8
Đô thị -
ThứBảy13-11-2021
Tôi đồng tình với đề xuất tách riêng
GPMB thành dự án riêng. Chúng ta
không thể đứng nhìn tình trạng chậm
triển khai dự án như thế trong nhiều
năm. Việc này liên quan đến công tác
bồi thường, GPMB.
ĐBQH
TRẦNVĂN KHẢI
(Hà Nam)
Tôi tha thiết đề nghị Quốc hội và
Chính phủ cho tách dự án GPMB, giao
cho chính quyền địa phương làm chủ
đầu tư đối với các dự án đi qua địa
phươngmình. Mục đích để đẩy nhanh
hơn nữa tiến độ, gắn với cơ chế phân
côngvàxácđịnh tráchnhiệmcủangười
đứngđầumột cách rõ ràng,minhbạch,
dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách
nhiệm. Thực tế cho thấy việc giải ngân
vốn đầu tư công chậmđược triển khai
có nhiều lý do, trong đó có một lý do
khách quan tồn tại kéo dài nhiều năm
là công tác GPMB.
ĐBQH
NGUYỄN TẠO
(Lâm Đồng)
Họ đã nói
Thí điểm ở các dự án nhóm B, C và PPP
Theo Luật Đầu tư công, dự án nhóm A mới được tách GPMB ngay trong
giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án nhóm B, C không được tách
ra ở giai đoạn này nên công tác GPMB chậm triển khai.
Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất áp dụng việc thí điểm đối với dự án đầu tư
công nhómB, C ngay ở bước phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Mục đích
tạo điều kiện để sẵn sàng mặt bằng sạch khi các thủ tục xây dựng hoàn
thành, tránh tạo “nút thắt cổ chai” trong thực hiện dự án.
Hạn chế của phương án trên là có thể phát sinh sai lệch trong việc GPMB,
gây tăng chi phí GPMB, ảnh hưởng đến các hộ dân đáng lẽ không thuộc
diện thu hồi đất để thực hiện dự án. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ
của các bộ, ngành để giảm thiểu sai lệch này.
Đối với các dự án PPP, Bộ KH&ĐT đề xuất tách riêng GPMB, tái định cư
ra khỏi dự án đầu tư ngay ở khâu phê duyệt chủ trương. Đồng thời, được
tăng giới hạn góp vốn của Nhà nước từ 50% lên 60% tổng mức đầu tư dự
án. Phương án này có ưu điểm là tăng khả năng thu hút nhà đầu tư trong
trường hợp chi phí GPMB cao. Tuy nhiên, vốn góp nhà nước lớn có thể
không đem lại hiệu quả về mặt tài chính.
VIẾT LONG- CHÂNLUẬN
N
ăm 2020, có 1.074 dự án
trong tổng số 1.867 dự án
được ghi nhận chậm tiến độ
do liên quan công tác giải phóng
mặt bằng (GPMB). Để hạn chế
tình trạng này, Chính phủ giao
cho Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp
với các bộ, ngành xây dựng đề án
thí điểm tách hỗ trợ, bồi thường
GPMB, tái định cư ra khỏi dự
án đầu tư.
Theo dự thảo, đề án đang lấy ý
kiến các thành viên Chính phủ, Bộ
KH&ĐT thừa nhận các dự án đầu
tư công giai đoạn 2016-2020, điểm
nghẽn lớn nhất là công tác GPMB.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng đội vốn của các dự án
xây dựng hiện nay.
Tách thu hồi đất không
phải là “cây đũa thần”
nhưng…
Dự thảo đề án cho rằng khuôn khổ
pháp lý cho việc thực hiện công tác
GPMB trong dự án đầu tư hiện nay
được quy định khá đầy đủ và toàn
diện. Từng loại dự án khác nhau sẽ
áp dụng các quy trình, thủ tục và chủ
thể thực hiện khác nhau.
Chẳng hạn, đối với dự án đầu tư
công, tùy vào nhóm dự án (A, B, C)
việc GPMB có thể được tách riêng
thành dự án độc lập, tiểu dự án hoặc
thực hiện sau khi dự án được cấp có
thẩmquyền quyết định đầu tư. Tương
tự, các dự án đầu tư theo hình thức
đối tác công - tư (PPP) cũng được
tách riêng dự án GPMB ở khâu triển
khai hợp đồng.
Tuy nhiên, dự thảo đề án cũng
xác định đây không phải là “cây đũa
thần” để giải bài toán chậm tiến độ,
đội vốn công trình. Điển hình như
dự án sân bay Long Thành (Đồng
Nai), ngay cả khi được Quốc hội
đồng ý tách công tác thu hồi đất và
xây dựng thành hai dự án riêng, thì
việc triển khai GPMB, tái định cư
của dự án này vẫn rất chậm.
“Điều này cho thấy dự án GPMB
được tách riêng với đầy đủ các cơ
chế, chính sách đặc thù và nguồn
vốn vẫn có thể gặp vướng mắc
trong chính bản thân việc thực hiện
công tác này. Đó là khó khăn trong
xác định nguồn gốc đất, người dân
cố tình thay đổi hiện trạng đất, đất
được truyền qua nhiều thế hệ…” - Bộ
KH&ĐT nhận định.
Dù vậy, đề án nhận định trong hoàn
Lý do cần tách giải
phóng mặt bằng
ra khỏi dự án đầu tư
Theo Bộ KH&ĐT, việc tách giải phóngmặt bằng ra khỏi dự án
đầu tư sẽ phân định rõ trách nhiệm từng cấp liên quan, giảmáp
lực về thời gian và tiến độ thực hiện dự án.
cảnh các dự án đầu tư công trung hạn
được phê duyệt, yêu cầu đẩy nhanh
tiến độ là rất cấp bách. Việc tách công
tác thu hồi đất ra khỏi dự án đầu tư
sẽ tạo cơ chế thí điểm phục vụ xây
dựng khung pháp lý nhằm đạt được
một số lợi ích.
Cụ thể, việc tách thu hồi đất ra khỏi
dự án đầu tư sẽ tạo điều kiện triển
khai công tác GPMB ngay sau khi
phê duyệt chủ trương đầu tư; phân
định rõ trách nhiệm của từng cấp liên
quan trong việc thực hiện GPMB;
giảm bớt áp lực về mặt thời gian và
tiến độ dự án cho chủ đầu tư…
Có người để
quy trách nhiệm
Liên quan đến vấn đề này, Thứ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc
Đông cũng cho biết nhiều dự án
giao thông đang chậm do công tác
GPMB. Vì vậy, Bộ GTVT đồng ý
việc tách công tác GPMB ra thành
dự án riêng. Khi xong mặt bằng mới
triển khai thi công xây lắp thì tiến độ
dự án sẽ đẩy nhanh và có hiệu quả.
“Chẳng hạn, dự án Cát Linh - Hà
Đông, việc thi công, lắp đặt ba năm
là xong nhưng khởi công khi chưa
có mặt bằng để khảo sát thiết kế nên
kéo dài thời gian…” - ông Đông
dẫn ví dụ.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng, hiện nay khó
khăn nhất của các dự án trung ương
là công tác GPMB. Nếu giao cho
địa phương thì địa phương mới chịu
trách nhiệm, nếu không giao thì địa
phương vẫn thực hiện nhưng trách
nhiệm lại nằm ở trung ương, tức là
của bộ quản lý ngành.
Với đề án này, phần GPMB sắp tới
sẽ giao cho các địa phương. Theo đó,
địa phương có thể dùng ngân sách
của trung ương đã cấp qua các bộ
để triển khai GPMB, hoặc có thể
dùng ngân sách địa phương để thực
hiện. Làm như vậy, địa phương sẽ
linh hoạt, chủ động và nhanh hơn.
“Chúng tôi cho rằng nếu tách
được và giao hẳn cho địa phương
với trách nhiệm đó thì sẽ phân định
rõ ràng trách nhiệm trung ương hay
địa phương đối với các dự án của
trung ương” - ông Dũng cho hay.
•
Dự ánNhổn - gaHàNội do TPHàNội làmchủ đầu tư bị nhà thầu yêu cầu bồi thường hơn 2.500 tỉ đồng do các vướngmắc
liên quan đến việc chậmbàn giaomặt bằng. Ảnh: PHI HÙNG
Địa phương có thể dùng
cả ngân sách của trung
ương đã cấp qua các bộ
để thực hiện GPMB, hoặc
có thể dùng cả ngân sách
địa phương để thực hiện.
TP.HCM: Gần 40.000 căn nhà hứa hẹn có sổ hồng trong 2 năm tới
Tại cuộc họp về đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận
cho người mua nhà ở các dự án trên địa bàn TP.HCM, ông
Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho
biết theo kế hoạch từ tháng 11 năm nay đến tháng 12-2023,
sở sẽ phối hợp với các sở, ngành và chủ đầu tư dự án giải
quyết cấp sổ hồng cho 37.421 căn nhà đủ điều kiện.
Được biết trong chín tháng đầu năm 2021, Sở TN&MT
TP.HCM đã giải quyết cấp sổ hồng cho 12.476 căn nhà.
Dự kiến ba tháng cuối năm nay, sở cấp thêm sổ hồng cho
6.500 căn nhà. Trong số này có 4.448 căn nhà đã phát hành
phiếu chuyển thuế và đang chờ người mua nhà thực hiện
đóng thuế; 2.052 căn dự kiến tiếp nhận, giải quyết trong ba
tháng cuối năm.
Trong thời gian hơn ba tháng thực hiện giãn cách xã hội
phòng chống dịch COVID-19 đã có 3.462 sổ hồng được cấp.
Tuy nhiên, Sở TN&MT cũng cho biết đây chỉ là con số
rất nhỏ trong tổng số hàng trăm dự án đang mòn mỏi chờ
cấp sổ hồng hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn
đến thị trường bất động sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích của người dân.
Đáng chú ý, bên cạnh mục tiêu cấp sổ hồng cho 37.421 căn
nhà đến cuối năm 2023, Sở TN&MT TP cũng sẽ phối hợp
với các sở, ngành liên quan tháo gỡ ách tắc cho những dự
án vi phạm xây dựng; dự án phải rà soát, xác định nộp nghĩa
vụ tài chính bổ sung do có thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch,
vướng mắc cấp giấy chứng nhận cho loại hình bất động sản
mới (shophouse, officetel). Chỉ khi nào những vấn đề kể trên
được tháo gỡ thì khâu cấp sổ hồng mới được tiến hành.
Theo dữ liệu cập nhật đến tháng 9-2020 của Hiệp hội Bất
động sản TP.HCM (HoREA), có hơn 30.400 căn nhà chưa
được cấp sổ hồng. Trong đó, số lượng nhà chậm được cấp
sổ hồng chiếm tỉ lệ lên đến hơn 72,6%.
THÙY LINH