269-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 22-11-2021
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
TUYẾNPHAN
T
AND Cấp cao tại Hà Nội mới
đây mở phiên xét xử theo thủ
tục giám đốc thẩm để xem xét
kháng nghị của VKSND Cấp cao
liên quan đến việc tha tù trước thời
hạn đối với Phan Sào Nam.
Phan Sào Nam là một trong
những người có vai trò cao nhất
trong đường dây cờ bạc trực tuyến
ngàn tỉ đồng có sự bảo kê của hai
cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh
và Nguyễn Văn Hóa.
Buộc chấp hành án trở lại
Theo quyết định giám đốc thẩm,
tòa chấp nhận toàn bộ kháng nghị
của VKS về việc TAND tỉnh Quảng
Ninh ra quyết định giảm thời gian
chấp hành án (CHA) đối với phạm
nhân Phan Sào Nam là không đủ điều
kiện và không có căn cứ pháp luật.
Do vậy, TANDCấp cao đã tuyên hủy
các quyết định giảm thời hạn CHA
phạt tù đối với Nam, buộc người
này phải chấp hành bản án trở lại.
Ngày 21-11, trao đổi với PV, luật
sư của Phan Sào Nam cho biết có
nghe thông tin về phiên giám đốc
thẩm của TAND Cấp cao tại Hà Nội,
tuy nhiên đến nay chưa nhận được
quyết định hay thông báo chính
thức nào từ phía tòa.
Trước đó, VKSND Cấp cao tại
Hà Nội ban hành quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm, đề nghị TAND
cùng cấp hủy các quyết định giảm
thời hạn CHA phạt tù của TAND
tỉnh Quảng Ninh đối với phạm nhân
Phan Sào Nam.
Hồi tháng 12-2018, Phan Sào
Nam bị TAND tỉnh Phú Thọ tuyên
phạt năm năm tù về hai tội tổ chức
đánh bạc và rửa tiền. Tháng 3-2019,
TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử
phúc thẩm, giữ nguyên bản án cấp
sơ thẩm đã tuyên.
Sau khi bản án có hiệu lực, Phan
Sào Nam thi hành án tại trại giam
Quảng Ninh. Tháng 4-2020, TAND
tỉnh Quảng Ninh chấp nhận đề nghị
của trại giamQuảng Ninh, giảm thời
hạn CHAphạt tù 19 tháng cho phạm
nhân này.
Đến tháng 2-2021, TAND tỉnh
Quảng Ninh tiếp tục chấp nhận đề
nghị của trại giamQuảng Ninh, giảm
hết thời hạn CHAphạt tù còn lại (ba
tháng bảy ngày) cho phạmnhân Phan
Sào Nam. Ngày 6-2-2021, Phan Sào
Nam ra trại.
Tháng 4-2021, phát hiện những
dấu hiệu vi phạm trong quá trình thi
hành án, Vụ 8 - VKSND Tối cao có
công văn đề nghị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm đối với hai quyết
định giảm thời hạn CHAphạt tù nêu
trên của TAND tỉnh Quảng Ninh.
Buộc PhanSàoNam
tiếp tục thi hànhán tù
TANDCấp cao tại Hà Nội quyết định hủy toàn bộ quyết định
giảmán đối với Phan Sào Nam, buộc người này phải chấp hành
19 tháng tù còn lại.
Với quyết định giámđốc thẩmcủa TANDCấp cao tại HàNội, sắp tới Phan SàoNam
phải tiếp tục ở tù. Ảnh: TUYẾNPHAN
Đưa vào diện Ban chỉ đạo theo dõi
Hôm 18-11, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực (BCĐ) họp để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một
số vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo.
Thông tin tại cuộc họp cho biết cơ quan chức năng đã kiểm tra, làm rõ các
sai phạm, tiêu cực, xử lý và yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với chín tập thể, 29
cá nhân có liên quan đến việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trước
thời hạn cho Phan Sào Nam.
Đáng chú ý, Thường trực BCĐ thống nhất đưa ba vụ việc tiêu cực của cán
bộ, đảng viên vào diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo. Một trong ba vụ là việc xử lý
cán bộ, đảng viên tiêu cực trong việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
đối với Phan Sào Nam.
Theo UBKT Trung
ương, vi phạm của BCSĐ
TAND tỉnh Quảng Ninh
và các cá nhân liên quan
là nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến uy tín của
tổ chức Đảng, của ngành
tòa án.
Kỳángiếtngười41năm:
Thờihiệu, tộiácvàhìnhphạt
Kỷ luật nhiều lãnh đạo tòa
Liên quan đến vụ việc này, tháng
9-2021, Ủy ban Kiểm tra (UBKT)
Trung ương kết luận Ban cán sự đảng
(BCSĐ), bí thư BCSĐ các nhiệm
kỳ 2015-2020 và 2020-2025, một
số ủy viên BCSĐ, lãnh đạo và cán
bộ TAND tỉnh Quảng Ninh đã vi
phạm các quy định của Đảng, pháp
luật nhà nước; vi phạm các quy chế
làm việc của Tỉnh ủy, BCSĐ TAND
tỉnh; vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông
lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xét,
quyết định giảm thời hạn CHAphạt
tù cho phạm nhân Phan Sào Nam khi
không đủ điều kiện.
Theo UBKTTrung ương, vi phạm
của BCSĐ TAND tỉnh Quảng Ninh
và các cá nhân nêu trên là nghiêm
trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh
hưởng xấu đến công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, chính sách
khoan hồng của Đảng, Nhà nước
và uy tín của tổ chức Đảng, của
ngành tòa án.
Do đó, UBKT Trung ương quyết
định thi hành kỷ luật cảnh cáo BCSĐ
TAND tỉnhQuảngNinh các nhiệmkỳ
2015-2020 và 2020-2025; cảnh cáo
các ông, bà: Hoàng Văn Tiền (Tỉnh
ủy viên, Bí thư BCSĐ, Bí thư Đảng
ủy, Chánh án TAND tỉnh), PhạmThị
Hương Giang (Ủy viên BCSĐ, Phó
Bí thưĐảng ủy, Phó Chánh ánTAND
tỉnh), Nguyễn Trí Chinh (Ủy viên
BCSĐ, Phó Chánh án TAND tỉnh),
Nguyễn Thúy Hằng (Bí thư chi bộ,
Chánh Tòa Dân sự) và Nguyễn Thị
Thu Hiền (Phó Trưởng Phòng kiểm
tra nghiệp vụ và thi hành án TAND
tỉnh Quảng Ninh).
Ngoài ra, UBKT Trung ương yêu
cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Công
an Trung ương, BCSĐ TAND Tối
cao, BCSĐ VKSND Tối cao, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Quảng
Ninh, Phú Thọ chỉ đạo xem xét, xử
lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm,
khuyết điểm liên quan đến việc xét,
quyết định giảm thời hạn CHAphạt
tù cho phạm nhân Phan Sào Nam,
báo cáo kết quả thực hiện về UBKT
Trung ương.•
Vụ án giết người (mà
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin trên
các số báo ra ngày 18, 19 và 20-11) xảy ra ngày 31-7-1980 tại
tỉnh Thuận Hải cũ (nay là tỉnh Bình Thuận). Thời điểm đó ở
miền Nam vẫn còn áp dụng quy định của Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành, cụ thể là Sắc
luật 03/SL ngày 15-3-1976.
Sắc luật 03/SL này không quy định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự (TNHS) đối với các tội phạm xảy ra sau ngày
30-4-1975. Điều đó cũng có nghĩa là thời hiệu truy cứu TNHS
lúc này là vô thời hạn, tức không tính thời hiệu truy cứu TNHS.
Khi vụ án xảy ra, các cơ quan chức năng lúc đó chưa có
quyết định khởi tố bị can và có thông báo tìm kiếm đối với
ông Lê Minh Sơn (tên khác là Trương Đình Chi - một người bị
tình nghi là hung thủ). Từ đó đến nay cũng không có lệnh truy
nã đối với ông Sơn. Do đó, về mặt pháp lý, cho đến thời điểm
hiện nay chưa có cơ sở kết luận ông Sơn là người thực hiện tội
phạm.
Hành vi phạm tội giết người và cướp tài sản xảy ra năm
1980 và từ đó đến nay đã trải qua BLHS năm 1985, BLHS năm
1999 và hiện nay là BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017).
Điều 45 BLHS năm 1985 quy định thời hiệu truy cứu TNHS
dài nhất là 15 năm; Điều 23 BLHS năm 1999 quy định thời
hiệu truy cứu TNHS dài nhất là 20 năm; Điều 27 BLHS hiện
hành quy định thời hiệu truy cứu TNHS dài nhất là 20 năm.
Do đó, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo thì chúng ta phải
lấy thời hiệu truy cứu TNHS là 15 năm theo quy định của
BLHS năm 1985, đây là quy định có lợi nhất cho người phạm
tội. Cần lưu ý, nếu người phạm tội phạm hai tội: Giết người và
cướp tài sản thì thời hiệu của cả hai tội này chạy song song với
nhau.
Pháp luật hình sự cũng quy định: “Nếu trong thời hạn nói
trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã
thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể
từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ”. Tuy nhiên, các cơ
quan chức năng do chưa có lệnh truy nã đối với ông Lê Minh
Sơn nên không thể áp dụng quy định này.
Như vậy, tính từ thời điểm vụ án xảy ra ngày 31-7-1980 thì
thời điểm hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với người phạm tội
trong vụ án này là 0 giờ ngày 1-8-1995. Do đó, đến thời điểm
hiện nay (năm 2021) thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với người
thực hiện hành vi phạm tội cũng đã hết, kể cả có phạm tội mới
như làm giả giấy tờ để trốn tránh (nếu có).
Trong vụ án này, nỗi đau mất người thân là không gì đo đếm
được. Một thầy thuốc Nam lương thiện vì bị tình nghi mà đã
ôm nỗi oan khuất đến cuối đời dù may mắn không bị kết án
oan. Còn người con trai của nạn nhân đã phải bỏ ra 41 năm để
bôn ba khắp nơi, đến nỗi không màng lập gia đình mà đơn độc
đi tìm hung thủ giết mẹ.
Với những mất mát ấy, người thực hiện hành vi phạm tội
chịu TNHS là lẽ công bằng, cũng là cách xoa dịu một phần
nỗi đau cho người mất lẫn người còn sống, đồng thời trả lại
sự trong sạch cho người bị hàm oan. Tuy nhiên, điều đáng tiếc
nhất là thời hiệu truy cứu TNHS đã hết.
Về mặt Nhà nước và pháp luật đã bỏ qua cho người có hành
vi phạm tội ở trường hợp trên. Nhưng ở mặt đạo đức, những
người trong cuộc có tha thứ cho người này hay không?
40 năm là thời gian rất dài đối với một con người: Người
con đi tìm hung thủ và người chạy trốn. Trong thời gian đó,
người phạm tội có thể đã có các thế hệ con cháu của mình.
Vấn đề gì sẽ xảy ra nếu một người đã là ông nội, ông ngoại
nhưng đã từng phạm tội ác tày trời? Hậu quả tinh thần sẽ ra
sao đối với con cháu của họ?
Kéo dài hơn 40 năm tìm kiếm và chạy trốn, mỗi người trong
cuộc đều phải tự hỏi mình sống để làm gì!
Cả cuộc đời hơn 40 năm chạy trốn có phải là hình phạt của
cuộc đời áp cho họ hay không? Và cho dù đến nay người phạm
tội không cần trốn chạy vì pháp luật đã không thể trừng phạt
họ nhưng liệu họ có chạy trốn được tòa án lương tâm của mình
và sự phán xét của xã hội và người thân?
Thôi thì đành coi đây như là hình phạt còn nặng nề hơn cả
những mức án của pháp luật mà người phạm tội phải ăn năn
với chính mình, với những nạn nhân và thân nhân của họ đến
suốt đời.
TS
PHAN ANH TUẤN
,
Trưởng bộ môn Luật hình sự,
Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook