255-2021 - page 9

9
Các khu đất của các nhà đầu tư cá nhân tại Củ Chi đề xuất được phân lô, bán nền làmnhà ở công nhân
chủ yếu có diện tích dưới 5.000m
2
. Ảnhminh họa: NGUYỆTNHI
Bác đề xuất phân lô, bánnền
5 khuđất để làmnhà ở côngnhân
Nămkhu đất được đề xuất phân lô, bán nền làmnhà ở công nhân là của các cá nhân, nằm rải rác tại bốn xã
ở huyện Củ Chi.
VIỆTHOA
G
iữa tháng 5-2021, một
số cá nhân tại huyện Củ
Chi (TP.HCM) đã gửi hồ
sơ đến Sở KH&ĐT đề nghị
chấp thuận chủ trương dự án
đất nền phục vụ công nhân
và người lao động thu nhập
thấp dưới dạng phân lô, bán
nền. Tất cả trường hợp này
đều không được chấp thuận
do không phù hợp quy định
pháp luật.
Hiện trạng
các khu đất
Theo hồ sơ gửi đến Sở
KH&ĐT, năm khu đất của các
cá nhân, nằm tại các xã TânAn
Hội, An Nhơn Tây, Bình Mỹ
và TânThạnhĐông, huyện Củ
Chi. Trong các khu đất, vừa
có hình thức sử dụng chung
vừa sử dụng riêng.
Cụ thể, khu đất sử dụng
chung là của ba cá nhân là bà
NTTL, NHQ và NTQ, thuộc
thửa 93, tờ bản đồ số 11, xã
TânAn Hội, có tổng diện tích
hơn 4.700 m
2
. Cả ba người
đồng sử dụng khu đất này
với 4.000 m
2
đất ở tại nông
thôn và hơn 700 m
2
còn lại là
đất trồng cây hằng năm khác.
Khu đất thứ hai tại xã An
Nhơn Tây với quy mô gần
3.300 m
2
do bà LTT là chủ sử
dụng đất. Trong đó, đất ở nông
thôn gần 1.400 m
2
, còn lại là
đất trồng cây hằng năm khác.
UBND TP bác việc phân lô, bán nền
làm nhà ở công nhân
Liên quan đến đề xuất của các nhà đầu tư cá nhân nêu trên,
ngày 21-6, Sở KH&ĐT đã có văn bản báo cáo UBND TP. Đến
giữa tháng 7, Văn phòng UBND TP đã có văn bản truyền đạt
chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBNDTP Lê Hòa Bình về vấn đề này.
Theo đó, ông Bình giao Sở KH&ĐT chịu trách nhiệm thẩm
tra hồ sơ đảmbảo đầy đủ nội dung, chặt chẽ và trả lời cho các
nhà đầu tư cá nhân tại huyện Củ Chi về việc không chấp thuận
chủ trương đầu tư dự án đất nền phục vụ cho công nhân và
người lao động thu nhập thấp theo đúng quy định pháp luật.
Cùng với đó, các sở Xây dựng, QH-KT, TN&MT, UBND các
quận/huyện cũngđược giao thammưuUBNDTP việc xác định,
công bố công khai các khu vực được thực hiện dự án đầu tư
kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được
chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô,
bán nền theo quy định.
Sở KH&ĐT kiến
nghị TP không chấp
thuận chủ trương
đầu tư dự án của các
nhà đầu tư cá nhân.
Bà LTT đề xuất xin chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
dưới hình thức phân lô, bán
nền để công nhân, người lao
động tự xây dựng nhà ở.
Tương tự, hai ông PĐH và
NVS cũng xin được phân lô,
bán nền khu đất tại thửa 38, tờ
bản đồ số 52, xã Bình Mỹ với
quy mô gần 3.500 m
2
. Pháp lý
khu đất đang là đất trồng cây
lâu năm.
Cũng tại tờ bản đồ số 52,
xã Bình Mỹ, ông NTT xin
chuyển khu đất tại thửa 618
để làm dự án đất nền phục vụ
công nhân và người lao động.
Khu đất có diện tích hơn 2.100
m
2
với hơn 1.400 m
2
là đất ở,
còn lại là đất trồng cây hằng
năm khác.
Khu đất cuối cùng là của
ông VTT, diện tích hơn 4.700
m
2
, đa phần là đất ở, tại xã Tân
Thạnh Đông. Ông VTT cũng
có đề xuất phân lô, bán nền để
bán cho công nhân, người lao
động thu nhập thấp.
Phải lập doanh
nghiệp kinh doanh
bất động sản
Liên quan đến các đề xuất
trên, Sở KH&ĐT đã có văn
bản báo cáo UBND TP. Theo
đó, Sở KH&ĐT kiến nghị TP
không chấp thuận chủ trương
đầu tư dự án của các nhà đầu
tư cá nhân. Lý do, các dự án
trên đều là dự án kinh doanh
bất động sản (BĐS) và có đề
nghị cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất để đầu tư xây
dựng nhà ở. Các dự án này
thuộc trường hợp phải thực
hiện chấp thuận chủ trương
đầu tư nên chỉ áp dụng cho các
doanh nghiệp kinh doanhBĐS.
Sở KH&ĐT phân tích: Luật
Đất đai 2013 quy định chủ đầu
tư dự án kinh doanh nhà ở được
chuyển nhượng quyền sử dụng
đất dưới hình thức phân lô sau
khi đã hoàn thành đầu tư xây
dựng hạ tầng và nghĩa vụ tài
chính về đất đai. Ngoài ra, dự
án phải thuộc khu vực, loại
đô thị được chuyển nhượng
dưới hình thức phân lô, bán
nền theo quy định.
Sau khi xem xét năm hồ
sơ, Sở KH&ĐT cho rằng các
dự án đầu tư theo hình thức
phân lô, bán nền là dự án đầu
tư xây dựng kinh doanh nhà
ở, phải đáp ứng các điều kiện
nêu trên. Đồng thời, phải đáp
ứng các điều kiện khác theo
quy định của pháp luật về quy
hoạch đô thị, xây dựng, phát
triển đô thị, kinh doanh BĐS
và nhà ở.
Mặt khác, theo Luật Đầu tư
năm 2020, tổ chức, cá nhân
kinh doanh BĐS phải thành
lập doanh nghiệp hoặc hợp
tác xã. Cùng với đó, đối với
dự án đầu tư có đề nghị cho
phép chuyểnmục đích sử dụng
đất, dự án đầu tư xây dựng nhà
ở để bán, cho thuê, thuê mua
thì phải được UBND cấp tỉnh
chấp thuận chủ trương đầu
tư. Điều này có nghĩa là đề
xuất của các nhà đầu tư này
thuộc trường hợp phải được
UBND TP chấp thuận chủ
trương đầu tư.
“Trong trường hợp nhà đầu
tư vẫn muốn tiếp tục thực
hiện dự án, đề nghị nhà đầu
tư thành lập doanh nghiệp có
ngành nghề kinh doanh BĐS
và doanh nghiệp được thành
lập tiến hành lập hồ sơ đề nghị
chấp thuận chủ trương đầu
tư dự án theo quy định” - Sở
KH&ĐT nêu.
Đề xuất của Sở KH&ĐT đã
đượcUBNDTP thông qua, sau
đó sở này đã có văn bản trả lời
cho các nhà đầu tư theo tinh
thần chỉ đạo của TP là không
chấp thuận đề xuất của các nhà
đầu tư cá nhân này.•
Để chuẩn bị công tác bàn giao và vận hành dự án đường
sắt Cát Linh - Hà Đông cho chính quyền Hà Nội, chiều
4-11, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo
thông tin về kế hoạch vận hành tuyến đường sắt này. Tại
đây, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà
Nội, cho biết ngay khi tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh
- Hà Đông vào lúc 7 giờ ngày 6-11, TP Hà Nội sẽ đưa tàu
vào vận hành, khai thác ngay.
Theo ông Tuấn, đây là giai đoạn 2 của dự án, thường kéo
dài 1-3 năm. Tuy nhiên, Hội đồng Kiểm tra nhà nước về
công tác nghiệm thu công trình xây dựng Bộ GTVT và TP
Hà Nội thống nhất giai đoạn này chỉ kéo dài trong một năm.
Sau đó, tư vấn đánh giá, nếu đủ điều kiện sẽ chuyển sang
giai đoạn 3 là khai thác vận hành bền vững. “Vì vậy, giai
đoạn 2 rất quan trọng để tạo sự nhuần nhuyễn của các nhân
sự trong quy trình vận hành và đảm bảo dự án hoạt động
hiệu quả trong tương lai” - ông Tuấn cho hay.
Thời gian đầu, tàu hoạt động từ 5 giờ đến 23 giờ các ngày
trong tuần. Trong đó, sáu tháng đầu tiên có ba đoàn tàu
chạy liên tục trên tuyến, với thời gian 10 phút/chuyến. Sáu
tháng sau nâng lên chín đoàn tàu và thời gian vào ga rút
ngắn xuống 6 phút/chuyến.
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ căn cứ vào lưu lượng hành
khách đi tàu để điều chỉnh biểu đồ chạy tàu phù hợp với
từng thời điểm… Nếu nhu cầu hành khách cao, chúng tôi sẽ
tăng tàu và ngược lại” - ông Tuấn cho hay.
Còn theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công
ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), TP sẽ
miễn phí 15 ngày đầu chạy tàu cho tất cả hành khách, trước
khi khai thác thương mại. Giá vé được tính theo quãng
đường di chuyển của hành khách, tối đa 15.000 đồng/lượt
nếu đi toàn tuyến, thấp nhất 8.000 đồng nếu di chuyển
quãng ngắn nhất.
Vé ngày có mức giá là 30.000 đồng/người (không giới
hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có
các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông;
100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao
động tại các khu công nghiệp. Người lao động mua vé
tháng theo hình thức tập thể (doanh nghiệp, công sở…)
được áp dụng mức 140.000 đồng/người. Người có công,
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới sáu tuổi, nhân
khẩu thuộc hộ nghèo được miễn phí vé đi tàu.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
về vấn đề trả nợ vốn vay
cho Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc
Đông cho biết tới đây Hà Nội sẽ nhận lại khoản nợ và bố
trí vốn để trả lãi và gốc, trên tổng số số tiền vay là 99 triệu
USD.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng khẳng định dự án đường sắt
Cát Linh - Hà Đông có nhiều bài học kinh nghiệm, từ công
tác chuẩn bị đầu tư dự án cho đến quá trình triển khai.
Ngoài ra, tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam về đường sắt
đô thị chưa có. Trong khi thực hiện, khung tiêu chuẩn của
dự án được áp dụng theo tiêu chuẩn Trung Quốc, nước này
lại dựa theo quy chuẩn châu Âu. Tuy nhiên, giữa các tiêu
chuẩn cũng chưa đồng bộ, phía Trung Quốc vẫn trong quá
trình biên soạn, bổ sung hoàn thiện từ năm 2013 đến 2018.
Việc chưa đồng bộ ngay từ đầu có thể là bài học rút ra sau
này để tránh mất nhiều thời gian…
Trong tương lai, dự án lớn phải tách riêng công tác giải
phóng mặt bằng và thi công. Có mặt bằng dự án mới triển
khai sẽ đẩy nhanh tốc độ, hiệu quả. “Đây là dự án đầu tiên,
thí điểm nên có những cái ta chưa biết, vừa làm vừa dò nên
có nhiều bài học cần rút ra. Vì thế, dự án kéo dài thời gian
là dễ xảy ra” - ông Đông thừa nhận.
Về trách nhiệm các cơ quan, Bộ GTVT cho biết đã báo
cáo trách nhiệm chung thuộc về chủ đầu tư, giải phóng mặt
bằng thuộc Hà Nội. Hiện bộ vẫn tiếp tục phân tích, đánh giá
trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị liên quan và xử
lý theo quy định.
VIẾT LONG
Ngàymai, chính thức vậnhànhdựánCát Linh -HàĐông
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook