269-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 22-11-2021
NGUYỄNCHÂU
N
gày 19-11 vừa qua, Công
ty TNHH MTV Môi
trường đô thị TP.HCM
(CITENCO) đã vinh dự đón
nhận huân chương Lao động
hạng Ba do Chủ tịch nước
trao tặng vì có những đóng
góp tích cực trong công
tác vệ sinh môi trường giai
đoạn 2015-2019. Tại buổi lễ,
CITENCO còn vinh dự nhận
cờ thi đua, bằng khen do chủ
tịchUBNDTP.HCM, Đảng ủy
Khối Doanh nghiệp TP.HCM
trao tặng vì đã có thành tích
hoạt động xuất sắc năm 2020.
Xử lý rác thải
bằng đốt phát điện
Lễ trao tặng huân chương
có sự tham dự của lãnh đạo
TP.HCM, các sở, ban, ngành,
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp
TP.HCMvà cán bộ, đảng viên,
nhân viên, người lao động của
công ty có thành tích hoạt động
xuất sắc năm 2020.
CITENCO là doanh nghiệp
công ích trực thuộc UBND
TP.HCM, hoạt động trong lĩnh
vực vệ sinh môi trường, với bề
dày hơn 45 năm kinh nghiệm.
Côngtylàđơnvịchủlựctrong
công tác thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải sinh hoạt và
chất thải y tế tại các bệnh viện
(BV), BV dã chiến, khu cách
ly, cách ly tập trung, BV điều
trị bệnh nhân mắc COVID-19
Nhiềudấu ấn của Công ty
ÔngNguyễn Toàn Thắng
(giữa)
, Giámđốc Sở TN&MT TP.HCM, thaymặt trao huân chương Lao động
hạng Ba cho lãnh đạo CITENCO. Ảnh: CT
Nhiều chính sách bảo vệ môi trường
tại TP.HCM
Về công tác bảo vệ môi trường, TP.HCM đang tiếp tục triển
khai chính sách hỗ trợ chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập
thành hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. TP
triển khai chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; bổ sung vốn cho quỹ bảo
vệ môi trường để hỗ trợ thực hiện nội dung này.
Đồng thời, TP sẽ triển khai có hiệu quả, đồng bộ việc tổ chức
thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy
định hiện hành. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân
thành hai nhóm gồm: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng,
tái chế và nhóm chất thải còn lại.
TP.HCMcũng phấn đấu để đảmbảo các công trình, trang thiết
bị, phương tiện thùng rác công cộng, điểm tập kết, quét dọn,
thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường
theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ tiếp tục chuyển đổi công nghệ xử lý chất
thải rắn để đảmbảo tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ
đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt ít nhất 80%, hướng
tới năm 2030 đạt 100%.
CITENCO cũng
là đơn vị xây dựng
quy trình tiếp nhận,
hỏa táng người
không may tử vong
do COVID-19, các
phương án hỏa táng.
Môi trườngđô thị TP.HCM
Với những thành tích xuất sắc, Công ty TNHHMTVMôi trường đô thị TP.HCM
đã vinh dự đón nhận huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.
trên địa bàn TP.HCM.
Ngoài ra, công ty đã chủ
động thammưu, xây dựng quy
trình phối hợp với các công ty
TNHHMTVDịch vụ công ích
các quận, huyện tổ chức thực
hiện công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải y tế
phát sinh do dịch COVID-19
đối với các trường hợp F0, F1
cách ly tại nhà, chất thải phát
sinh tại các điểm tiêm ngừa
vaccine.
Công ty cũng là đơn vị xây
dựng quy trình tiếp nhận, hỏa
táng người khôngmay tử vong
do COVID-19, các phương án
hỏa táng.
Hiện CITENCO đang đẩy
nhanh tiến độ xây lắp kết cấu
hạ tầng bãi chôn lấp (phần còn
lại), triển khai dự án chuyển
đổi công nghệ xử lý rác sinh
hoạt từ chôn lấp hợp vệ sinh
sang đốt phát điện công suất
1.000 tấn/ngày tại bãi chôn
lấp số 3, Khu liên hiệp xử lý
chất thải Phước Hiệp (huyện
Củ Chi).
Hướng phát triển
tương lai
Sắp tới, CITENCO sẽ hoàn
thiện và đưa vào hoạt động
nghĩa trang Đa Phước giai
đoạn 2 tại huyện Bình Chánh.
Cạnh đó, công ty đang thực
hiện di dời Nhà máy xử lý
chất thải nguy hại từ Đông
Thạnh về Phước Hiệp kết hợp
chuyển đổi công nghệ tại Khu
liên hiệp xử lý chất thải Phước
Hiệp (huyện Củ Chi).
CITENCO còn tăng cường
đầu tư máy móc và thiết bị
phục vụ hoạt động thu gom,
xử lý chất thải, vệ sinh môi
trường, phát triển dự án: Nhà
máy xử lý và tái chế chất thải
từ chương trình phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Huỳnh Minh
Nhựt, Giám đốc CITENCO,
cho biết trong thời gian dịch
COVID-19 diễn ra phức tạp
ở TP.HCM, ngoài làm tốt việc
thu gom rác thải sinh hoạt,
công ty đã thực hiện thu gom
rác thải y tế ở những khu cách
ly, BV dã chiến…
Những loại rác thải y tế này
được công ty xử lý đúng quy
trình và đảm bảo chất lượng
vệ sinh môi trường. Cạnh đó,
trong thời điểm dịch, dù nhân
lực bị thiếu nhưng công ty vẫn
thực hiện tốt việc quét, thu
gom rác tại một số quận trên
địa bàn TP.
Trong thời gian tới, công
ty sẽ triển khai các dự án xử
lý, tái chế chất thải nhằm tận
dụng nguồn tài nguyên từ chất
thải, triển khai dự án chuyển
đổi công nghệ xử lý rác sinh
hoạt từ chôn lấp hợp vệ sinh
sang đốt rác phát điện…•
UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các dự án trọng
điểm cần bố trí vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-
2025, trong đó có ba dự án hạ tầng có ý nghĩa quan trọng
không chỉ với TP.HCM mà còn phục vụ người dân vùng
Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Theo đó, UBND TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ
trợ 17.234 tỉ đồng để thực hiện ba dự án: Đường cao tốc
TP.HCM - Mộc Bài, rạch Xuyên Tâm và cải tạo kênh Hy
Vọng.
Cụ thể, dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài với
tổng mức đầu tư dự kiến là 15.900 tỉ đồng (chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng là 7.433 tỉ đồng, thuộc địa bàn
TP.HCM là 5.901 tỉ đồng). Từ đó, TP đề nghị ngân sách
trung ương hỗ trợ TP 5.901 tỉ đồng cho công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng.
Mục tiêu dự án này là để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận
chuyển hàng hóa, giảm tải cho quốc lộ 22. Đây là tuyến
giao thông cao tốc xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế,
khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng
không quốc tế của vùng và khu vực kinh tế ASEAN…
Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng
rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông
Vàm Thuật) với tổng mức đầu tư dự kiến là 9.353 tỉ đồng
(chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 4.860 tỉ đồng).
UBND TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ TP 9.353 tỉ
đồng để đầu tư cho dự án.
Mục tiêu dự án là cải tạo thoát nước, môi trường rạch
Xuyên Tâm kết hợp xây dựng đường giao thông mới dọc
theo hai bên rạch, chỉnh trang đô thị, cải thiện tình hình
giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ dọc tuyến, thu gom
nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung của TP.
Dự án cải tạo kênh Hy Vọng với tổng mức đầu tư dự kiến
là 1.980 tỉ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng
là 1.596 tỉ đồng), TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ
1.980 tỉ đồng.
Dự án sẽ khơi thông dòng chảy tuyến kênh Hy Vọng,
giải quyết tiêu thoát nước mưa, giảm ngập úng cho (lưu
vực A41) khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
và một phần lưu vực khoảng 51,3 ha khu vực lân cận (khu
công nghiệp, công trình công cộng, dân cư).
Ngoài ra, dự án tập trung xây dựng hai tuyến đường dọc
kênh bảo đảm giao thông thuận lợi, góp phần cải thiện môi
trường, phòng chống ô nhiễm từ rác, nước thải; nâng cấp
các hạng mục liên quan để chỉnh trang đô thị, ngăn ngừa
rác thải, nước thải từ các hộ dân, khu công nghiệp đổ trực
tiếp xuống kênh.
Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết ba dự án nêu trên đều có
mục tiêu giải quyết các điểm nghẽn, có động lực tạo bước
đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng
đô thị của TP.
Các công trình này có tính lan tỏa, góp phần hoàn thiện
các trục giao thông kết nối liên vùng và khu vực; có tính
chất cấp thiết trong quá trình hình thành và phát triển kết
cấu hạ tầng, giải quyết các điểm nghẽn về ùn tắc giao
thông, giảm ngập nước, chỉnh trang đô thị, cải thiện môi
trường; giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, phòng
chống dịch bệnh và tạo động lực đột phá phát triển kinh tế -
xã hội.
KIÊN CƯỜNG
TP.HCMđề nghị trungươnghỗ trợ vốn cho3dựán lớn
Dòng nước dọc tuyến rạch Xuyên Tâmđi qua quận Bình Thạnh
và quậnGò Vấp đang bị ô nhiễm. Ảnh: BPL
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook