9
Tiêu điểm
Đồng bộ hộ chiếu vaccine
Từ tháng 9-2020, Cục Hàng không
VN đã trao đổi với các nhà chức trách
hàng không các thị trường Hàn Quốc,
Nhật, Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan để mở lại đường bay quốc tế hai
chiều. Tuy nhiên, vướng mắc khi mở
đườngbay quốc tế là chúng ta yêu cầu
cách ly bảy ngày, thời gian tới có thể
tính toán rút ngắn thời gian cách lydựa
trên nền tảng đã tiêmđủmũi vaccine,
xét nghiệm kháng thể, đã khỏi bệnh
do COVID-19. Bên cạnh đó, khi đồng
bộ, giấy chứng nhận hộ chiếu vaccine
được sử dụng rộng rãi sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho khách đi lại bằng đường
hàng không.
Ông
VÕ HUY CƯỜNG
,
Cục phó
Cục Hàng không VN
Mở cửa các chuyến bay quốc tế là hết sức khẩn thiết
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), đơn vị trong gần hai năm qua
đã đón hàng trăm chuyến bay đưa công dân VN về nước và là nơi tiếp nhận thí điểm khách nhập cảnh cách ly bảy
ngày, cho rằng mở cửa các chuyến bay quốc tế để thông thương đi lại và giải cứu ngành hàng không là hết sức
khẩn thiết. Tuy nhiên, cần giám sát chặt để kiểm soát dịch bệnh bởi nếu lơ là, mở cửa thiếu kiểm soát sẽ trả giá bởi
các chi phí liên quan đến dịch bệnh còn cao hơn doanh thu từ kinh tế.
Theo ông Sáu, việc mở cửa bầu trời quốc tế đi đôi với phòng chống dịch nhưng cũng không nên để xảy ra tình
trạng ngăn sông cấm chợ, chia cắt, mỗi địa phương vận dụng theo cách khác nhau gây khó cho khách nhập cảnh.
Trong đó, cần vận dụng công nghệ đồng bộ, thống nhất một ứng dụng dễ hiểu, dễ thực hiện nhất nhưng vẫn đảm
bảo dữ liệu khai báo y tế, dịch chuyển thông suốt, thay vì quá nhiều ứng dụng như thời gian qua khi dữ liệu không
kết nối đồng bộ, khách mất nhiều thời gian khai báo.
là thống nhất hướng dẫn hộ chiếu
vaccine đối với khách quốc tế; băn
khoăn cách ly tập trung bảy ngày
khá dài và tốn kém nhiều chi phí;
khách du lịch vào VN bị nhiễm
COVID-19 sẽ điều trị ra sao.
Từ đó các nhà quản lý, chuyên
gia cho rằng nếu các vấn đề này
được tháo gỡ sẽ khơi thông luồng
khách quốc tế đến VN và chúng ta
sẽ không bị lỡ nhịp đón các nhà
đầu tư, khách du lịch, dịch chuyển
lao động, du học sinh đi/đến các
nước học tập để nâng vị thế VN
trên trường quốc tế.
Các chuyên gia cũng cảnh báo
tình trạng mở cửa rồi đóng trở lại
sẽ bào mòn nguồn lực các hãng
hàng không, nền kinh tế và chi
phí tốn kém để phòng chống dịch
COVID-19, gây sự dè dặt đi lại của
hành khách.
Hàng chục ngàn lao động
chờ xuất cảnh và về nước
Ông Lê Long Sơn, Giám đốc
Công ty TNHH Esuhai - doanh
nghiệp phái cử mỗi năm hàng
ngàn thực tập sinh sang Nhật làm
việc, cho biết các nước tiếp nhận
số lượng lao động lớn từ VN đã
nới lỏng chính sách nhập cảnh để
có nguồn lao động, phục hồi kinh
tế. Đây là dịp tốt để ngành hàng
không bắt nhịp mở các chuyến bay
quốc tế đến các nước, tạo thông
thương cho nhà đầu tư và dòng
dịch chuyển lao động quốc tế. Hiện
chính phủ Nhật Bản tạm thời cho
phép 3.500 người nhập cảnh/ngày,
dự kiến cuối tháng 11 sẽ xem xét
nâng lên 5.000 người/ngày.
Đáng chú ý, Nhật Bản đã giảm thời
gian cách ly xuống còn ba ngày đối
với người đã được tiêm hai mũi (ít
nhất sau 14 ngày) bằng một trong
ba loại vaccine phòng COVID-19
đã được phê duyệt ở Nhật Bản và
có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm
tính 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Điều này giúp người lao động bớt
áp lực và các công ty sử dụng lao
động nhanh chóng có nguồn lực để
đưa vào nhà máy sản xuất.
Theo ông Sơn, việc khai thác
các chuyến bay trong giai đoạn
này sẽ tạo cơ hội cho hàng chục
ngàn lao động từ các nước đã hết
hạn hợp đồng được về nước sau
nhiều tháng gia hạn. Lực lượng
PHONGĐIỀN
H
ai năm qua, dịch COVID-19
đã gây kiệt quệ ngành hàng
không thế giới, trong đó có
hàng không Việt Nam (VN). Tuy
nhiên đến nay, nhờ kiểm soát tốt
dịch bệnh dựa trên nền tảng và kinh
nghiệm phòng chống dịch, nhiều
nước đã nhanh chóng mở cửa tiếp
nhận lao động từ các nước, đón
khách du lịch quốc tế, du học sinh.
VN cũng đã công nhận hộ chiếu
vaccine với 72 nước. Vậy thời điểm
này đã thích hợp để ngành hàng
không VN mở cửa trở lại?
Băn khoăn nhập cảnh
cách ly bảy ngày
Thời gian qua, nhà chức trách
hàng không đã nhiều lần đề xuất
mở cửa hàng không quốc tế đi/
đến 15 quốc gia kiểm soát dịch
bệnh tốt nhưng các chuyến bay
thường lệ quốc tế vẫn chưa được
khai thác, dù các hãng hàng không
luôn khẳng định các nguồn lực để
khi nhà chức trách cho phép họ sẽ
cất cánh ngay.
Mới đây nhất là ngày 8-11, Bộ
GTVT có văn bản gửi Thủ tướng
đề nghị nối lại các chuyến bay quốc
tế thường lệ chở khách đến và đi
từ VN. Trong giai đoạn đầu thí
điểm, Bộ GTVT đề xuất tập trung
đón công dân VN và thí điểm đón
khách quốc tế theo tour, thực hiện
từ quý I-2022. Hành khách đến VN
trong giai đoạn này phải tiêm đủ
liều vaccine và phải cách ly tập
trung bảy ngày, các trường hợp
khác phải cách ly 14 ngày và chịu
toàn bộ chi phí cách ly…
Tại tọa đàm mở lại thị trường
hàng không quốc tế do báo
Giao
Thông
vừa tổ chức, các nhà chức
trách hàng không, cơ quan quản lý
du lịch, y tế và chuyên gia thống
nhất quan điểm mở cửa đón khách
quốc tế để không bị chậm chân so
với các nước. Tuy nhiên, các cơ
quan quản lý, các chuyên gia nêu
nhiều vướng mắc cần tháo gỡ đối
với khách nhập cảnh vào VN, đó
Nhiều thị trường trọngđiểmmởcửa tiếpnhậnhàngchụcngàn laođộngViệtNamsẽ kíchcầuđi lại bằngđườnghàngkhông
quốc tế. Ảnh: PHONGĐIỀN
Đã đến lúc mở cửa đường bay
quốc tế
Việc mở cửa hàng không quốc tế để Việt Namkhông bị lỡ nhịp đón các nhà đầu tư, khách du lịch, dịch chuyển
lao động, du học sinh đi/đến các nước học tập...
này khi về nước cũng sẽ tạo khoản
thiếu hụt nguồn nhân lực để doanh
nghiệp nước ngoài mở rộng tuyển
dụng lao động mới. Tuy nhiên, ông
Sơn cũng lưu ý thời gian cách ly
tập trung tại VN kéo dài bảy ngày
như hiện tại đối với lao động về
nước gây tốn kém nhiều chi phí,
thêm gánh nặng cho người lao động.
“Nên tính toán rút ngắn thời gian
cách ly để giảm chi phí cho người
lao động về nước lúc này là rất cần
thiết” - ông Sơn đề xuất.•
Hải Phòng:Di chuyển cảng cáCát Bàđể xâydựng cáp treo
Vậy thời điểm này đã
thích hợp để ngành hàng
không mở cửa khai thác
dòng khách quốc tế, thu
hút nhà đầu tư, khách du
lịch quay lại và dòng lao
động quốc tế dịch chuyển
hai chiều giữa các nước?
Ngày 10-11, UBND TP Hải Phòng cho biết TP đã có
thông báo về việc điều chuyển toàn bộ hoạt động dịch vụ
hậu cần thủy sản cảng cá Cát Bà từ thị trấn Cát Bà sang
cảng cá và khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu (xã
Trân Châu, huyện Cát Hải).
UBND TP Hải Phòng giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối
hợp cùng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, UBND huyện Cát
Hải thông báo cho các tổ chức, cá nhân tại cảng cá Cát Bà
biết và thực hiện theo quy định. Đồng thời, sở này tổ chức
quản lý hoạt động cảng cá và khu dịch vụ hậu cần thủy sản
Trân Châu theo quy định.
Trước đó, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết
định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch hệ thống cảng
cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030. Trong đó, cảng cá Cát Bà không
còn nằm trong quy hoạch. Cảng cá Trân Châu được tăng quy
mô năng lực từ 120 lượt/600 CV lên 240 lượt/600 CV; lượng
thủy sản qua cảng tăng từ 9.000 tấn/năm lên 24.000 tấn/năm.
Cảng cá Trân Châu được đầu tư xây dựng với tổng mức
đầu tư gần 300 tỉ đồng bao gồm hai tuyến đê chắn sóng,
ba cầu tàu bê tông cốt thép dài 220 m, luồng tàu, khu quay
vòng tàu, khu neo đậu tránh trú bão cùng hai nhà tiếp nhận,
phân loại, sơ chế thủy sản rộng hơn 1.000 m
2
…
Ban đầu, dự án cảng cá Trân Châu dự kiến hoàn thành
trong năm 2018. Tuy nhiên, dự án bị chậm tiến độ, đến đầu
năm 2021. Cảng cá Trân Châu sẽ bảo đảm tiếp nhận năng
lực của cảng cá Cát Bà, đồng thời được đánh giá là cảng cá
thông minh, hiện đại gắn với du lịch.
Khu vực cảng cá Cát Bà từ tháng 3-2021 đã được điều
chỉnh quy hoạch cục bộ từ đất mặt nước, đất trồng rừng, đất
ở sang đất hỗn hợp ở. Cụ thể, gần 65 ha đất tại trung tâm
thị trấn Cát Bà được điều chỉnh sang đất ở sinh thái, dịch
vụ thương mại, vui chơi giải trí - văn hóa, cây xanh và đất
công cộng dịch vụ đô thị...
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Cát Hải cho biết khu vực
cảng cá Cát Bà sẽ được xây dựng nhà ga cuối của tuyến cáp
treo Phù Long - Cát Bà. Gần đó, khu vực vịnh Đồng Hồ sẽ
được xây dựng bến tàu khách du lịch hiện đại, phục vụ phát
triển du lịch.
ĐỖ HOÀNG