260-2021 - page 3

3
việc một số người dân chậm
được nhận, một số chưa được
nhận, thậm chí có phát nhầm,
nhận nhầm” - ông nói và cho
biết trong đợt dịch thứ tư,
Thủ tướng đã giao bộ khẩn
trương xây dựng các chính
sách hỗ trợ.
Đây là các chính sách chưa
từng có tiền lệ và bộ đã làm
ngày làm đêm để kịp thời hỗ
trợ cho người dân. Theo đó,
các gói hỗ trợ đã được ban
hành nhanh và thông thoáng
nhất có thể. “Đối với Nghị
quyết 116 thì người lao động
không phải kê khai bất kỳ nội
dung gì, bảo hiểm xã hội sẽ tự
động chuyển tiền hỗ trợ vào
tài khoản. Chỉ trong nămngày,
hơn 363.000 doanh nghiệp
đã được hưởng hỗ trợ” - Bộ
trưởng Dung dẫn chứng.
Cũng liên quan đến việc hỗ
trợ người dân, ĐB Lê Hoàng
Hải (Đoàn ĐBQHĐồng Nai)
chất vấn: “Báo cáo tổng kết
kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội
còn gần 1 triệu tỉ đồng, các
quỹ ngắn hạn cũng còn nhiều.
Bộ trưởng suy nghĩ gì về việc
này, sao không chi nhiều hơn
cho người dân?”.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
cho biết vừa qua Nhà nước đã
sử dụng một số kết dư, giảm
một số quỹ bảo hiểmngắn hạn
để hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động với
tổng số tiền khoảng 50.000
tỉ đồng. “Hiện Quỹ bảo hiểm
xã hội còn xấp xỉ 1 triệu tỉ
đồng nhưng gần 900.000 tỉ
đồng trong số này là của quỹ
hưu trí, tử tuất. Đây là quỹ
dài hạn, là lương, là cuộc
sống của hàng triệu người.
Về nguyên tắc thì không sử
dụng quỹ này cho việc khác
được” - ông nhấn mạnh.
Đứt gãy chuỗi
cung ứng lao động
Vấn đề làn sóng người dân
trànvề quê tránhdịchgây thiếu
hụt người lao động tại nhiều
địa phương, ĐB Nguyễn Thị
ThuDung (ĐoànĐBQHThái
Bình) đặt câu hỏi: “Đại dịch
COVID-19 đã tác động nặng
nề, trong đó có nguy cơ làm
gián đoạn chuỗi cung ứng lao
NHÓMPV
C
hiều 10-11, Quốc hội
(QH) đã chất vấn Bộ
trưởng Bộ LĐ-TB&XH
Đào Ngọc Dung. Những nội
dung liên quan đến hỗ trợ các
đối tượng bị ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19 và làn
sóng người dân tràn về quê
tránh dịch khiến nhiều tỉnh,
thành thiếu người lao động
được các đại biểu (ĐB) đặc
biệt quan tâm.
Chậmhỗ trợ người dân
Tại phiên chất vấn, nhiều
ĐBQH cho rằng việc thực
hiện triển khai các gói hỗ
trợ cho các đối tượng bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19
còn chậm, thủ tục gây khó
khăn. Bên cạnh đó còn có
gói hỗ trợ tiêu chuẩn quá
cao, chưa sát với thực tiễn,
chưa phù hợp với điều kiện
và nhu cầu của doanh nghiệp,
nhiều địa phương thực hiện
quá máy móc…
Trả lời nội dung này, Bộ
trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào
Ngọc Dung cho biết qua đánh
giá, các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước hầu hết đều đi vào
cuộc sống, hiện đã giải ngân
khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ
được 40 triệu lượt người và
500.000 đơn vị sử dụng lao
động. Việc hỗ trợ được thực
hiện công khai, minh bạch
và đúng đối tượng.
Tuy nhiên, ông cũng thừa
nhận do giãn cách xã hội và
số lượng người cần hỗ trợ
quá lớn cùng thời điểm và
có tính chất cấp bách nên
khâu thực hiện còn có điều
này điều kia. “Từ đó dẫn đến
Thời sự -
ThứNăm11-11-2021
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc
Dung, thời gian qua có 12 đoàn đi kiểm tra
ở 33 địa phương về triển khai các gói hỗ
trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19.
Kết quả cho thấy có xảy ra trục lợi ở một
số địa phương. Chẳng hạn, gói Nghị quyết 42
đã phát hiện và xử lý bốn trường hợp, trong
đó có những địa phương phải cách chức cả
bí thư, chủ tịch Mặt trận... vì để người nhà
trong danh sách hộ nghèo, trong danh sách
hưởng chính sách. Trong gói Nghị quyết 68
cũng xử lý, thậm chí là khởi tố hình sự hai
trường hợp trục lợi.
“Tôi tin rằng không tránh được việc trục
lợi nhưng về cơ bản các địa phương đã đảm
bảo được công khai, minh bạch, đúng đối
tượng” - ông Dung nói.
Có sự trục lợi chính sách hỗ trợ người bị ảnh hưởng do dịch
ạmy tế,
động. Vậy giải pháp nào để
khắc phục tình trạng này?”.
Theo Bộ trưởngDung, phải
thực hiện cả ba giải pháp căn
bản là giữ chân người lao
động, thu hút người lao động
quay lại và điều tiết người lao
động. Bộ LĐ-TB&XHđã xây
dựng ba kịch bản, kịch bản
xấu nhất là sử dụng một số
sinh viên của một số trường
để bổ sung lao động. Đồng
thời tăng cường bồi dưỡng
kỹ năng để có thể sử dụng
những thanh niên đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự và
công an để cung ứng lao động
tạm thời tại một số địa bàn,
lĩnh vực. Còn về dài hạn thì
Nhà nước cùng doanh nghiệp
có trách nhiệm đào tạo, chăm
lo cho người lao động.
Trước đó, Bộ trưởng Dung
cũng cho biết qua thống kê
sơ bộ của 63 địa phương thì
có tới 1,3 triệu người về quê
tránh dịch, trong đó Hà Nội,
TP.HCMvàcác tỉnh trọngđiểm
kinh tế phía Nam. Khoảng
30% trong số những người
đã về quê có nhu cầu trở lại
TP, 30% muốn chuyển sang
lĩnh vực hoạt động khác, số
người còn lại thì muốn ở lại
quê với nhu cầu được tạo việc
làm mới...•
Hiện các gói hỗ trợ
đã giải ngân được
khoảng 60.000 tỉ
đồng, 40 triệu lượt
người và 500.000 đơn
vị sử dụng lao động
được nhận hỗ trợ.
Đại biểu
Quốc hội
tỉnh Thái
BìnhNguyễn
Thị Thu
Dung
(trái)
chất vấn Bộ
trưởng Bộ
LĐ-TB&XH
ĐàoNgọc
Dung.
Ảnh: TTXVN
1,3 triệu người về quê
làm đứt gãy chuỗi
cung ứng lao động
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XHĐào Ngọc Dung, ba giải pháp
để khắc phục việc gián đoạn chuỗi cung ứng lao động là giữ chân,
thu hút người lao động quay lại và điều tiết lao động.
và cử tri rất quan tâm. ĐB đã đặt câu hỏi rất thẳng thắn,
trực diện, trên tinh thần xây dựng và nêu rõ quan điểm
nếu chưa đồng tình với phần trả lời.
Dù có vài vấn đề các bộ trưởng trả lời chưa sâu, chưa
sát nhưng nhìn chung là tốt, nêu được quan điểm, giải
quyết vấn đề, kết quả, giải pháp cũng như nhìn nhận
được hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Các câu trả lời thể
hiện rõ trách nhiệm của bộ trong tham mưu, tổ chức
thực hiện và phối hợp với các địa phương.
Mặc dù có nhiều vấn đề ĐB xoáy sâu không nằm
trong nội dung của phiên chất vấn như việc nghệ sĩ làm
thiện nguyện, bảo vệ trẻ em nhưng bộ trưởng Bộ LĐ-
TB&XH nắm được vấn đề và có trả lời sát với câu hỏi.
L.THOA
ghi
Y tế giám sát vì mặc dù giá
xét nghiệm đề ra là 106.000
đồng là của Nhà nước nhưng
của tư nhân thì như thế nào
hay tư nhân muốn làm sao
thì làm? “Bộ trưởng đã quy
định giá mới như vậy rồi thì
đề nghị bộ trưởng kiểm tra,
giám sát chặt chẽ và có xử lý
nghiêm” - ông Hòa nói.
Tham gia giải trình vấn đề
này, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hồ Đức Phớc cho hay: Theo
Luật Giá năm 2012 thì giá
thiết bị y tế thuộc Bộ Y tế.
Trước tình hình loạn giá xét
nghiệm, Bộ Tài chính, Bộ
Y tế đã bàn bạc và mới đây
Bộ Y tế đã trình Chính phủ
ban hành Nghị định 98/2021
để quản lý xét nghiệm chặt
chẽ hơn, khắc phục được lỗ
hổng về vấn đề giá đối với
thiết bị y tế.•
Phó Thủ tướng: Cấp đủ vaccine
cho người lớn trong tháng 11
Thamgia trả lời chất vấn củaĐB về công tác phòng chống
dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Dù đến nay
dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng cuộc chiến chống
COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, gần đây số ca nhiễm tăng.
Ông đồng ý với ý kiến của các ĐBQH về những bất cập,
hạn chế trong công tác phòng chống dịch. Trong đó có
những bất cập mới nảy sinh khi chống dịch như hệ thống
y tế quá tải, có những bất cập đã tồn tại lâu trong quản lý,
điều hành xã hội nói chung.
Tất cả ý kiến đó, chúng ta phải nghiêm túc tiếp thu để
khẩn trương khắc phục. Chúng ta không thể để một đợt
dịch gây đau thương, tổn thất lớn như vừa xảy ra.
Sau khi nêu khó khăn trong đại dịch, phó thủ tướng nhấn
mạnhmột số giải pháp cần phải làmđể giữ vững thành quả
phòng chống dịch COVID-19.
Đầu tiên là nhanh chóng phủ vaccine cho các tỉnh có tỉ lệ
tiêm thấp nhằm hạn chế những ca nhiễm nặng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, để tiêm đủ hai mũi cho người
lớn, khu vực miền Bắc còn thiếu 23 triệu liều. Tuần thứ tư
của tháng 11 này sẽ phân đủ cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc.
Các tỉnh miền Trung cần thêm 5 triệu liều, tuần thứ ba
tháng11 sẽđủhết. Các tỉnhTâyNguyêncần2,5 triệu liều, tuần
thứ hai tháng 11 sẽ đủ hết. Các tỉnh ĐBSCL, miền Nam nói
chung còn thiếu 4 triệu liều, trong tuần này cũng sẽ đủ hết.
“Bây giờ chúng ta tiêm, tiêm và tiêm. Tiêm cho thật an
toàn. Trước đây chúng ta phải đắn đo là đối tượng nào, bây
giờ tiêm gọn từng nơi, từng cụmmột” - phó thủ tướng nói
và nhấn mạnh tiếp tục phải thực hiện nghiêm quy định
5K, cũng như các quy định, biện pháp phòng chống dịch.
Cùng với đó là phải thực hiện giám sát y tế nghiêm ngặt,
trong đó có câu chuyện xét nghiệm. Theo đó, Chính phủ
sẽ mua tập trung kit với giá rẻ hơn, thực hiện cách ly theo
phương thức mới, thực hiện trạng thái “bình thường mới”
như các nước châu Âu đang làm.
Biện pháp tiếp theo là sẵn sàng thuốc điều trị COVID-19
để điều trị sớm, điều trị tại nhà; tiếp tục giám sát với người
có bệnh nền, người cao tuổi và trẻ dưới 12 tuổi… Quán
triệt, tập huấn, luyện tập năng lực chỉ huy, điều hành, phối
hợp giữa tất cả lực lượng phòng chống dịch để không xảy
ra lúng túng trong ứng phó với tình trạng dịch bùng phát,
tránh được tổn thất, thiệt hại... “Một tháng tới đây là một
tháng vô cùng quan trọng” - ông nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook