6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm11-11-2021
tỉnh hoặc liên tỉnh, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, hoạt động giáo dục,
đào tạo trực tiếp…
Cũng theo quy định của Nghị
quyết 128/2021, các địa phương
được linh hoạt áp dụng biện pháp
bổ sung cụ thể nhưng không trái quy
định của trung ương, không gây ách
tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất,
kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của
nhân dân... tùy theo tình hình dịch
bệnh tại địa phương đó.
Do vậy mức độ quyền của người
dân còn căn cứ cụ thể vào quy định
riêng của từng địa phương.
Tuy nhiên, người dân phải tuân
thủ 5K là yêu cầu bắt buộc đối với
tất cả vùng dịch thuộc các cấp độ
khác nhau trong tất cả hoạt động.
Thêm vào đó, thông báo kết quả
đánh giá cấp độ dịch COVID-19
của UBND TP.HCM thì toàn TP ở
cấp độ dịch là cấp 2.
Đối chiếu với Nghị quyết 128/2021
và các chỉ thị của TP, dù TP.HCM
đang từng bước nới lỏng giãn
cách nhưng người dân phải thực
hiện nghiêm 5K (khẩu trang - khử
khuẩn - khoảng cách - khai báo y
tế - không tập trung đông người).
Đối với người dân sống tại các
vùng dịch cấp độ 3, cấp độ 4 trên địa
bàn TP.HCM thì càng cần tuân thủ
5K và có thể bị hạn chế đi lại những
địa bàn có mức độ dịch khác nhau.
Có bị phạt vì ngồi uống
cà phê?
Nghị định 117/2020 là hành lang
pháp lý áp dụng chung cho tất cả
hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế. Trường hợp người dân
vi phạm 5K hay các quy định khác
về phòng ngừa dịch COVID-19, tức
vi phạm Nghị quyết 128/2021 thì
việc xử lý vi phạm là có thể thực
hiện được.
Cần lưu ý rằng việc xử phạt vi
phạm hành chính cần phải cụ thể
hóa bằng những quy định cụ thể của
UBND cấp tỉnh và nên dung hòa
với các quyền khác của người dân.
Cụ thể, khi chính quyền cho phép
thực hiện các dịch vụ tại chỗ (dịch
vụ ăn, uống…) thì việc không đeo
khẩu trang trong khi ăn là một ngoại
lệ mà không thể xử phạt được.
Tuy nhiên, quy định này cần phải
hiểu là khi người dân được thực hiện
ăn, uống tại chỗ thì họ vẫn phải đảm
bảo các quy tắc an toàn để không
làm lây nhiễm dịch bệnh. Điều này
đồng nghĩa cơ quan nhà nước vẫn có
TSĐOÀNTHỊ PHƯƠNGDIỆP
T
heo Nghị quyết 128/2021 của
Chính phủ về ban hành quy
định tạm thời “Thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19” thì tùy thuộc vào
phân loại cấp độ dịch, người dân
ở các vùng dịch thuộc các cấp độ
sẽ có các quyền thực hiện các hoạt
động khác nhau.
Tuân thủ 5K là bắt buộc
Cụ thể là: Cấp 1: Nguy cơ thấp
(bình thường mới) tương ứng với
màu xanh; cấp 2: Nguy cơ trung
bình tương ứng với màu vàng; cấp
3: Nguy cơ cao tương ứng với màu
cam; cấp 4: Nguy cơ rất cao tương
ứng với màu đỏ.
Theo đó, các quyền của người
dân sẽ tập trung vào các nhóm hoạt
động bao gồm: Tổ chức hoạt động
tập trung trong nhà, ngoài trời, vận
tải hành khách công cộng đường bộ,
đường thủy nội địa, hàng hải đảm
bảo phòng chống dịch COVID-19,
lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội
Ngườidânmặcđồbảohộ,sátkhuẩnvàgiữkhoảngcáchkhimuahàngtạichợBếnThành,quận1,TP.HCM.Ảnh:HOÀNGGIANG
Xử nghiêm
người vi phạm
phòng chống
dịch COVID-19
Người dân phải tuân thủ 5K là yêu cầu bắt
buộc đối với tất cả vùng dịch thuộc các cấp độ
khác nhau trong tất cả hoạt động.
thể xử lý đối với các trường hợp ăn,
uống tại chỗ nhưng không đảm bảo
các tiêu chí an toàn như giữ khoảng
cách, tối đa hai khách/bàn…
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh
dịch vụ tại chỗ sẽ phải đảm các quy
tắc an toàn đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ và hành khách theo Quyết
định 3677 của UBND TP.HCM.
Thiết chế pháp luật để xử lý các
vi phạm là cần thiết và cần đảm bảo
nghiêmnhưng quan trọng hơn là vấn
đề truyền thông, với tâm thế “chung
sống với dịch” người dân không được
chủ quan, lơ là phòng dịch. Vì vậy,
mọi người dân cần được nhắc nhở
thường xuyên về khả năng tái bùng
dịch, để từ đó có ý thức tốt hơn về
phòng ngừa dịch bệnh.•
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế có điểm chưa phù hợp. Cụ thể là khoản 1 Điều
6 Nghị đinh 117/2020 quy định: “Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi
không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi
công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải
sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm”.
Việc xử phạt khi có hành vi vi phạmmà không chứa
đựng bất cứ yếu tố nguy cơ nào là chưa phù hợp. Nếu
không quy định yếu tố nguy cơ sẽ dễ dẫn đến việc bất
cứ hành vi nào theo liệt kê trên đều sẽ vi phạm. Khi
ấy, việc xử lý được áp dụng rất tùy nghi hoặc không
thể áp dụng vào thực tế hoặc khó thuyết phục người
bị chế tài.
Vì vậy, nên sửađổi quyđịnhnày là“Cảnhcáohoặcphạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi
không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi
công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải
sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm dẫn đến
khả năng làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm”.
TS
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP
, Trưởng bộ môn
dân sự, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM
Một quy định cần được sửa đổi
Thiết chế pháp luật để
xử lý vi phạm là cần thiết
và cần đảm bảo nghiêm
nhưng quan trọng hơn là
vấn đề truyền thông, với
tâm thế “chung sống với
dịch” người dân không
được chủ quan, lơ là
phòng dịch.
Cựu bác sĩ Phương thoát tội hiếp dâm nhưng vẫn bị kết án 2 tội khác
Ngày 10-11, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế xét xử phúc
thẩm vụ Lê Quang Huy Phương (sinh năm 1983, cựu bác
sĩ BV Trung ương Huế) bị tố hiếp dâm.
Sau quá trình xét xử, HĐXX đã hủy một phần án sơ
thẩm, đình chỉ xét xử về tội hiếp dâm đối với bị cáo
Phương do người đã yêu cầu khởi tố vụ án rút yêu cầu
khởi tố. Do hủy một phần bản án và đình chỉ xét xử vì lý
do này nên tòa án cấp sơ thẩm không có lỗi.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phương năm năm tù về tội
cố ý gây thương tích, sáu tháng cải tạo không giam giữ về
tội giữ người trái pháp luật; tổng hợp hình phạt chung là
năm năm hai tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tính
từ ngày tạm giam, 25-9-2019.
Trước đó, xử sơ thẩm ngày 26-3-2021, TAND TP Huế
đã phạt Phương năm năm tù về tội cố ý gây thương tích,
một năm sáu tháng tù về tội hiếp dâm, sáu tháng cải tạo
không giam giữ về tội bắt giữ người trái pháp luật; tổng
hợp hình phạt chung là sáu năm tám tháng tù.
Tại phiên phúc thẩm, bị hại là chị Th (sinh năm 1997,
điều dưỡng cùng công tác với Phương), luật sư bảo vệ cho
bị hại và tất cả nhân chứng đều vắng mặt. Bị hại đã rút
toàn bộ kháng cáo và có đơn xin xét xử vắng mặt.
Tại tòa, bị cáo Phương cho rằng bị hại là thuộc cấp của
bị cáo nhưng đã nói xấu bị cáo; trong vụ án này, bị hại là
người chủ động hoàn toàn.
Bị cáo Phương khai: Vào ngày 17-9-2019, bị cáo nhờ
chị Th đưa thuốc làm đẹp tới chung cư Đống Đa và hẹn
giao ở quán cà phê cạnh đó. Lúc này, bị cáo đang ở phòng
và chị Th đã tự lên phòng chứ không đợi ở quán cà phê.
“Cô ấy bước vào phòng thì cởi áo rồi nói tôi ngồi cạnh
nhưng tôi không đồng ý. Khi tôi đi lấy nước thì cô ấy cởi quần
và kêu cứu. Tầm 1 giờ thì Th chạy ra cửa kêu cứu nên tôi chạy
theo kéo cô ấy vào bảo mặc áo quần lại” - Phương khai.
Bị cáo Phương cũng nói rằng không biết bị hại bật ghi
âm. Bị cáo không đồng ý với nội dung dịch ra văn bản dài
32 trang từ ghi âm.
NGUYỄN DO
Tiêu điểm
Thủ tướng: Không vì đã tiêm vaccine mà lơ là
phòng chống dịch
Tối 7-11,VănphòngChínhphủgửi côngđiệnđến các địa phương, truyềnđạt
chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tăng cường phòng chống COVID-19;
các tỉnh, thành đẩy mạnh vận động người dân thực hiện nghiêm 5K, không
vì đã tiêm vaccine mà lơ là, chủ quan.
Tăng cường kiểm tra phòng chống dịch tại các địa điểm nguy cơ cao như
bệnh viện, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe...; các vi phạm liên quan sẽ
bị xử lý nghiêm.
Các tỉnh, thành thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về thích ứng
an toàn và các giải pháp phòng chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly
kịp thời, điều trị hiệu quả... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển
kinh tế - xã hội.
Các địa phương nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; chuẩn
bị sẵn sàng thành lập ngay trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát,
địa bàn dịch phức tạp; tổ chức tiêm chủng nhanh, kịp thời, hiệu quả ngay sau
khi được phân bổ vaccine.
(Theo
TTXVN
)
Ba ngày cải tạo không giam giữ
bằng một ngày tù
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, tòa
quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình
phạt. Đối với hình phạt chính, nếu các hình phạt đã tuyên
là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải
tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù
theo tỉ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển
đổi thànhmột ngày tùđể tổnghợp thànhhìnhphạt chung...
(Trích Điều 55 BLHS năm2015, sửa đổi, bổ sung năm2017)