262-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy13-11-2021
Căng thẳng giữa Belarus và Nga với
các láng giềng ngày càng báo động
Đoàn người di cư đổ về biên giới Belarus và các nước láng giềng Đông Âu đặt toàn bộ khu vực vào tình thế
rủi ro cao.
VĨ CƯỜNG
N
hiều tuần qua, tình
hình khu vực biên giới
Belarus và các nước
láng giềng Đông Âu rất căng
thẳng. Hàng ngàn người di cư
bất hợp pháp từ nhiều quốc
gia khác nhau (chủ yếu là
Trung Đông) tiếp tục đổ về
Belarus với hy vọng từ đây
tiến vào được lãnh thổ Liên
minh châu Âu (EU). Quan
chức Belarus cùng những
nước có liên quan đã họp
bàn từ cuối tháng 10 đến
nay nhưng vẫn chưa đưa ra
được giải pháp thực tế nào
cho vấn đề này.
Nguy cơ leo thang
thành xung đột
quân sự
Hôm 10-11, Thứ trưởng
Ngoại giao Ba Lan Pawel
Jablonski khẳng định cuộc
khủng hoảng di cư lần này
mang mức độ nghiêm trọng
nhất trong 30 năm qua và dự
đoán tình hình sẽ còn diễn
biến tiêu cực hơn trong những
ngày tới.
Theo tờ
El Pais
, trong các
nước đối mặt với dòng người
ở biên giới thì Ba Lan là nước
chịu ảnh hưởng nặng nhất. Số
liệu của lực lượng an ninh
biên giới Ba Lan cho biết
tính từ tháng 8 đến nay đã có
hơn 30.000 vụ vượt biên trái
phép vào nước này, với hơn
17.000 vụ diễn ra chỉ trong
tháng 10. Không có thông tin
về đụng độ bạo lực giữa an
ninh Ba Lan và người di cư,
song vẫn có một số trường
hợp tử vong - chủ yếu do
bị hạ thân nhiệt vì thời tiết
khắc nghiệt.
Hiện Lithuania và Ba Lan
đã tuyên bố tình trạng khẩn
cấp ở biên giới. Chính quyền
Lithuania cũng cho biết đã
kiến nghị Liên Hợp Quốc
thảo luận về việc lập “hành
lang nhân đạo” ở biên giới để
hỗ trợ đưa người di cư trở về
chính quốc của họ. Cao ủy
Liên Hợp Quốc về người tị
nạn (UNHCR) gần đây cũng
đã lên tiếng quan ngại về an
toàn, sức khỏe của các nhóm
yếu thế như phụ nữ, trẻ em,
người cao tuổi trong nhóm
người di cư và đang tích cực
liên hệ với phía Belarus và các
nước xung quanh để hỗ trợ.
Ngày 11-11, bộ trưởng quốc
phòng của các nước Ba Lan,
Lithuania, Estonia và Latvia
ra tuyên bố chung cảnh báo
rằng dòng người di cư đổ về
biên giới Belarus và những
nước này là mối đe dọa an
ninh nghiêm trọng đối với
toàn khối EU, theo hãng tin
Reuters
. Các bộ trưởng cũng
cảnh báo nếu sự việc không
được xử lý sớm sẽ có nguy
cơ xảy ra các vụ khiêu khích
bạo lực, leo thang dần thành
xung đột quân sự.
Theo lập trường của EU,
Belarus là bên phải chịu
trách nhiệm chính. EU cáo
buộc chính quyền Tổng thống
Alexander Lukashenko cố
tình “ngó lơ” để người di cư
bất hợp pháp tràn về biên giới
các thành viên EU, nhằm tạo
áp lực buộc khối phải gỡ bỏ
các lệnh trừng phạt Belarus
liên quan đến vấn đề quyền
con người.
Hiện EUđang tổ chức giám
sát các chuyến bay từ hàng
chục quốc gia đến Belarus,
do nghi ngờ chở theo người
di cư bất hợp pháp. Chính
phủ một số nước thành viên
EU cũng đã đình chỉ tạm thời
một thỏa thuận về tạo điều
kiện cấp thị thực cho quan
chức Belarus liên quan đến
vấn đề này.
Phản ứng rắn của
Belarus và Nga
Belarus ngay từ đầu phủ
nhậnmọi cáo buộcmình đứng
sau “đạo diễn” tình hình bất
ổn tại biên giới nước này với
các láng giềng Đông Âu. Ông
Lukashenko chẳng những
khẳngđịnhMinskkhôngmuốn
leo thang căng thẳng mà còn
cáo buộc ngược lại rằng việc
những nước như Ba Lan điều
quân hàng chục ngàn binh sĩ
Binh sĩ Ba Lan làmnhiệmvụ tại biên giới nước này với Belarus hôm9-11, trong bối cảnh người di cư
bất hợp pháp tập trung ngày càng đông. Ảnh: AFP
Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã
bước sang ngày làm việc cuối cùng hôm 12-11 (giờ địa
phương). Tuy nhiên, các nước tham gia vẫn chưa tìm được
tiếng nói chung về các bước cần triển khai để giải quyết
vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo hãng tin
Reuters
, sau gần hai tuần đàm phán tại
TP Glasgow (Anh), lãnh đạo gần 200 quốc gia có mặt tại
COP26 vẫn bất đồng về một loạt vấn đề, như các nước
phát triển cần bồi thường cho nước nghèo như thế nào về
những thiệt hại do các thảm họa thiên nhiên liên quan khí
hậu gây ra, cũng như các quốc gia cần phải cập nhật cam
kết về cắt giảm khí thải của mình ra sao.
Dù không kỳ vọng sẽ xuất hiện cam kết môi trường
mới vào ngày cuối cùng của COP26, song phái đoàn các
nước vẫn đang nỗ lực áp đặt các yêu cầu để có thể buộc
cộng đồng quốc tế cam kết nhiều hơn trong tương lai để
giữ mục tiêu không để nhiệt độ Trái đất tăng quá 1,5 độ C
trong tầm với.
Căn cứ nội dung dự thảo tuyên bố chung thứ hai
của hội nghị được công bố cùng ngày, các nước dự
kiến được khuyến nghị đẩy nhanh tiến trình loại bỏ
các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá “không
trang bị công nghệ thu giữ khí thải carbon”, ngừng các
khoản trợ cấp cho ngành khai thác và sử dụng nhiên
liệu hóa thạch.
Bên cạnh đó, một phần dự thảo cũng yêu cầu các quốc
gia mang đến các kế hoạch cắt giảm khí thải lớn hơn trong
hội nghị diễn ra vào năm 2022, tức là sớm hơn ba năm so
với yêu cầu được nêu trong Hiệp định khí hậu Paris năm
2015 về khoảng thời gian mà các nước phải đệ trình các
kế hoạch mới.
So với bản dự thảo đầu tiên công bố hôm 10-11, bản
dự thảo thứ hai có nhiều điểm sáng hơn trong việc chỉ rõ
tác động của nhiên liệu hóa thạch đối với nỗ lực chống
biến đổi khí hậu, nhưng vẫn chưa đưa ra được các cam kết
để đảm bảo các nước phát triển hỗ trợ tài chính cho các
chương trình môi trường của các nước đang phát triển.
PHẠM KỲ
Thấy gì trong ngày làm việc cuối cùng của COP26?
Trách nhiệm của EU tới đâu
trong cuộc khủng hoảng lần này?
Dù EU liên tục cho rằng Belarus là bên duy nhất đang
làmtrầmtrọng vụ khủnghoảngdi cư, song
ForeignPolicy
cho rằng khối này cũng phải chịumột phần trách nhiệm
vì chính sách tị nạn có vấn đề.
Cụ thể, điểm bất hợp lý ở chỗ nước thành viên EU mà
người tị nạn đặt chân đến đầu tiên thường là nước đầu
tiên chịu trách nhiệm xem xét đơn xin tị nạn. Điều này
khiếnmột bộ phận lớn người di cư phải ở lại những nước
mà họ không có ý định xin tị nạn ngay từ đầu.
Hệ thống này bị giới quan sát chỉ trích là cách các nước
giàu có ở Bắc Âu chuyển quy trình bảo vệ người tị nạn
phức tạp sang cho các nước EU nghèo hơn ở biên giới
(như ở Địa Trung Hải, Đông Âu) xử lý. Điều này cho phép
các nước EU giàu duy trì được vẻ ngoài tự do, công khai
nói về nhân quyền, trong khi đẩy những việc tiêu cực
như lập hàng rào biên giới hay đối phó với người di cư
cho các nước nghèo ở vòng ngoài EU.
Bên cạnh đó, ngay cả khi được phê duyệt hồ sơ tị nạn
thì cơ hội tái định cư ở EU vẫn rất thấp. Trong năm 2020,
khối này chỉ nhận vào khoảng 8.700 người theo diện tị
nạn. Ngay cả trước đại dịchCOVID-19 thì con số này cũng
chỉ tăng lên được 21.000 người.
400
triệuUSDđượcQuốchội BaLan
duyệt chi hồi tháng 10 để xây
một bức tường cao 2,5 m dọc
biên giới 418 km với Belarus,
trong nỗ lực ngăn chặn dòng
người vượt biên vào nước này.
Bức tường sẽ được trang bị hệ
thốngcảmbiếncóthểpháthiện
chuyển động trong phạm vi
cáchtường200m,theo
Reuters
.
Tiêu điểm
Ông Lukashenko
cảnh cáo sẽ ngắt
đường ống dẫn khí
từ Nga sang EU qua
ngả Belarus, nếu EU
phản ứng mạnh.
tới biên giới mà không báo
trước cho Belarus mới đang
làm mọi chuyện xấu đi.
Ông Lukashenko còn cảnh
cáo sẽ trả đũa bằng cách ngắt
đườngốngdẫnkhí từNga sang
EU qua ngả Belarus. Đây là
một phần đường ống hỗ trợ
cho dự án Nord Stream 2 của
Nga vốn đượcMoscowkhẳng
định sẽ giúp EU giảm thiểu
tình trạng thiếu hụt nhiên liệu
ở nhiều thành viên trong khối.
Theo tạp chí
ForeignPolicy
,
hiện tại Nga vẫn giữ mức
hiện diện tối thiểu trong vấn
đề khủng hoảng di cư này,
cụ thể là chỉ hỗ trợ Belarus
đấu tranh chống lại các cáo
buộc từ phương Tây. Trước
đó, Moscow có điều hai máy
bay némbom chiến lược sang
tuần tra trong không phận
Belarus để tỏ ý ủng hộ đồng
minh rồi rút về.
Tuy vậy, một diễn biến đáng
chú ý có liên quan tới Nga
diễn ra hôm 11-11 tại cuộc
họp kín của Hội đồng bảo
an Liên Hợp Quốc về tình
hình đoàn người di cư bất
hợp pháp.
Reuters
dẫn một
số nguồn tin giấu tên tiết lộ
phái đoàn Nga đã tranh cãi
kịch liệt với các phái đoàn
Mỹ, Anh cùng một loạt quốc
gia phương Tây khác tham
gia phiên họp, khi các phái
đoàn này nhắc lại luận điểm
rằng Belarus cố tình hỗ trợ
người di cư bất hợp pháp để
gây sức ép với EU.
Tuyên bố cuối buổi họp
cũng phản ánh không khí
căng thẳng nói trên. Trong
khi Mỹ và các đồng minh
khẳng định đoàn kết cùng
EU chống lại “cuộc tấn công
từ chính quyền Belarus” thì
phó đại diện thường trực Nga
tại Liên Hợp Quốc Dmitry
Polyanskiy cho rằng không
phải vấn đề nào Hội đồng
bảo an cũng phải can thiệp,
đơn cử như những gì ở biên
giới Belarus.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook