịch
vụ thuê thiết bị ETC thay vì phải bỏ ra một khoản đầu tư
lớn ban đầu.
Ưu điểm của phương án này là rút ngắn thời gian thực
hiện các thủ tục trình duyệt hồ sơ thiết kế, vay vốn đầu
tư, giảm tối đa các chi phí ban đầu so với phương án đầu
tư. Nhược điểm là thời gian hoàn vốn cụ thể vòng đời của
các dự án công nghệ là 5-7 năm, trong khi dự án đường
cao tốc thường trên 20 năm nên phương án tài chính của
các nhà đầu tư không tương thích với phương án tài chính
của các dự án đường cao tốc của VEC.
Trước ba phương án, lãnh đạo VEC đã chỉ đạo Ban
kế hoạch - kinh doanh tiếp thu các ý kiến, bổ sung hoàn
thiện báo cáo Bộ GTVT thời gian tới.
KIÊN CƯỜNG
NGUYỄNCHÂU
C
hỉ thị 19-CT/TU của Ban
Thường vụ TP.HCM về
cuộc vận động “Người
dân không xả rác ra đường
và kênh rạch, vì TP sạch và
giảm ngập nước” thực hiện
trong thời gian qua đã mang
lại nhiều hiệu quả. Trong
đó, hình ảnh rõ nhất là nhiều
con kênh, sông trên địa bàn
TP.HCM đã được làm sạch,
giảm mùi hôi, giảm phát sinh
ruồi, muỗi…
Các địa phương giảm
ô nhiễm kênh rạch
Theo UBND quận Tân Phú,
thời gian qua quận đã triển khai
thực hiện nhiều giải pháp để
khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường. Cụ thể, quận đã
triển khai hệ thống tiếp nhận
và xử lý các ý kiến của người
dân về tình trạng xả rác ra
đường và kênh rạch. Ngoài ra,
UBND quận cũng đã chỉ đạo
các phòng ban chuyên môn
và UBND các phường tăng
cường kiểm tra, phát hiện và
xử lý kịp thời các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
“Quận đã trang bị nhiều
thùng rác công cộng ở nhiều
điểm trên địa bàn, đã tiếp nhận
và xử lý nhanh, hiệu quả rất
nhiều ý kiến của người dân
về hành vi xả rác, nước thải
ra đường. Chúng tôi đã sử
dụng camera an ninh kết hợp
với giám sát về chất lượng vệ
sinh môi trường, đô thị. Qua
camera giám sát, đã phát hiện
và ban hành xử phạt một số
vi phạm hành chính về môi
trường” - đại diện quận Tân
Phú chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV, tuyến
sông Vàm Thuật - Trường
Đai - Tham Lương gần đây
đã thường xuyên được vớt, thu
gom chất thải rắn trên sông.
Tuyến sông này đã được làm
sạch, giảm tắc nghẽn dòng
chảy, hạn chế phát sinh ruồi,
muỗi, mùi hôi do ô nhiễm.
Ông Nguyễn Hữu Thành,
một người dân phường 13,
quận Gò Vấp, cho biết trước
đây sông VàmThuật có nhiều
rác và lục bình, gây mùi hôi,
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
của người dân. Sau khi được
cải tạo, kênh đã sạch rác và
lục bình, mùi hôi giảm nhiều.
Vớt rác trên sông VàmThuật - TrườngĐai - ThamLương đoạn qua phường 13, quậnGò Vấp (TP.HCM).
Ảnh: NGUYỄNCHÂU
TP.HCM sẽ tăng
cường quản lý nhà
nước, triển khai
nghiêm túc việc kiểm
tra, giám sát và xử lý
vi phạm hành chính
đối với công tác vệ
sinh môi trường,
công trình lấn chiếm
kênh rạch.
“Từ khi con kênh được vớt
rác thường xuyên, mùi hôi
giảm rất nhiều, trước đây có
nhiều chuột xuất hiện thì nay
cũng đã giảm. Tôi thấy ý thức
của người dân cũng đã được
nâng cao hơn, ngày trước thấy
rác nhiều dưới dòng sông thì
người dân tiện tay vứt xuống,
bây giờ nhiều hộ gia đình đã
tự trang bị thùng rác cho gia
đình” - ông Thành chia sẻ.
Tăng cường xử lý
vi phạm môi trường
Bảo vệ, cải tạo và phát triển
cảnh quan các tuyến kênh rạch
đang là vấn đề được TP.HCM
quan tâm nhằm giảm ô nhiễm
môi trường, giảm ngập, góp
phần chỉnh trang đô thị, mang
lại môi trường sống trong lành
chongười dân.Vì vậy,TP.HCM
đã đặt ra nhiều nhiệm vụ để
thực hiện trong thời gian tới.
Theo đó, TP.HCM sẽ tăng
cường quản lý, giữ gìn chất
lượng vệ sinh môi trường trên
đường phố, vỉa hè, cầu cống,
hầm ga, cửa xả và các tuyến
kênh rạch trên địa bàn. Đồng
thời, TP.HCM sẽ tăng cường
công tác quản lý nhà nước,
triển khai nghiêm túc việc kiểm
tra, giám sát và xử lý vi phạm
hành chính đối với công tác
vệ sinh môi trường, công trình
lấn chiếm kênh rạch.
Cạnh đó, TP tiếp tục duy
trì phát triển phần mềm quản
lý trực tuyến để tiếp nhận và
xử lý ý kiến, phản ánh của
người dân về tình trạng xả
rác ra đường, kênh rạch, các
điểm gây ô nhiễmmôi trường,
hành vi vi phạmvề môi trường
nhanh chóng, kịp thời.
TP sẽ duy trì chất lượng vệ
sinh tại các khu vực đã cải tạo
và không để phát sinh điểm ô
nhiễmmới. TP sẽ quy định cụ
thể trách nhiệm của UBNDTP
Thủ Đức và các quận, huyện
trước tình trạng phát sinh rác
thải bừa bãi, không đúng quy
định dẫn đến không đảm bảo
chất lượng vệ sinh môi trường
và trật tự đô thị trên địa bàn,
đặc biệt là chất lượng vệ sinh
của các tuyến sông, kênh rạch.
Sở TN&MTTP.HCM được
phân công tổ chức giám sát
chất lượng vệ sinh môi trường
trên địa bàn TP. Theo đó, sở
này sẽ kiểm tra định kỳ và
kiểm tra đột xuất đối với các
điểm tập kết rác, trạm trung
chuyển, chất lượng vệ sinh
đường phố, kênh rạch, việc
giải quyết các điểm ô nhiễm
về rác thải, quản lý thùng rác
công cộng và nhà vệ sinh công
cộng trên địa bàn.•
Trạmthu phí trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây.
Ảnh: VL
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook