269-2021 - page 9

9
Sáng 21-11, UBNDhuyện Bình Chánh tổ chức hội thảo “Tiềm
năng phát triển đô thị và định hướng lập quy hoạch xây dựng
vùng huyện Bình Chánh đến năm 2040”.
Tại đây, ông Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh,
cho biết: “Huyện có những mặt thuận lợi về vị trí địa lý, là cửa
ngõ phía tây nam, là đầu mối giao thông nối liền TP.HCM với
các tỉnh ĐBSCL.
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, quá trình đô thị hóa trên
địa bàn diễn ra nhanh, dân số tăng cơ học luôn ở mức cao, trung
bình 30.000 người/năm. Dự báo lĩnh vực quản lý đất đai, xây
dựng, trật tự đô thị, môi trường, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn và còn diễn biến phức tạp. Mô
hình chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính huyện,
xã không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc
độ đô thị hóa của huyện. Do đó, trong thời gian tới, việc lập đề
án chuyển huyện Bình Chánh thành quận giai đoạn 2021- 2030
là một trong những chương trình đột phá đổi mới của huyện.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho rằng: Về mặt quy mô thì
huyện Bình Chánh tương đương với TP Thủ Đức. Tuy nhiên,
trong báo cáo của huyện về tình hình kinh tế chưa đồng bộ số
liệu. Chẳng hạn không có số liệu về đóng góp kinh tế của huyện
Bình Chánh cho TP.HCM, hay số lượng người lao động của
huyện chiếm bao nhiêu phần trăm trong lực lượng lao động
“Mượn tiền” 4dự án trả nợ cho
cao tốc Bến Lức - LongThành
Để tránh nhà thầuNhật Bản khởi kiện, VEC đề xuất phương án dùng nguồn thu phí của bốn cao tốc
trả nợ cho dự án Bến Lức - LongThành.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thành vào cuối năm2023. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Từ giữa năm 2020
đến nay, các nhà
thầu Nhật Bản yêu
cầu VEC thanh toán
khối lượng hoàn
thành và chi phí
phát sinh của cao
tốc Bến Lức - Long
Thành khoảng
33 triệu USD.
Ba phân đoạn đầu tư cao tốc
Bến Lức - Long Thành
Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được
chia làmba phân đoạn: Đoạn 1 (phía tây) dài 21,1 km, gồmnăm
gói thầu: A1, A2-1, A2-2, A3 và A4, sử dụng vốn vay của Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB).
Đoạn 2 (giữa) dài 10,7 km, chủ yếu là các cầu lớn vượt sông,
có độ phức tạp rất cao về kỹ thuật, gồm ba gói thầu: J1, J2 và
J3, sử dụng vốn vay ODA của JICA.
Đoạn 3 (phía đông) dài 25,3 km, gồm ba gói thầu: A5, A6 và
A7, sử dụng vốn vay ADB.
VIẾT LONG
y ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp
(DN) vừa có văn bản
đồng ý với đề xuất của Tổng
công tyĐầu tưphát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC) về
việc tạm thời dùng nguồn
tiền của DN để trả nợ cho
nhà thầu dự án cao tốc Bến
Lức - Long Thành.
VEC chịu trách nhiệm
về sử dụng tiền
nhàn rỗi
Tạicôngvănnày,ôngNguyễn
Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại DN,
cho rằng: Việc VEC đề xuất
tạm sử dụng khoản tiền 492
tỉ đồng từ nguồn thu phí bốn
tuyến cao tốc doVEC làm chủ
đầu tư (chưa đến hạn trả nợ các
khoản vay) để thanh toán cho
các nhà thầuNhật Bản tại dự án
đường cao tốc Bến Lức - Long
Thành là cần thiết và phù hợp.
Bốn dự án này gồm các tuyến
cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình,
Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng -
Quảng Ngãi, TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây.
Phương án trên của VEC
cũng đáp ứng được việc sử
dụng nguồn vốn hiệu quả,
không phát sinh khiếu kiện,
tránh tăng tổng mức đầu tư
của dự án, gây thiệt hại cho
VEC và nguồn vốn ngân sách
nhà nước. Đặc biệt, việc trả
nợ này sẽ không ảnh hưởng
đến uy tín của Chính phủ Việt
Nam đối với nhà tài trợ.
Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại DN cũng yêu cầu Hội
đồng thành viên VEC tiếp thu
ý kiến của Bộ GTVT, Bộ Tài
chính và kiểm soát viên VEC,
nghiên cứu thực hiện ban hành
Quy chế quản lý tài chính của
VEC. Quy chế này dựa trên
nguyên tắc DN tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật;
quyết định việc tạm sử dụng
khoản tiền nhàn rỗi của VEC
để thanh toán cho các nhà thầu
Nhật Bản đối với khối lượng
đã nghiệm thu.
ỦybanQuản lývốnnhànước
tại DN cũng đề nghị các đơn
vị liên quan giám sát VEC rà
soát, đánh giá phương án tài
chính để đảm bảo khả năng
trả nợ, trong đó có các khoản
nợ vay lại vốn vay ODA và
vay ưu đãi nước ngoài của
Chính phủ.
Thoát cảnh bị
khởi kiện
Từ giữa năm 2020 đến nay,
các nhà thầu Nhật Bản yêu cầu
VEC thanh toán khối lượng
hoàn thành và chi phí phát
sinh của cao tốc Bến Lức -
Long Thành. Theo đó, tính
đến tháng 4-2021, khoản tiền
VECphải thanh toán là khoảng
33 triệu USD. Tuy nhiên, do
những vướng mắc về cơ chế
vốn vay nước ngoài nên VEC
không có tiền để thanh toán
cho nhà thầu.
Ba gói thầu xây lắp của dự
án này sử dụng vốn vay của
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) và vướng mắc lớn
nhất tập trung vào gói thầu J3.
Đây là gói thầu xây lắp có giá
trị rất lớn với số vốn 3.558 tỉ
đồng, do liên danh Sumitomo
Mitsui (Nhật Bản) - Công ty
cổ phần Tập đoàn CIENCO
4 (Việt Nam) thi công. Hạng
mục chính của gói thầu là cầu
dây văng Phước Khánh.
Theo kế hoạch, gói thầu J3
có thời gian thực hiện là 42
tháng, bắt đầu từ ngày 4-2-
2016. Đến tháng 9-2019, nhà
thầu dừng thi công do không
được thanh toán tiền. Đồng
thời, nhà thầu có thư yêu cầu
chấm dứt hợp đồng và dự kiến
khởi kiện VEC ra Trung tâm
Trọng tài quốc tế (SIAC).
Lo ngại sự việc trên làm
kéo dài thời gian hoàn thành,
VEC kiến nghị Bộ GTVT, Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại
DN sử dụng nguồn thu phí, các
khoản tiền nhàn rỗi để thanh
toán ngay cho các nhà thầu
Nhật Bản. Đây là phương án
trước mắt trong lúc chờ Bộ
Chính trị thông qua chủ trương
chuyển đổi vốn vay để cho
vay lại, bảo lãnh chính phủ
cấp phát ngân sách nhà nước
đối với các dự án đang vướng
mắc của VEC.
Trong văn bản gửi đi ngày
7-10, Bộ GTVT đánh giá việc
các gói thầu nêu trên không tiếp
tục thực hiện sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến thời điểm hoàn thành
của dự án (Thủ tướng gia hạn
đến cuối năm2023). Đồng thời
tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến
quyết tâmhoàn thành dự án của
các nhà thầu khác… Do đó,
VEC kiến nghị Ủy ban Quản
lý vốn nhà nước tại DN xem
xét đề xuất của đơn vị.
Còn Bộ Tài chính cho rằng
nếu Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tạiDNchấp thuậnphương
án của VEC phải yêu cầu DN
này rà soát phương án tài chính.
VEC phải đảm bảo khi trả nợ
cho nhà thầu, đơn vị này vẫn
hoàn thành các khoản nợ khác
đang vay.
Về vấn đề này, đại diện
VEC khẳng định việc tạm sử
dụng nguồn tiền trên không
ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ ngắn hạn của VEC.•
BìnhChánhmuốn lênquận cần tháogỡnhiềubất cập
Việc lập đề án chuyển huyện Bình Chánh thành quận giai đoạn
2021-2030 làmột trong những chương trình đột phá đổi mới của
huyện. Ảnh: NGUYỆTNHI
của TP, năng suất lao động ra sao. Bởi nếu không có con số cụ
thể về năng suất lao động thì không biết huyện sẽ chọn ngành
nghề gì và vì sao lại chọn ngành nghề đó.
Theo ông Nhân, trong cơ cấu kinh tế, tính đến sáu tháng đầu
năm 2020, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 79,9%;
ngành thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng 17,6%; ngành nông
nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng 2,5% cho giá trị kinh tế của huyện. Với
một địa phương nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 3% thì rõ ràng
nông nghiệp không phải lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện.
“Như vậy, bản chất cơ cấu kinh tế của huyện đã dịch chuyển.
Vậy thì một trong những vấn đề mâu thuẫn lớn nhất của huyện
Bình Chánh là quỹ đất nông nghiệp chiếm tới 67% nhưng đóng
góp kinh tế chưa tới 3%. Đây là nguồn tài nguyên cực kỳ lớn
nhưng lại vô cùng lãng phí do đem lại giá trị kinh tế ở mức quá
thấp” - ông Nhân nhấn mạnh.
Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM,
cho rằng: Để đưa huyện Bình Chánh lên quận hay TP thì hiện
nay cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất vẫn còn rất nhiều
vấn đề phải thực hiện.
Theo quy hoạch, huyện Bình Chánh đến năm 2025 có khoảng
858.000 dân thì cần phải tính toán xem có bao nhiêu trường
học, bệnh viện, bao nhiêu kilomet đường giao thông, các công
trình công cộng…
“Để đạt được những mục tiêu trong quy hoạch phát triển thì
các cơ quan, ban, ngành liên quan phải “đấu tranh” làm sao để
không còn đất an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Bởi hiện
nay huyện đâu còn đất trồng lúa đâu nhưng vẫn còn mấy trăm
hecta đất nông nghiệp. Nếu vẫn giữ là đất nông nghiệp thì lại
quay trở về câu chuyện quy hoạch treo” - ông Quân nói.
Ông Trần Văn Nam cho biết: “Đồ án quy hoạch chung xây
dựng huyện Bình Chánh định hướng đến năm2020 được nghiên
cứu và phê duyệt từ năm 2012. Do đó, các nội dung quy hoạch
được phê duyệt đã quá thời hạn áp dụng. Do đó, định hướng
lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Chánh đến năm 2040
trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết”.
THÙY LINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook