269-2021 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
N
gày 16-11, UBND TP.HCM
đã ra quyết định quy định tạm
thời các biện pháp “Thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19” trên địa
bàn TP.HCM.
Trong đó, quy định đối với hoạt
động của cơ quan, công sở, giao
thông, giáo dục thuộc địa bàn cấp
độ dịch 1, 2 sẽ được hoạt động, đối
với địa bàn cấp độ dịch 3, 4 sẽ hoạt
động hạn chế.
Mong sớm được
đến trường
Sau gần ba tháng phải học online,
việc sớm trở lại trường là niềm
mong mỏi của các học sinh (HS).
Đây là năm cuối cấp nên Nguyễn
Phương Trang, HS lớp 12 Trường
THPT Lương Thế Vinh, quận 1, lo
lắng nếu việc học online cứ kéo dài.
Dù đã rất cố gắng và tự giác trong
việc học nhưng Phương Trang thấy
hiệu quả của hình thức này không
thể bằng học trực tiếp.
“Hiện TP đã bước vào giai đoạn
sống chung với dịch, không chỉ
người dân, HS đều phải chống dịch
trên tinh thần chủ động. Chúng em
cũng sắp sửa được tiêmvaccinemũi
2, đây là một trong những điều kiện
quan trọng cho việc đi học lại. Chỉ
có đến trường, chúng emmới có thể
được truyền thụ kiến thức đầy đủ để
chuẩn bị cho những kỳ thi sắp tới”
- Phương Trang bộc bạch.
Đồng quan điểm, Lê Minh Duy,
HS lớp 9 Trường THPT chuyên
Trần Đại Nghĩa, bày tỏ: “Em là
HS cuối cấp, số lượng kiến thức
và nội dung cần tiếp thu nhiều gấp
đôi năm trước. Tuy nhiên, việc học
trực tuyến có nhiều hạn chế. Vì vậy,
em mong sớm được đến trường để
có thể tiếp thu kiến thức một cách
hiệu quả hơn”.
ThS Lê Trung Thu Hằng, giáo
viên Trường THPT Lương Thế
Vinh, quận 1, cho rằng việc tổ chức
cho HS đi học lại nên áp dụng cho
các HS khối 9, 12 trước để thăm dò
tình hình và kiểm soát an toàn ban
đầu. Vì việc học trực tuyến quá lâu
sẽ khó đảm bảo kiến thức cho HS
trước các kỳ thi quan trọng.
“Khi vừa đi học lại, giáo viên
không nên tạo áp lực cho các em
bằng bài kiểm tra trực tiếp ngay.
Vì đó là những áp lực vô hình sau
những ngày học online, các em đều
sợ. Thầy cô hãy nắm bắt tâm lý các
em bằng các kỹ năng sư phạm và
dành thời gian chia sẻ, động viên
các em” - cô Hằng nói.
Gấp rút sửa chữa, lên
phương án đón học sinh
Theo thống kê của Sở GD&ĐT
TP.HCM, có hơn 1.500 trường
học được trưng dụng để phòng
chống dịch. Đến thời điểm này, đa
số trường đều đã được trao trả để
chuẩn bị đón HS. Các trường đều
gấp rút vệ sinh, chỉnh trang phòng
học để tổ chức học trực tiếp khi
được cho phép.
Các phòng học củaTrườngTHCS
Thông Tây Hội, quận GòVấp được
trao trả ngày 27-10, khuôn viên
trường và bên ngoài các phòng
học cơ bản nguyên trạng nhưng
bên trong bị hư hỏng nhiều chỗ.
Ở nhiều phòng học, tường bẩn,
điện hư. Khu nhà vệ sinh xuống
cấp nhiều nhất.
Bà Lê Thị Tuyết Như, Hiệu
trưởng nhà trường, cho biết ngay
sau khi được bàn giao, trường thực
hiện vệ sinh, sát khuẩn, kiểm tra
từng phòng để đánh giá mức độ
hư hỏng và lên phương án tu bổ.
Đến hôm nay, việc sửa chữa vẫn
chưa hoàn tất.
“Nếu học tập trung, tôi nghĩ nên
để HS khối 9 đi học trước để nắm
tình hình. Đối với những lớp đông
thì chia đôi để đảm bảo giãn cách,
thời gian đầu không tổ chức các
hoạt động ngoài trời” - bà Như nói.
Tương tự, Trường THPT Phú
Nhuận, quận Phú Nhuận hết thời
gian trưng dụng làm bệnh viện dã
chiến từ ngày 2-11. UBND quận
cho đội ngũ xuống vệ sinh, xịt
khuẩn hai lần, kiểm tra các hạng
mục hư hỏng và khẩn trương sửa
chữa để đảm bảo an toàn khi HS
đi học trở lại.
ÔngTrầnCôngTuấn, Hiệu trưởng
nhà trường, cho hay 47 phòng học
đều được trưng dụng làm phòng
điều trị. Sở đã có chủ trương sơn
mới lại toàn bộ và trường đang tiến
hành. Dự kiến cuối tháng này, mọi
việc sẽ hoàn tất.
Trường THCSMinhĐức, quận 1 gấp rút sửa chữa để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường. Ảnh: LN
Dự kiến ngày 10-12, học sinh khối 9, 12
đến trường
Cuối tuần qua, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có buổi
làm việc với Sở GD&ĐT và các sở, ngành có liên quan về kế hoạch năm
học 2021-2022.
Chủ tịch TP yêu cầu Sở GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện, bổ sung kế
hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp. Kế hoạch này phải được triển khai
đến các sở, ngành có liên quan và Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại các
địa phương để có sự đồng bộ và thống nhất khi thực hiện.
Các trường phải có quy trình xử lý các tình huống xảy ra khi HS đi học
trở lại. Quy trình này địa phương phải nắm để có sự phối hợp đồng bộ,
đạt hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu nghiên cứu mở cửa thí điểm đối với
các trường mầm non. Đối với bậc học này, cần phải tìm hiểu kỹ về cơ sở
vật chất, các điều kiện an toàn và đặc biệt phải có sự đồng thuận của
phụ huynh. Khi mở cửa phải có quy định chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ
chức thận trọng và kiểm tra thường xuyên.
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19,
tính đến ngày 21-11, cả nước đã tiêm được gần 108 triệu
liều vaccine phòng COVID-19.
Có 58 tỉnh, thành có tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều
vaccine cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Năm
tỉnh, thành có tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine dưới
70% dân số từ 18 tuổi trở lên là Thanh Hóa (53,6%), Sơn
La (56,8%), Nghệ An (61,1%), Nam Định (64,4%) và
Quảng Bình (68,4%).
34 tỉnh, thành đã triển khai điều trị có kiểm soát thuốc
kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19.
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết số
tỉnh, thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus
Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu
chứng tại nhà hiện đã lên 34 (đầu tháng 11 là 22 tỉnh, thành).
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng
thuốc này cho điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại
nhà. Bộ Y tế vừa cấp phát cho TP.HCM thêm 5.000 liều
thuốc Molnupiravir để kịp thời điều trị cho bệnh nhân
COVID-19.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cũng
có văn bản gửi Cục Khoa học
công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế để
xin cấp thêm 100.000 liều thuốc
Molnupiravir.
Các kết quả báo cáo giữa kỳ của
chương trình thí điểm điều trị có
kiểm soát thuốc Molnupiravir cho
các trường hợp mắc COVID-19 thể
nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22 tỉnh,
thành cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt,
hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm
chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỉ lệ bệnh nhân
có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau năm ngày âm tính hoặc
dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%.
Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả xét
nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính
hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30
gần 100%; tỉ lệ chuyển nặng rất thấp,
từ 0,02% đến 0,06% và không có ca
nào dẫn đến tử vong.
TN
Đời sống xã hội -
ThứHai 22-11-2021
Trường học sẵn sàng đón học sinh
Hơn 1.500 trường học được trưng dụng trong công tác chống dịch đã được bàn giao. Hiện các trường
đang gấp rút vệ sinh, sửa chữa, lên kế hoạch đón học sinh trở lại khi được cho phép.
“Việc cho HS trở lại trường trong
tình hình hiện nay là hợp lý. Nếu đi
học trở lại, khối 12 sẽ đi học trước.
Nhà trường sẽ thực hiện chia lớp
để đảm bảo giãn cách. Bên cạnh
đó vẫn duy trì học trực tuyến cho
khối 12, 11 và 10. Nếu tình hình
ổn, khoảng một tuần sau sẽ triển
khai cho cả ba khối cùng học trực
tiếp” - ông Tuấn nói.
“Tôi mong rằng các em sẽ được
đến trường trước khi thi cuối kỳ.
Bởi việc kiểm tra online dù trường
có thực hiện nhiều giải pháp, HS
có tự giác vẫn khó có thể đánh giá
được sự chính xác và công bằngmột
cách tuyệt đối” - ôngTuấn nói thêm.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu
trưởng Trường THPTMarie Curie
cho biết: “Sau khi các em tiêmxong
mũi 2, trường sẽ thực hiện vệ sinh,
phun khử khuẩn một lần nữa. Theo
quan điểm của tôi, HS khối 12 sẽ
được ưu tiên đi học trước. Nhà
trường sẽ chia đôi lớp học, mở
nhiều cổng để đón các em. Chúng
tôi sẽ triển khai tất cả biện pháp
để đảm bảo an toàn cho các em”.•
Cảnước đã tiêmgần108 triệu liềuvaccine phòngCOVID-19
Việc kiểm tra online
dù trường có thực hiện
nhiều giải pháp, HS
có tự giác vẫn khó có
thể đánh giá một cách
tuyệt đối.
TP.HCMbắt đầu tiêmmũi 2vaccinephòng
COVID-19 cho trẻ12-17 tuổi từngày22-11.
Ảnh: NGUYỆTNHI
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook